Lợi tức là gì? Lợi nhuận và lợi tức có giống nhau không?

Lợi tức là một dạng lợi nhuận được nhắc đến trong các hình thức khai thác tài sản như cho vay hoặc tham gia những hình thức đầu tư như gửi tiết kiệm hay chứng khoán. Dưới những phương diện khác nhau lợi nhuận sẽ có một cách gọi đặc trưng riêng. Nội dung hôm nay sẽ đi sâu vào tìm hiểu và phân tích những vấn đề xoay quanh lợi tức.

1. Lợi tức là gì?

Dưới góc độ nhà đầu tư lợi tức là phần lãi có được khi thực hiện gửi tiền vào ngân hàng dưới dạng tiết kiệm, đầu tư vào thị trường chứng khoán mang lại lợi nhuận hoặc từ quá trình mua bán hàng hóa, kinh doanh. Dựa vào hình thức mà lợi tức sẽ có những cách gọi khác nhau.

lợi tức
Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh

Xem thêm:

Tiền lãi trong các trường hợp đầu tư cũng chính là lợi tức sau khi trải qua quá trình bỏ ra một số vốn nào đó để đóng góp vào một dự án. Trải qua một thời gian khiến giá trị của các tài sản đã mua tăng lên và tạo ra phần lợi nhuận.

Về phía những người đi vay vốn, chủ thể huy động vốn, phần lãi là các khoản phải trả trong quá trình đi vay để được sử dụng nguồn tiền trong một khoảng thời gian. Trong tình huống này có thể xảy ra trường hợp người cho vay không thu hồi được vốn vì người vay không có khả năng thanh toán.

Trong từng lĩnh vực cụ thể lợi nhuận sẽ có các cách gọi khác nhau:

Cổ tức chính là lợi tức khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Lãi suất là cách gọi của cổ tức khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để sinh lãi.

Lợi nhuận là lợi tức khi thực hiện quá trình kinh doanh, buôn bán.

2. Tỷ suất sinh ra lợi tức được tính như thế nào?

Đây là một dạng tỷ lệ được biểu diễn theo %, có nghĩa lợi tức có được sẽ bằng bao nhiêu % so với số vốn đã bỏ ra ban đầu. Tỷ lệ này thông thường được biểu diễn theo năm. Nó sẽ được xác định thông qua công thức:

Z’=(Z / tổng vốn) x 100%.

Z’=(Z / tổng vốn) x 100%

Z’ trong trường hợp này chính là phần tỷ lệ lợi tức, Z là giá trị thực của nó.

3. Những loại thuế đánh vào lợi tức

Đây chính là loại thuế sẽ được tính trực tiếp vào những phần lợi tức đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo luật quy định về thuế thì các đối tượng phải đóng những khoản thuế này sẽ bao gồm các tổ chức, cá nhân thu được lợi nhuận từ quá trình hoạt động mua bán, sản xuất, cung cấp dịch vụ…

4. Phân biệt những loại lợi tức trên thị trường

4.1 Chiết khấu ngân hàng

lợi tức
Phân biệt các loại lợi nhuận

Lấy ví dụ về loại chiết khấu thông qua các loại trái phiếu nhà nước. Những loại trái phiếu này sẽ được niêm yết rõ giá cả. Vì thế người sở hữu sẽ biết được giá trị mình nhận được khi thời điểm trái phiếu này đến hạn. Nhà đầu tư sẽ mua nó với mức giá thấp hơn giá niêm yết và hưởng lợi nhuận từ phần chênh lệch.

4.2 Dựa theo kỳ hạn nắm giữ

Đây là một dạng lợi nhuận được xác định dựa vào khoảng thời gian sở hữu. Chính vì vậy chúng ta không cần quan tâm quá nhiều đến số ngày đáo hạn. Nếu những hình thức gửi tiết kiệm thường xác định lợi nhuận dựa trên khoảng thời gian 1 năm. Hình thức này hiện tại chưa được đổi thành lợi nhuận tính theo năm.

4.3 Dựa theo mức độ hiệu dụng năm

Đây là một dạng lợi nhuận được tính toán có phần chính xác hơn. Theo đó các khoảng đầu tư sẽ được áp dụng tính lãi theo phương thức lãi kép. Đây chính là phần lãi phát sinh từ số lãi trước đó đã nhập vào gốc.

