Phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung chính là quá trình đo lường hiệu quả kinh doanh của một tổ chức. Những chỉ tiêu để đánh giá doanh nghiệp tương đối đa dạng. Trong đó, các yếu tố như phân tích ROA và phân tích ROE là một trong các tiêu chí đại diện trong việc đánh giá tài sản, các loại cổ phiếu của doanh nghiệp. Vậy những tiêu chỉ ROE, ROA được sử dụng như thế nào trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp?
1. Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá vào quá trình phân tích những số liệu kinh doanh. Những tiêu chí cụ thể sẽ được thiết lập nhằm để nhìn nhận thực trạng hoạt động của tổ chức. Từ đó đưa ra kế hoạch và mục tiêu phát triển trong tương lai.
2. Phân tích ROA trong kinh doanh
Return on Assets là tên gọi đầy đủ của ROA với ý nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận có được so với tài sản. Chỉ số này sẽ giúp chúng ta đánh giá được kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình phân tích tài chính.
2.1 Công thức tính ROA
Nhìn chung, cách sử dụng ROA để đánh giá thực ra không quá phức tạp. Việc xác định ROA sẽ thực hiện thông qua cách tính sau đây:
ROA = (Phần lãi có được sau khi trừ đi thuế / tổng tài sản) * 100%.
Cụ thể:
Phần lãi này chính là doanh thu sau khi đã trừ đi hết chi phí, sau đó từ đi các loại thuế và nợ phải thanh toán. Hay nói cách khác đây là phần lãi ròng để xác định giá trị của cổ phiếu.
Tổng tài sản chính là phần giá trị mà doanh nghiệp sở hữu hay còn được gọi là bình quân tổng tài sản.
Tổng tài sản sẽ được tính toán khác nhau phụ thuộc vào từng doanh nghiệp có quy mô như thế nào. Chính vì vậy tài sản sẽ có cách tính cơ bản đó là từ các khoản nợ và các nguồn vốn chủ sở hữu.
2.2 ROA có ý nghĩa gì?
Phân tích ROA cũng phục vụ cho các công tác đánh giá quá trình sử dụng tài sản. Một kết quả ROA cao cho thấy việc sử dụng tài sản đạt được mức độ hiệu quả tốt. Đối với các nhà đầu tư khi đánh giá các loại phổ phiếu, khả năng sử dụng vốn hiệu quả chính là yếu tố thể hiện được khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Dựa vào sự so sánh của ROA của nhiều doanh nghiệp mà các nhà đầu tư có thể đưa ra được quyết định mua bán cổ phiếu có khả năng sinh lờ tốt.
2.3 Hệ số ROA tốt sẽ có biểu hiện thế nào?
Nếu so sánh giữa mức độ thông dụng của ROA so với ROE thì chỉ số này có phần ít được sử dụng hơn. Thế nhưng vai trò của nó cũng rất cần thiết trong phân tích tài chính doanh nghiệp theo khía cạnh hệ số nợ. Một mức tiêu chuẩn được đặt ra cho cả hai chỉ tiêu ROA và ROE đó là ROA > 7.5%; ROE > 15%. Đây được xem là mục tiêu cơ bẩn mà những chuyên gia, nhà đầu tư đưa ra để đánh giá một doanh nghiệp.
Thế nhưng để có một nhận xét khách quan nhất có thể thì ROA sẽ được xem xét trong vòng 3 năm gần đây. Việc đánh giá riêng lẻ sẽ không đạt được tính tin cậy cao. Nếu trong khoản thời gian hoạt động 3 năm ROA ở mức trung bình luôn duy trì từ 10% trở lên sẽ là một dấu hiệu tích cực. Tiêu chuẩn này sẽ có phần không đúng trong lĩnh vực tài chính…
3. Phân tích ROE trong kinh doanh
Return on Equity hay viết tắt là ROE thể hiện được tỷ lệ lợi nhuận dựa trên tổng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu phân tích này sẽ cho biết được doanh nghiệp có kết quả hoạt động như thế nào thông qua việc phân tích khả năng sử dụng vốn.
