PLM là gì? Vai trò của quản lý vòng đời sản phẩm với công ty

Như các bạn đã biết thì PLM dịch ra tiếng Việt nghĩa là quản lý vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên bạn có biết tại sao chúng ta lại cần phải có vị trí này trong công ty hay không? Và vai trò của PLM là gì? Mới các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

1. PLM là gì?

PLM (Quản lý vòng đời sản phẩm) là hoạt động theo sát mọi khía cạnh của 1 sản phẩm từ khi nó còn nằm trên dự án đến toàn bộ chu kỳ sống (PLC), cuối cùng là giai đoạn loại bỏ sản phẩm khi đã trở nên lỗi thời với thị trường hoặc thay các thành phần cấu thành khác.

PLM là gì? Vai trò của quản lý vòng đời sản phẩm với công ty
PLM là gì?

Quá trình PLM đòi hỏi một tầm nhìn bao quát từ đa chiều của một tổ chức khi triển khai để có thể đảm bảo hết toàn bộ đầu việc liên quan như quản lý về mặt con người, sản xuất, phần mềm, dữ liệu, quảng bá tiếp thị và chịu trách nhiệm về bản kế hoạch tổng thể cho sản phẩm.

2. Ý nghĩa của PLM

Khi có ý định triển khai 1 sản phẩm mới ra thị trường, bước đầu các tổ chức cần tìm hiểu thị trường để rút ra được những dữ liệu quan trọng rồi tập hợp sắp xếp chúng lại cho hợp lý. Sau đó sẽ tới các bước như phác thảo sơ bộ bản thiết kế, những khái niệm, bản hướng dẫn quy trình sản xuất để cung cấp cho bên nhà máy, kể cả trường hợp nếu công ty cần có một kho lưu trữ thông tin cho riêng mình (server). Qua đó mới thấy người làm PLM đóng một vai trò rất quan trọng trong công ty. Nhờ có PLM mà việc quản lý sản phẩm từ những bước đầu tiên cho đến sản phẩm hoàn thành vòng đời của mình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Hoạt động PLM là một quá trình tự động trong mô hình kinh doanh mà các công ty dùng để thu thập dữ liệu và cả thông tin về con người,các quy trình liên quan đến phát triển một sản phẩm theo vòng đời cố định.

Nhờ có PLM mà giai đoạn lên kế hoạch cho sản phẩm được đẩy nhanh hơn, kế hoạch sản xuất hoàn thiện hơn, từ đó trực tiếp thúc đẩy tiến độ của nhà sản xuất và cả hiệu quả làm việc để có thiên liên tục phát triển mang lại lợi nhuận tốt hơn cho công ty của mình.

PLM được những người làm việc trong team NPD và NPI sử dụng như một công cụ để tiếp cận với chiến lược kinh doanh nhằm mục đi trao đổi với nhau, đồng thời để tận dụng nguồn lực xám trong việc phát triển sản phẩm từ A tới Z.

Trong lịch sử lúc mới ra đời của PLM, chỉ có 2 ngành công nghiệp áp dụng PLM là ngành sản xuất xe hơi và ngành hàng không. Dần dần về sau, với toàn bộ những ưu điểm của mình thì PLM đã được ứng dụng rộng rãi sang các lĩnh vực khác như ngành hàng đóng gói (FMCG), ngành thời gian, ngành dược phẩm, ngành điện tử và còn rất nhiều ngành khác.

PLM là gì? Vai trò của quản lý vòng đời sản phẩm với công ty
Ý nghĩa của PLM

Nhờ các tiến bộ vượt bậc về công nghệ mà giờ đây PLM đã ngày càng hoàn thiện và phát triển khi kế hợp với các công cụ như CAD (Thiết kế trên máy tính), CAE (Kỹ thuật trên máy tính), PDM (Quản lý dữ liệu sản phẩm).

Nhờ có PLM mà các doanh nghiệp sản xuất có thể tối ưu lợi nhuận hoặc giảm giá thanh thông qua việc tiết kiệm chi phí sản xuất và phát triển sản phẩm cũng như đẩy nhanh tiến độ marketing cho sản phẩm mới. Quá trình tiếp thị này gọi từ chuyên ngành là New Product Introduction (NPI). Sở dĩ PLM là quan trọng vì dù cho sản phẩm mới bất kì được phát triển gia tăng hay từ việc phái sinh sản phẩm cũ, làm ra sản phẩm đột phá hoàn toàn mới hay phát triển tiếp các phiên bản tiếp theo của sản phẩm cũ thì đều cần một quy trình quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) thật cụ thể.

