Các định chế tài chính và thị trường tài chính là những khái niệm hàn lâm nhất trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Đây là hai yếu tố không thể thiếu trong hệ thống tài chính. Nó có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, một mặt hỗ trợ yếu tố còn lại, một mặt thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính. Trong bài viết này, cùng toptradingforex.com làm rõ khái niệm định chế tài chính, thị trường tài chính và mối quan hệ giữa hai thành phần này.
1. Tổng quan về hệ thống tài chính
Trước khi làm rõ về mối quan hệ giữa thị trường tài chính và các định chế tài chính. Cùng chúng tôi làm rõ các khái niệm liên quan sau:
1.1 Hệ thống tài chính là gì?
Hệ thống tài chính là mạng lưới bao gồm những định chế tài chính (trung gian tài chính) và thị trường tài chính. Tại đây, người mua và người bán có thể thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính như: vay vốn, cho vay vốn hoặc thực hiện chuyển tiền, v.v.
Hệ thống tài chính là một khái niệm rất rộng. Nó bao hàm nhiều khái niệm “con” khác nhau. Nói đơn giản hơn, hệ thống này gồm nhiều yếu tố như:
- Thị trường tài chính
- Tài chính công
- Tài chính từ các doanh nghiệp
- Tài chính hộ gia đình hay cá nhân
- Tài chính từ quốc tế
- Tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội
- Các định chế tài chính, v.v.
Trong đó, thị trường tài chính và các tài chính trung gian hay định chế tài chính (công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng, ngân hàng hay quỹ đầu tư, v.v.) là hai trong những yếu tố quan trọng, có vai trò tiên quyết đến toàn bộ hệ thống tài chính.
1.2 Định chế tài chính là gì?
Định chế tài chính hay còn gọi là Financial Institution được hiểu là những tổ chức như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng, v.v. Những cơ quan, tổ chức này có hoạt động chủ yếu là giao dịch vốn (từ người có vốn nhàn rỗi sang người có nhu cầu vay vốn). Đặc biệt, các định chế tài chính phải chịu sự quản lý, quy định của các cơ quan pháp luật có thẩm quyền.
Định chế tài chính có hai hình thức điều tiết vốn. Một là, lưu chuyển vốn gián tiếp thông qua các quy định, định chế tài chính. Hai là, người có vốn đầu tư chuyển vốn trực tiếp cho những người có nhu cầu thông qua chứng khoán, giấy tờ văn bản có giá, v.v. Hình thức thứ 2 này đang tồn tại phổ biến hiện nay, nó tồn tại dưới dạng thị trường chứng khoán.
1.3 Thị trường tài chính là gì?
Khái niệm thị trường tài chính là gì? Đó chính là một “địa điểm” tổ chức các hoạt động giao dịch tiền tệ, tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối (forex), phái sinh hay những sản phẩm tài chính tương tự khác. Hình thức hoạt động của thị trường tài chính ngày một đa dạng, không đơn thuần chỉ là giao thức mua đi, bán lại mà có thể là khớp lệnh (lệnh mua và lệnh bán đồng thời được khớp).
2. Đặc điểm của các định chế tài chính và thị trường tài chính
Để có góc nhìn tổng quan hơn về mối quan hệ mật thiết giữa định chế tài chính và thị trường tài chính, cùng toptradingforex.com nắm rõ những đặc điểm then chốt cơ bản sau đây:
2.1 Thị trường tài chính
Thị trường tài chính bao gồm những loại hình cơ bản như: thị trường ngoại hối (forex), thị trường tiền tệ, thị trường OTC, thị trường phái sinh, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Nói bao quát hơn thì thị trường tài chính bao gồm tất tần tật các hoạt động liên quan đến chứng khoán (không giới hạn). Và đặc biệt, những hoạt động giao dịch tiền tệ này không quy định về hình thức giao dịch. Nghĩa là bao gồm loạt sản phẩm (tài sản hay chứng khoán) được niêm yết tại sàn giao dịch hoặc trao đổi mua bán tại quần (mô hình OTC).
