Để giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng Trung ương thường sử dụng các gói cứu trợ như Quantitative Easing để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được Quantitative Easing là gì, các đặc điểm, lợi ích và cách mà Quantitative Easing hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Quantitative Easing là gì?
Quantitative Easing (Nới lỏng định lượng – QE) là một chiến lược về chính sách tiền tệ được Cục dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương sử dụng để kích thích hoạt động kinh tế tăng trưởng và lạm phát bằng cách mua trái phiếu chính phủ hoặc cổ phiếu.
Theo đó, ngân hàng Trung ương sử dụng Quantitative easing sẽ tiến hành in thêm tiền và mua các tài sản tài chính một quy mô lớn nhằm giảm lãi suất dài hạn và tăng lượng tiền trong nền kinh tế, kích thích vay nhiều hơn đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Sử dụng chính sách Quantitative Easing sẽ giúp khuyến khích người dân vay tiền, chi tiêu nhiều hơn và tạo công ăn, việc làm, làm giảm thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao.
Khi Cục dự trữ Liên bang FED sử dụng chính sách tỷ giá tiêu chuẩn thì chính sách này sẽ điều chỉnh mục tiêu cho tỷ lệ quỹ Liên bang, nhằm tác động vào lãi suất ngắn hạn. FED đã sử dụng chính sách này trong nhiều năm để giữ sự lưu thông tín dụng và giúp cho nền kinh tế đi đúng hướng.
Nhưng khi lãi suất giảm xuống 0% thì sẽ không thể điều chỉnh giảm thêm, vì vậy FED đã sử dụng chiến lược QE và mua chứng khoán để giữa cho nền kinh tế không bị đóng băng.
Đây được xem là chiến lược cuối cùng dùng để kích thích nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên nếu làm dụng sử dụng nhiều sẽ làm cho lượng tiền trong nền kinh tế tăng cao gây ra lạm phát và đồng tiền có nguy cơ mất giá trị.
2. Quantitative Easing hoạt động như thế nào?
Như đã nói ở mục trên, Quantitative Easing sẽ được hoạt động bằng cách mua nhiều tài sản tài chính với quy mô lớn để lãi suất giảm, tăng lượng tiền trong nền kinh tế và mọi người có thể vay tiền một cách dễ dàng hơn.
Dưới đây là những hoạt động của Quantitative Easing diễn ra như sau:
- Ngân hàng trung ương khi sử dụng chính sách Quantitative Easing làm cho tiền mới đi vào nền kinh tế, làm tăng lượng tiền có trong nền kinh tế, làm cho các tổ chức tài chính có nhiều tiền hơn, kích thích người vay, khiến chi tiêu nhiều hơn.
- Tăng tính thanh khoản trong hệ thống tài chính giúp làm giảm các rủi ro về khủng hoảng tài chính, làm cho việc vay tiền trở nên nhanh chóng hơn. Đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động một cách bình thường.
- Cục dự trữ Liên bang mua tài sản tài chính làm cho lãi suất tiếp tục giảm. Lãi suất thấp làm cho việc vay tiền trở nên nhiều hơn, kích thích tiêu dùng và doanh nghiệp vay vốn mua các thiết bị giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
- Có niềm tin vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng Quantitative Easing đã trấn an được thị trường trong thời kỳ suy thoái và nền kinh tế sẽ được mở rộng hơn. Từ đó kích thích các doanh nghiệp vay tiền phát triển kinh tế, đầu tư vào thị trường chứng khoán nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn để giúp nền kinh tế tăng trưởng.
- Giúp các nhà đầu tư phân bổ tài sản của họ một cách hợp lý nhất. Các nhà đầu tư có thể đầu tư chứng khoán làm cho thị trường chứng khoán và các ngành khác có thể tăng mạnh hơn do chính sách Quantitative Easing.
3. Ưu điểm và nhược điểm của việc nới lỏng định lượng
Việc sử dụng chính sách Quantitative Easing nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và nếu được quản lý tốt nó sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại, nhưng nếu sử dụng không đúng thời điểm hoặc lạm dụng thì nó sẽ gây ra rất nhiều bất lợi cho nền kinh tế quốc gia. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của Quantitative Easing.
