Sàn Upcom và sàn OTC khác nhau ở điểm gì? Tiêu chí so sánh

Giữa sàn Upcom và sàn OTC luôn bị đặt lên bàn cân so sánh khi các nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch ở đây. Đều là các sàn giao dịch chứng khoán, nhưng giữa hai thị trường, sàn như vậy vẫn có sự khác nhau. Vậy tiêu chí so sánh khi chọn giữa sàn Upcom và sàn OTC là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1.Thông tin cơ bản về sàn Upcom và sàn OTC

Đây đều là hai sàn giao dịch chứng khoán khá uy tín ở nước ta hiện nay. Khối lượng giao dịch lớn trong một ngày. Nhà đầu tư và các công ty phát hành hoàn toàn có thể yên tâm khi giao dịch ở đây. Tuy nhiên, hai sàn này thường bị so sánh giá với nhau, ngoài ra cũng có các chính sách và chế độ khác cũng được đem ra để cân nhắc. 

1.1 Thông tin về sàn Upcom

Năm 2008, sàn Upcom (viết tắt của cụm từ Unlisted Public Company Market) chính thực được thành lập, tạo thành một sân chơi cho những công ty cổ phần chưa đủ điều kiện để niêm yết trên hai sàn là HNX và HOSE. Sự ra đời của Upcom đã mở ra một cơ hội mới, mang đến nhiều cơ hội hơn cho cả những người đầu tư và người huy động vốn. 

Hiện nay, sàn Upcom đang cho phép tiến hành giao dịch các loại tài sản là cổ phiếu, trái phiếu theo hai hình thức khớp lệnh là thỏa thuận và liên tục. 

Về cơ bản, mức độ minh bạch của sàn Upcom chưa thể so sánh bằng sàn HNX và HOSE nhưng so với các sàn giao dịch chứng khoán khác tại Việt Nam thì đây vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy. Lựa chọn các sàn giao dịch chứng khoán tin cậy sẽ giúp cho nhà đầu tư hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra cũng như bảo vệ được mình và tài sản trong các trường hợp xảy ra tranh chấp.  Thêm vào đó, giá ở những sàn như vậy thường sẽ “mềm”, niêm yết dễ dàng hơn. 

sàn Upcom và sàn OTC
Sàn Upcom

1.2 Sàn OTC

Sàn OTC hay còn gọi là sàn giao dịch OTC. Đây là một loại sàn riêng biệt, hoạt động theo hình thức phi tập trung. Nó có nhiều sự khác biệt so với sàn giao dịch chứng khoán tập trung thông thường. Ví dụ, khi tham gia giao dịch trên sàn OTC, mức giá của một mã cổ phiếu nào đó sẽ do chính người mua và người bán tự thỏa thuận và trao đổi với nhau để có được mức giá hợp lý nhất cho cả hai bên. 

Lúc này, các sàn phi tập trung như sàn OTC chỉ đóng vai trò là nơi diễn ra cuộc trao đổi và ăn %, giống như việc nhà đầu tư thuê bên thứ ba đứng ra tổ chức các cuộc gặp gỡ, mang đến sự yên tâm cho cả hai. 

Còn các sàn chính thống hoạt động theo hình thức tập trung như sàn HNX hay Upcom thì không được như vậy. Có những thời điểm giá của mã cổ phiếu là mức giá cố định chứ không được tự động thay đổi. 

Trước đây, các sàn giao dịch phi tập trung như OTC không được đánh giá cao và chỉ được coi là một sàn thứ cấp. Xong, sau một thời gian phát triển, nhận thấy được tầm quan trọng và ưu điểm mà nó mang lại, thị trường OTC nói chung và sàn giao dịch OTC nói riêng đã trở thành thị trường cao cấp. Nhận được nhiều tín nhiệm của nhà đầu tư hơn.

Về tính minh bạch, thị trường OTC hiện nay vẫn đang nằm trong sự quản lý và kiểm soát của Chính phí, áp dụng theo mọi luật Chứng khoán của Việt Nam. 

sàn Upcom và sàn OTC
Sàn OTC

2.Sự khác biệt giữa sàn Upcom và sàn OTC

Sàn Upcom và sàn OTC có thể nói chính là đại diện cho hai thị trường chứng khoán khác nhau tại Việt Nam. Chúng có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm. Và ưu điểm của sàn này lại là nhược điểm của sàn kia. Nhà đầu tư, khi có ý định tìm mua hay thực hiện các giao dịch chứng khoán thường sẽ đem hai sàn này lên cân nhắc và so sánh. Từ đó, tìm ra sàn phù hợp nhất với nhu cầu và chiến lược của mình. 