Vai trò của thị trường tài chính trong hệ thống tài chính không đơn thuần chỉ là giúp tài sản và chứng khoán được mua đi, bán lại giữa các bên có nhu cầu mà còn giúp cho xã hội tư bản vận hành một cách trơn tru hơn.
Thất nghiệp, suy thoái kinh tế, gián đoạn các hoạt động tài chính là hậu quả không ai mong muốn khi thị trường tài chính trục trặc, thất bại.
2.2 Định chế tài chính
Khác với thị trường tài chính thì định chế tài chính là mô hình bao gồm các hoạt động cơ bản như: cho vay, nhận tiền gửi tiết kiệm, thuê mua tài chính, quản lý và phát hành những giao thức thanh toán khác nhau, đổi tiền, quản trị các danh mục đầu tư của khách hàng có nhu cầu, hoạt động bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, v.v. Có thể thấy, định chế tài chính bao gồm các hoạt động liên quan đến bảo hiểm, đầu tư, ngân hàng, tín dụng, v.v. Và các hoạt động này được vận hành dựa trên những quy định, quy chế chặt chẽ của pháp luật, văn bản thi hành cụ thể.
Định chế tài chính đóng vai trò quan trọng, cụ thể:
- Cắt giảm tối đa chi phí giao dịch cho các bên tham gia như: phí giao dịch, phí quy mô, phí hiểu biết, phí giao dịch, v.v.
- Hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư tài chính
- Hình thành nên cơ chế thanh toán một cách hiện đại, linh động và hiệu quả nhất
Dựa trên những đặc điểm cơ bản trên, người ta chia định chế tài chính thành hai loại cơ bản nhất: Đó là định chế trung gian và định chế bán trung gian. Bạn có thể hiểu như sau:
- Định chế trung gian là những nhà đầu tư ở giữa nguồn cung và nguồn cầu như: tổ chức tiếp nhận tiền gửi, tổ chức trung gian đầu tư hay tổ chức tiết kiệm theo các văn bản, hợp đồng, v.v. Các định chế trung gian này có vai trò kết nối giữa những bên có nhu cầu, giúp họ dễ dàng tìm thấy nhau và thực hiện các giao dịch theo mong muốn.
- Định chế bán trung gian được hiểu là nhà môi giới đầu tư. Nếu hình thức định chế trung gian có khả năng tạo ra tài sản tài chính thì định chế bán trung gian lại không. Họ chỉ có vai trò kết nối giữa người có vốn và người cần vốn. Mô hình này được áp dụng phổ biến tại ngân hàng đầu tư hay các sàn giao dịch chứng khoán.
3. Mối quan hệ giữa thị trường tài chính và các định chế tài chính
Thị trường tài chính và định chế tài chính là hai yếu tố then chốt, không thể thiếu trong hệ thống tài chính. Nhiệm vụ chính của hai yếu tố này là điều hòa lượng cung và cầu về tài chính của người cần vốn và người có vốn. Qua đó, nó tạo ra hoạt động đầu tư nhịp nhàng, cân đối và tiết kiệm. Người muốn lưu trữ và tiết kiệm hóa tài sản có thể chuyển chúng thành tiền mặt và thu về một khoản thu nhập thường xuyên.
Định chế tài chính và thị trường tài chính hoạt động song song, tương hỗ và thúc đẩy sự phát triển của nhau. Trong khi thị trường tài chính là “sân chơi” dành cho các hoạt động giao dịch sản phẩm tài chính (tài sản, chứng khoán) thì định chế tài chính là tổ chức trung gian hỗ trợ việc giao dịch này diễn ra có nề nếp quy củ, vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.
4. Lời kết
Cùng hoạt động trong hệ thống tài chính, thị trường tài chính và định chế tài chính là những khái niệm cần được nhà đầu tư tìm hiểu và quan tâm. Hệ thống tài chính rất đa dạng, đồng nghĩa với đó là thị trường tài chính và các định chế tài chính cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Một mặt đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống tài chính, mặt khác giúp nền kinh tế vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.