3.1 Cách xác định ROE
ROE = (Lợi nhuận đã trừ đi thuế/Tổng vốn chủ sở hữu) x 100%
Lợi nhuận này đã được trừ đi tất cả chi phí trong quá trình hoạt động và các loại thuế có nghĩa vụ phải thực hiện.
Vốn chủ sở hữu chỉnh là giá trị của các loại tài sản doanh nghiệp cùng với những nghĩa vụ nợ phải thanh toán. Đây là giá trị sẽ còn lại sau khi được trừ đi các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ kinh doanh.
3.2 Chỉ số ROE có ý nghĩa gì?
ROE sẽ được xác định theo một tỷ lệ phần trăm, thể hiện ý nghĩa đó là 1 đồng vốn bỏ ra sẽ mang lại được bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ số ROE càng cao cho thấy được mức độ hiệu quả trong cách quản lý vốn của tổ chức.
ROE khi xác định sẽ có phần quan trọng hơn ROA bởi ý nghĩa mà nó mang lại:
Cho thấy được con số cụ thể diễn đạt lợi nhuận cho được của các thành viên cổ đông.
Nhà đầu tư sẽ dựa vào yếu tố này để đưa ra đánh giá về hiệu quả của kế hoạch mua bán cổ phiếu của mình. Từ đó xây dựng nên kế hoạch đầu tư một cách phù hợp nhất.
3.3 ROE thế nào là tốt?
ROE ở mỗi doanh nghiệp sẽ không giống nhau, nhưng bởi vì ROE đánh giá được mức độ hiệu quả dựa trên khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính vì thế mà chỉ số này sẽ cho biết được doanh nghiệp nào đang vận hành tốt hơn.
Ví dụ đối với ngành công nghiệp xe hơi có mức ROE trung bình đối với những thương hiệu trong ngành là 12,5%. Tuy nhiên một vài doanh nghiệp lại có mức ROE lớn hơn khoảng 19% điều này phần nào cũng đánh giá được khả năng sử dụng vốn của họ có phần hiệu quả hơn nhiều so với các đối thủ khác.
4. ROA và ROE trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Đối với những người tham gia thị trường chứng khoán, họ thường phân tích và dành nhiều thời gian để tìm hiểu về ROE và ROA của các doanh nghiệp đang tăng trưởng ở mức nào. Bởi mỗi giai đoạn hoạt động sẽ có cách quản lý vốn hiệu quả hay không. Từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định liệu một doanh nghiệp nào đó có hoạt động tốt hay không.
Thế nhưng điều này khá hiệu quả trong việc phân tích doanh nghiệp có cùng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Nhưng đối với việc phân tích hai doanh nghiệp phát triển ở hai mảng khác nhau thì chỉ số này vẫn chưa đủ để đánh giá liệu bên nào phát triển tốt hơn. Chính vì thế nhà đầu tư cần phải phân tích thêm nhiều yếu tố khác. Ngay cả khi kết quả ROE cho ra bằng nhau thì chúng ta vẫn chưa có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động là như nhau.
Chính vì thế việc sử dụng thêm ROA hoặc những chỉ tiêu đánh giá khác là cần thiết trong quá trình phân tích. Thông qua ROA, nhà đầu tư sẽ hiểu được mức độ tạo ra lợi nhuận như thế nào dựa trên tổng vốn góp của những thành viên cổ đông. Ngoài ra, những yếu tố xung quanh có thể phân tích thêm có thể kể đến như lãi vay ngân hàng, tỷ lệ vốn vay,… Nhìn chung việc phân tích ROA và ROE là cần thiết dưới góc độ đầu tư vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên bỏ qua những yếu tố đánh giá khác.
5. Tổng kết
Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp các các tổ chức nhìn nhận được mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả như thế nào. Từ đó đưa ra những kế hoạch phát triển để điều chỉnh hoạt động. Dưới góc độ nhà đầu tư, phân tích ROA, ROE cho phép họ đánh giá được khách quan tiềm năng phát triển của tổ chức. Từ đó đưa ra được kế hoạch đầu tư chứng khoán mang lại lợi nhuận hiệu quả nhất.