4.4 Thị trường tiền tệ

Đây là loại lợi nhuận tương đương của một số các chứng chỉ tiền gửi. Phần lợi nhuận này được dùng để so sánh khả năng sinh lợi của một công cụ tiền tệ với mức lợi nhuận của trái phiếu. Những loại công cụ này được xuất hiện trên thị trường với mức niêm yết tiêu chuẩn 360 ngày. Những hình thức đầu tư này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Và hầu hết chúng đều được quy đổi thành những khoảng tương đương tiền.

5. Phân biệt lợi nhuận và lợi tức

Trong lĩnh vực tài chính, lãi suất được biểu diễn qua một tỷ lệ mà theo đó người đi vay và sử dụng vốn phải thực hiện chi trả phần vốn vay và lãi suất theo những cam kết trước đó. Lãi suất chính là phần tỷ lệ dựa trên số tiền gốc mà người vay vốn phải trả theo khoảng thời gian đã quy định trước đó. Phần lãi suất này sẽ được tính theo năm.

Lãi suất nếu đề cập đến trong kinh tế vĩ mô thì đó là một công cụ, phương tiện để điều hành nền kinh tế, giúp kiểm soát và khống chế những biến động trong thất nghiệp và lạm phát. Vậy chúng ta phân biệt lợi nhuận và lợi tức như thế nào?

Chúng ta dễ dàng nhận ra lợi nhuận và lợi tức có những sự quan hệ với nhau. Chỉ số này được sử dụng để xác định khả năng sinh lợi của phần vốn đã bỏ ra là bao nhiêu và đó là cơ sở để hình thành nên lãi suất. Ngược lại, lãi suất thể hiện được phần lợi tức có được là bao nhiêu dựa trên số vốn đã bỏ ra trong một khoảng thời gian.

Như vậy, ta có thể rút ra một điều rằng, lãi suất chính là kết quả của quá trình cụ thể hóa những giá trị của lợi tức. Lãi suất chính là giá trị mà họ phải bỏ ra, thanh toán để có thể sử dụng vốn trong một thời gian. Bên hưởng lợi từ lãi suất chính là các chủ thể cho vay vốn.

6. Lợi tức có quan trọng đối với doanh nghiệp không?

lợi tức
Ý nghĩa của những khoảng lợi nhuận trong doanh nghiệp.

Nó có ý nghĩa lớn đối với quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức. Đó là yếu tố đánh giá được mức độ hiệu quả của một năm hoạt động. Lợi tức của doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều yếu tố như lợi nhuận có được từ quá trình kinh doanh, giá thành tạo nên tổng sản phẩm, hàng hóa, mức thuế phải thực hiện là bao nhiêu….

Lợi nhuận còn đề cập đến nhiều khía cạnh hơn không chỉ diễn tả quá trình kinh doanh, sản xuất mà còn đề cập đến lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư, tài chính như góp vốn vào các tổ chức khác, tiền gửi vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán, mua các loại cổ phiếu, đầu tư bất động sản, cho những tổ chức khác vay vốn….

Lợi tức còn đến từ rất nhiều những hoạt động khác mà doanh nghiệp đã thực hiện trong năm. Nó thể hiện được kết quả hoạt động trong một khoảng thời gian đó. Không chỉ được tạo nên từ quá trình kinh doanh sau khi đã trừ đi giá vốn và các loại thuế. Nó còn có thể hình thành từ quá trình sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp để thực hiện đầu tư tài chính trên thị trường,

Bất cứ tổ chức nào khi hoạt động trên thị trường cũng đều cần phải có lãi để duy trì hoạt động một cách trơn tru. Mặc dù trong nhiều trường hợp nó chưa thực sự đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì thế trong nhiều trường hợp chỉ số đánh giá này được sử dụng để tính toán khả năng sinh lời.

7. Tổng kết

Lợi tức là một cách gọi chung nhất cho những hoạt động tạo ra lợi nhuận dù ở hình thức nào của các cá nhân và tổ chức. Một doanh nghiệp hoạt động mang về lợi nhuận theo nhiều hình thức khác nhau, có thể từ quá trình kinh doanh, đầu tư, góp vốn, gửi tiền… những hình thức này nếu mang về lợi nhuận cho tổ chức đều được gọi là lợi tức. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ phân biệt lợi nhuận và lợi tức.

Google search engine