Để so sánh và tìm ra sự khác biệt, cần xét trên các tiêu chí sau:

2.1 Việc thực hiện giao dịch chứng khoán

Lợi thế của các sàn OTC là nhà đầu tư, người bán và người mua được tự thỏa thuận giá với nhau để tìm ra mức giá hợp lý nhất. Sàn không đứng ra nhận mức giá cố định. Chính vì thế, nếu muốn đạt được mức giá theo mong muốn của mình, nhà đầu tư buộc phải tự mình tìm người mua, người bán đang có nhu cầu và chấp nhận được mức giá đó. 

Họ có thể chủ động tìm kiếm trên các diễn đàn, hội nhóm, bạn bè, những người có cùng nhu cầu. Việc này đôi khi sẽ gây ra nhiều hạn chế nếu như không có mối quan hệ rộng và không tìm được đến nhau. 

Ngược lại, trên sàn tập trung như Upcom, nhà đầu tư chỉ cần đặt lệnh mua hoặc bán theo mức giá đã được niêm yết. Nếu có người cùng nhu cầu và chấp nhận được mức giá này thì sẽ khớp lệnh. Không cần phải tự tìm đối tác cho mình. Tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn cho cả hai bên. 

sàn Upcom và sàn OTC
Tiêu chí so sánh giữa sàn Upcom và sàn OTC

2.2 Đánh giá về việc niêm yết cổ phiếu và định giá chứng khoán

Trong các sàn OTC, sẽ không có mức giá nào là cố định và được niêm yết công khai. Nó chỉ là sự thỏa thuận riêng giữa người mua và người bán. Đúng với tiêu chí “thuận mua vừa bán”. Người A có thể bán cho người B với mức giá cao, nhưng cùng với mã cổ phiếu đó lại bán cho người C với mức giá thấp. Điều này gây ra tình trạng không đánh giá đúng được giá trị thật của cổ phiếu. Giá có thể biến động ngay trong ngày, lớn nhỏ rất khó kiểm soát. 

Với sàn Upcom, giá luôn được niêm yết trên bảng tin, công khai và minh bạch. Ai cần mua thì đặt lệnh mua, ai cần bán thì đặt lệnh bán, khớp nhau về số lượng và yêu cầu thì giao dịch được tiến hành. Nhanh và tiện lợi hơn. Nhờ vậy mà giá cũng không bị biến động, luôn có sự kiểm soát và điều chỉnh kịp thời.

2.3 Có hay không khả năng gặp rủi ro

Rủi ro ở đây không phải là việc mua bán khi giá lên xuống mà là rủi ro giữa người mua và người bán. 

Các sàn như Upcom sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của sàn, chính xác là của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Không cần biết người mua, người bán bên kia là ai. Điều duy nhất họ biết là nếu muốn giao dịch được thì phải thông qua sàn. Và sàn chứng khoán có nhiệm vụ lưu trữ mọi thông tin và kiểm soát chúng. Chính vì vậy, chuyện người mua đã nhận được cổ phiếu nhưng không trả tiền là không bao giờ có. 

Nhưng khả năng này lại có nguy cơ xảy ra với các sàn OTC. Họ không chịu sự quản lý của sàn hay cơ quan chức năng nào. Việc mua bán là hoàn toàn tự nguyện giữa cả hai bên. Từ số lượng, giá, cho đến hình thức thanh toán. Tất cả đều do mình tự thỏa thuận với nhau. Do đó, nếu có gặp phải sự cố thì thường mất rất nhiều thời gian để có sự can thiệp của cơ quan chức năng. 

2.4 Hiểu đúng về lợi nhuận nhận được

Nhiều người tin rằng việc mua cổ phiếu, chứng khoán trên các sàn OTC – sàn phi tập trung sẽ giúp họ mua được rẻ hơn, bán được giá cao hơn, từ đó nâng cao được lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ đúng trong điều kiện bạn đã hiểu và nắm được các thông tin tham khảo về loại cổ phiếu mà mình muốn mua hoặc bán. Trường hợp ngược lại, nếu không có thông tin gì, thì việc bị mua phải giá cao sau khi bị đối phương định giá sai cũng rất nhiều. Hiểu nôm na nó giống như việc nói thách mà người mua không biết mặc cả thì mua với giá cao là điều hiển nhiên. 

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin cũng như tiêu chí để so sánh giữa sàn Upcom và sàn OTC. Hi vọng, bài viết đã cung cấp được các thông tin mà khách hàng mong muốn. Đừng quên bổ sung kiến thức cho mình là điều luôn luôn cần thiết. 

Google search engine