3. Thông tin khác về PLM

3.1. Ba yếu tố cấu thành lên 1 PLM tiêu chuẩn:

– IT: Bộ phận công nghệ thông tin bao gồm toàn bộ các platform và system cần thiết và thống nhất, trong đó các dữ liệu và nền tảng này chứ thiết kế, chuẩn QA/QC và các công cụ.

– Quy trình: Bộ phận này PLM sẽ bao gồm toàn bộ nhân sự, kỹ năng cần thiết và các tổ chức có liên quan.

– Phương pháp: Ở phần này lại chứa những thủ tục cần thiết, quy tắc cần tuân thủ và các lần thử nghiệm.

3.2. Nền tảng digital kết hợp với PLM nhằm mục đích:

– Tăng cường sự liên kết và phối hợp trong suốt vòng đời một doanh nghiệp bất kì một cách tối đa.

– Đảm bảo tính thống nhất của thông tin về hệ thống quản lý sản phẩm. Từ đó mỗi khi có phát sinh bất kỳ nhu cầu thông tin nào thì thông tin sẽ được truyền tải đến đúng người đúng vị trí, một cách nhanh chóng và đúng ngữ cảnh.

PLM có giá trị phát huy hồ sơ sản phẩm, giá trị nhà sản xuất một cách tối đa và lâu dài.

– Thông qua những loại chứng từ mang tính trùng lặp nhiều lần, hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm PLM sẽ góp phần tự động hóa trong các hoạt động và thúc đẩy doanh thu tăng cao hơn.

3.3. Lợi ích của áp dụng quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và sản xuất

PLM là gì? Vai trò của quản lý vòng đời sản phẩm với công ty
Lợi ích của PLM

Áp dụng PLM vào trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đẩy nhanh hơn tiến độ trong việc tiếp cận thị trường thông qua các lợi ích:

– Cập nhật những thông tin thay đổi về sản phẩm của doanh nghiệp trên cơ sở thời gian thực (realtime) nhanh chóng tức thời.

PLM giúp cho toàn bộ nhân sự trong công ty nhanh chóng nắm được thông tin về sản phẩm, qua đó mà marketing cũng sẽ tốt hơn.

PLM giúp kết nối được các hệ thống được công ty ứng dụng lại với nhau để dễ dàng theo dõi và quản lý.

PLM sẽ ghi lại tình hình tồn kho nguyên liệu, cập nhật nhật ký mỗi ngày của các bộ phận trong công ty.

PLM theo dõi sát sao từng khâu trong quy trình sản xuất đến từng công đoạn nhỏ nhất.

PLM quản lý một cách khoa học hơn các chức năng của sản phẩm để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm thỏa mãn kỳ vọng.

PLM hỗ trợ lập được một danh sách cụ thể các đặc tính của sản phẩm cả về vật lý và hóa học.

PLM giám sát được lịch sử các phiên bản, từng giai đoạn phát triển sản phẩm.

PLM lưu lại được toàn bộ khái niệm và cả lịch sử sản phẩm theo từng mốc thời gian trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

PLM sẽ lưu lại từng sự thay đổi dù là nhỏ nhất trong nhu cầu thị trường, quy định của công ty, quá trình nâng cấp hoàn thiện sản phẩm và cả các loại chi phí phát sinh nếu có liên quan đến người tiêu dùng.

3.4. Ngành nào thường ứng dụng PLM vào lĩnh vực của mình

Ngoài được ứng dụng nhiều nhất cho các hoạt động sản xuất mang tính lắp ráp, PLM còn được sử dụng trong các ngành chế biến thực phẩm, điều chế dược phẩm và cả nhóm ngành pha trộn hóa chất.

Đặc thù của các nhóm ngành này là đòi hỏi sự quản lý vô cùng chặt chẽ và cực kỳ nghiêm ngặt. Đòi từ sự giám sát toàn thời gian từ công thức, các tiêu chuẩn QA/QC, tài liệu về quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn, kiểm soát lưu trữ từng phiên bản hoặc những lần thử nghiệm trong phòng lab, từ các chỉ tiêu bảo để sức khỏe đến bảo vệ môi trường, và còn rất nhiều quy định khác mà công ty cần được tuân thủ.

Ngoài ra PLM còn được áp dụng nhiều trong các ngành như ngân hàng, bảo hiểm hoặc dịch vụ nghiệp vụ tài chính, dù như cầu hiện nay đối với PLM là chưa cao.

4. Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu quản lý vòng đời sản phẩm PLM là gì cũng như các vai trò vô cùng cần thiết của PLM đối với doanh nghiệp. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này và cũng đừng quên theo dõi tiếp theo các bài viết khác có cùng chuyên mục trên trang của chúng tôi nhé!

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine