Pincoin – Đường dây lừa đảo và bài học cảnh tỉnh nhà đầu tư

Pincoin là dự án tiền điện tử lừa đảo tại Việt Nam được xây dựng theo mô hình đa cấp dựa trên nền tảng công nghệ blockchain tạo ra mạng lưới kết nối cộng đồng. Pincoin được tô vẽ như là một không gian cho người nổi tiếng quảng bá và bán những sản phẩm nghệ thuật của mình đồng thời cung cấp dịch vụ thanh toán những nội dung giải trí này bằng hình thức sử dụng tiền điện tử.

Chiêu thức lừa đảo của Pincoin là gì?

Pincoin là một dự án của công ty Modern Tech với lời giới thiệu là một chương trình kết hợp với những công ty công nghệ và giải trí hàng đầu trong khu vực nhằm xây dựng một hình thức kinh doanh và phân phối nội dung giải trí chưa từng có ở Việt Nam.

Pincoin ra đời như thế nào?

Pincoin được quảng bá là kênh kiếm tiền thụ động của giới nghệ sĩ bằng việc chia sẻ trạng thái, hình ảnh, livestream, ra mắt sản phẩm âm nhạc, phim ảnh trên một mạng xã hội được tạo ra và người yêu mến nghệ thuật có thể mua, xem, sử dụng những sản phẩm này và thanh toán bằng tiền điện tử. 

Khi người xem có nhu cầu mua, Pincoin sẽ phát hành token và yêu cầu người mua phải nạp để sở hữu token, càng nhiều token thì sẽ càng có cơ hội sở hữu Pincoin. Đội ngũ Pincoin rêu rao rằng mức lợi suất sinh lời của đồng tiền này có thể đến 48% trong vòng 4 tháng. 

Pincoin là một trong 5 coin lừa đảo lớn nhất
Pincoin là một trong 5 coin lừa đảo lớn nhất

Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức che mắt các nhà đầu tư, thực tế Pincoin được mô phỏng và rêu rao là một loại tiền điện tử có chức năng tương tự như Bitcoin thời điểm đó. Thực tế cho thấy Pincoin chỉ là hình thức huy động vốn trái phép với hình thức ICO thông qua việc phát hành tiền điện tử. Vụ lừa đảo Pincoin này đã khiến 32000 nhà đầu tư mất trắng 15 ngàn tỷ đồng và được ghi nhận là một trong 5 vụ lừa đảo tiền điện tử lớn nhất. 

Bản chất của Pincoin là gì?

Để hiểu được bản chất của Pincoin là gì thì trước tiên cần hiểu được ICO là gì và cách đội ngũ tạo ra Pincoin sử dụng ICO để lừa đảo.

ICO là gì?

ICO (viết tắt của Initial Coin Offering) là một phương thức huy động vốn thông qua việc sử dụng tiền điện tử. Phương thức này thường được áp dụng đối với các dự án tiền điện tử chưa phát triển đầy đủ nền tảng Blockchain hoặc chưa hoàn thiện sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Modern Tech, công ty được cho là đứng sau màn lừa đảo này đã thực hiện việc tạo ra một số lượng Token nhất định của đồng Pincoin và bán những mã token Pincoin này cho các nhà đầu tư dưới dạng thanh toán sản phẩm dịch vụ. 

Thời gian đầu, Pincoin khiến các nhà đầu tư bị thu hút bởi những lời cam kết về lợi nhuận khủng và những đợt trả lãi suất đều đặn bằng tiền mặt. Nhà đầu tư hi vọng là sẽ trở thành những người đầu tiên sở hữu Pincoin khi nó được ra mắt.

Chiêu thức lừa đảo Pincoin là gì?

Khi đã thu hút được lòng tin của nhà đầu tư, Modern Tech đã phát hành đồng tiền ảo IFan bên cạnh Pincoin với những lời cam kết chắc chắn rằng nhà đầu tư chỉ cần dùng tiền mặt mua tiền điện tử BTC và ETH trên các sàn giao dịch chính thống và sau đó dùng BTC và ETH chuyển vào ví điện tử của nhà phát hành IFan, token Pincoin và chờ nhận IFan, Pincoin được phát hành. 

Nhờ đó, nhà đầu tư có thể sở hữu được đồng tiền ảo có giá trị và triển vọng phát triển mạnh mẽ cùng lợi tức hấp dẫn lên đến 48% trong vòng tối đa 4 tháng. Ngoài ra, chỉ cần giới thiệu người dùng mới đầu tư vào Pincoin có thể nhận hoa hồng lên đến 8%. Cách thức này được đánh giá là khá tinh vi khi sử dụng kẽ hở pháp luật trong việc chưa có quy định quản lý tiền ảo để né được sự truy tố của pháp luật khi bị phát hiện.

Ngoài ra, Modern Tech cũng tạo ra những thông tin không có thật về nguồn gốc của Pincoin và IFan và quảng cáo chúng như là những loại tiền điện tử uy tín có nguồn gốc từ Ấn Độ và Singapore, với nền tảng Blockchain an toàn toàn và riêng biệt. 

Để tăng lòng tin, đội ngũ Pincoin đã tạo ra trang web chuyên nghiệp về Pincoin, sách trắng về cách thức hoạt động và nền tảng Blockchain, tạo ra các ứng dụng trên di động đồng thời tạo ra một mạng xã hội riêng cùng chương trình đào tạo bài bản cho người dùng và nhà đầu tư. Mọi thứ về Pincoin trông thật chuyên nghiệp và uy tín!

pincoin
Pin Community từng là hệ sinh thái rất thu hút

Tuy nhiên, xét cho cùng bản chất của Pincoin không phải là tiền điện tử, Pincoin là hình thức đa cấp đội lốt kinh doanh dịch vụ bằng tiền điện tử nhằm lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản.

Nền tảng của Pincoin có gì?

Khi nhiều người vẫn còn hoài nghi về độ tin cậy của Pincoin, thì tháng 4 năm 2018, vụ bỏ trốn của đội ngũ nhà sáng lập cùng sự sụp đổ của Pincoin đã chứng thực được rằng Pincoin  thực sự là một vở kịch lừa đảo khôn khéo và Pincoin cũng không hề là đồng tiền được tạo nên từ nền tảng Blockchain mở như đã được rêu rao.

Sau khi Pincoin và IFan sụp đổ, một số người thông thạo về công nghệ đã tiến hành tìm hiểu về nền tảng của dự án này và phát hiện rằng website của Pincoin chỉ mới được xây dựng và cố ý sử dụng những cách thức để che giấu thông tin về DNS. 

Nội dung website Pincoin được tô vẽ rất hoa mỹ về nền tảng Blockchain hiện đại và các chứng chỉ của Pincoin trông có vẻ rất uy tín nhưng thực chất lại không có bất cứ thông tin chính thống và xác thực nào được kiểm chứng về cách thức vận hành cũng như hoạt động nó. 

Đội ngũ lừa đảo đã tận dụng thời điểm khi việc kiểm tra các thông tin về tiền ảo và Pincoin còn khá hạn chế nhưng sức nóng của tiền ảo lại vô cùng lớn. Nhà đầu tư đã tin và kỳ vọng rằng giống như Bitcoin, Pincoin sẽ trở thành một trong những đồng tiền ảo giá trị nhất.

pincoin
Website được thiết kế chống lại việc truy vấn thông tin DNS

Đội ngũ đứng sau Pincoin là ai?

Một thời gian sau khi phát hành IFan, đội ngũ Pincoin đã ngưng chi trả lợi suất theo cách thông thường mà chỉ quy về chi trả bằng IFan vào ví IFan của nhà đầu tư theo một đường link được cho là ví đựng IFan uy tín.

Tuy nhiên, sau khi thu về hàng ngàn tỷ tiền đầu tư, chẳng lâu sau đó, Modern Tech đã nhanh chóng đóng cửa văn phòng, từ chối các yêu cầu bán IFan và thu lại tiền mặt của nhà đầu tư và diễn biến sau đó là IFan và Pincoin mất giá không phanh và có giá trị bằng 0 và sự mất tích không lý do của đội ngũ sáng lập.

Sau khi nhận được thư tố cáo lừa đảo của nhà đầu tư, cơ quan chức năng đã tiến hành thu thập thông tin khám xét là xác minh được liên quan đến vụ siêu lừa đảo Pincoin này có 7 người gồm: Hồ Xuân Văn, Bùi Ngọc Mỹ, Hồ Phú Ty, Lương Huỳnh Quốc Huy, Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Trung Hiếu, Vũ Hữu Lợi với quá kinh doanh trong lĩnh vực đa cấp là chủ mưu chính trong vụ án này. 

Ngoài ra nhà đầu tư còn tố cáo Diệp Khắc Cường (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và phát triển mạng lưới hữu nghị – FNC) như là người cùng đồng hành và phối hợp với những chiêu trò lừa đảo Pincoin.

Đội ngũ này đã tổ chức hàng loạt những buổi diễn thuyết để quảng cáo sai sự thật về Pincoin và IFan tới các nhà đầu tư đồng thời cũng sử dụng hàng loạt hình ảnh các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam như là đại diện cho loại hình đầu tư này.

Vụ án lừa đảo Pincoin này được tiếp nhận bởi cơ quan chức năng nhưng lại vướng phải những vấn đề về pháp lý. Nhà đầu tư không hề mua bán giao dịch Pincoin qua công ty Modern, không có bất cứ khoản tiền mua IFan nào được chuyển vào tài khoản của các cá nhân sáng lập mà mua đồng BTC và ETH ở sàn tiền ảo và tất cả các giao dịch đều ko hề có hợp đồng đi kèm và chỉ giao dịch qua sàn quốc tế nên khó xác minh.

Pháp luật Việt Nam chưa công nhận tiền ảo và cũng không có chế tài nào liên quan đến việc vi phạm pháp luật trong việc phát hành và mua bán tiền ảo cụ thể là Pincoin và IFan nên khó có thể xử lý. Cho đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa thể lấy lại tiền và Pincoin và IFan chỉ còn là một đống coin rác không giá trị.

Xem thêm: FGmarkets là gì? “Vén màn” câu chuyện sàn FGmarkets lừa đảo

Tiền điện tử có thể sinh lời nhanh chóng, nhưng nhà đầu tư cần sáng suốt để tránh những bẫy lừa như Pincoin hoặc Onecoin. Vui lòng kiểm tra thông tin về loại tiền điện tử để tránh thiệt hại tài sản không đáng có. Hy vọng bài viết sẽ cảnh tỉnh và giúp ích cho nhà đầu tư khi đầu tư tiền điện tử. Tham khảo thêm về tiền điện tử tại https://toptradingforex.com/.

Google search engine