3.1 Ưu điểm
- Kích thích cho vay: việc ngân hàng trung ương bơm tiền vào nền kinh tế giúp doanh nghiệp có nhiều tài sản hơn, từ đó kích thích ngân hàng và doanh nghiệp chi cho các khoản cho vay.
- Kích thích vay: từ việc kích thích cho vay, người tiêu dùng và các doanh nghiệp đang cần vốn sẽ có nhu cầu vay tăng cao nhờ lãi suất giảm.
- Thúc đẩy việc chi tiêu: khi vay được tiền thì sẽ kích thích người tiêu dùng chi tiêu mạnh hơn và doanh nghiệp có thể sử dụng để mua những máy móc, thiết bị, tạo ra các dòng tiền mới giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
- Tạo việc làm, giảm thất nghiệp: doanh nghiệp vay thêm tiền để mua thiết bị mới, mở thêm quy mô hoạt động kích thích tăng trưởng và thuê thêm nhân công để làm việc là điều cần thiết. Qua đó, tạo cơ hội làm việc cho người lao động và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia.
3.2 Nhược điểm
Khi sử dụng chính sách nới lỏng định lượng không phải lúc nào nó cũng có hiệu quả vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và khả năng gây rủi ro nếu không vận hành tốt là điều rất lớn, làm cho nền kinh tế bị kéo đi xuống, sau đây là một số nhược điểm của Quantitative Easing.
- Tình trạng lạm phát tăng cao và bong bóng kinh tế: việc cục dự trữ liên bang và ngân hàng trung ương tăng cung tiền trong nền kinh tế sẽ tạo ra lạm phát.
Khi cung hàng hóa không tăng do sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong nền kinh tế, mà cầu lại không giảm dẫn tới giá cả hàng hóa tăng cao. Điều này có thể làm cho tình trạng lạm phát tăng lên rất cao.
- Tỷ lệ nợ gia tăng: các doanh nghiệp và các cá nhân được hưởng lợi từ việc đi vay, một khi khoản vay tăng quá mức và khả năng trả nợ không có, điều này làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
- Cho vay không bắt buộc: khi sử dụng chính sách Quantitative Easing, các ngân hàng thương mại chào mời các gói vay mới khi nhận được dòng tiền từ ngân hàng trung ương. Nhưng việc làm này là không bắt buộc đối với họ.
- Ảnh hưởng đến các công cụ đầu tư khác: sau khi chính sách Quantitative Easing được áp dụng thì thị trường trái phiếu thường có xu hướng biến động tiêu cực và thay đổi đột ngột làm mất sự ổn định.
4. Các quốc gia đã áp dụng chính sách nới lỏng định lượng
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cả ngân hàng trung ương Anh và Mỹ đã áp dụng chính sách Quantitative Easing để kích thích sự phát triển và tăng trưởng trở lại của nền kinh tế.
Ngân hàng Trung ương Mỹ đã mua hơn 3,7 nghìn tỷ USD trái phiếu từ giữa năm 2008 và năm 2015, từ năm 2009 đến năm 2012 tạo ra 375 tỷ Bảng Anh (khoảng 550 tỷ USD) tiền mới.
Ngân hàng Trung ương Anh đã mua 10 tỷ bảng trái phiếu doanh nghiệp và 60 tỷ trái phiếu chính phủ Anh vào T8/2016.
Tháng 1 năm 2015, khu vực dùng đồng Euro cũng đã bắt đầu chiến lược nới lỏng định lượng.
5. Lời kết
Với những thông tin trong bài viết trên bạn đã biết được Quantitative Easing là gì. Những ưu điểm và lợi ích đối với nền kinh tế như thế nào. Thực tế thì chiến lược Quantitative Easing một mặt nó có lợi giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại khi gặp khủng hoảng thì nó cũng chứa những rủi ro làm cho đồng tiền mất giá và xảy ra tình trạng lạm phát, bong bóng kinh tế. Dù vậy, nhưng chính sách này vẫn là giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế vào thời điểm bất ổn.
Tổng hợp: toptradingforex.com