Tài chính là một trong những lĩnh vực sâu rộng và chứa nhiều thuật ngữ phức tạp. Các nhà đầu tư quyết định đi theo con đường tài chính cần nắm rõ các khái niệm mang tính chất hàn lâm để biết cách giao dịch cũng như hưởng các quyền và lợi ích của mình. Trong số đó có khái niệm Performance Bond – trái phiếu bảo đảm. Cùng tham khảo những kiến thức liên quan đến Performance Bond trong bài viết sau!
1. Khái niệm trái phiếu bảo đảm – Performance Bond
Trái phiếu bảo đảm hay còn gọi là Performance Bond được hiểu là một hình thức trái phiếu, mà tại đó người vay sẽ được thụ hưởng một khoản thanh toán do bên mua hoặc bên ký không thực hiện đầy đủ hợp đồng hoặc vi phạm những quy định được ghi rõ trong hợp đồng.
Để sở hữu trái phiếu bảo đảm, bạn có thể mua chúng tại các công ty bảo hiểm, hoặc sở hữu bằng tiền mặt có sẵn trong tài khoản ngân hàng hoặc bên trung gian giám hộ.
Vai trò của trái phiếu bảo đảm rất quan trọng. Nó được coi như một minh chứng, một bảo vật để xác nhận chất lượng công việc trong suốt quá trình hợp tác.
2. Ý nghĩa của Performance Bond
Performance Bond là khái niệm xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là lĩnh vực bất động sản. Trái phiếu bảo đảm được dùng trong trường hợp nhà đầu tư hoặc nhà thầu yêu cầu phía nhà phát triển mua chúng để chắc chắn rằng dự án sẽ đi đúng lộ trình như hứa hẹn, hoặc ít nhất bán được và không bị mất đi giá trị như hợp đồng.
Trong một số lĩnh vực khác như xây dựng dân dụng hay mua bán hàng hóa. Trái phiếu bảo đảm như “phao cứu cánh” cho các bên đầu tư, giúp họ trấn an tâm lý rằng hàng hóa hay bất kỳ sản phẩm mà họ “rót vốn” vào sẽ không bị mất đi giá trị, hoặc trong trường hợp xấu diễn ra sẽ được nhận một khoản bồi thường bằng với giá trị của trái phiếu bảo đảm.
Nhờ có trái phiếu bảo đảm mà các hoạt động trao đổi, mua bán, đầu tư giữa các bên diễn ra có trách nhiệm hơn, quy củ và chuyên nghiệp hơn.
3. Ví dụ cụ thể về Performance Bond
Để nắm chắc hơn về những kiến thức liên quan đến Performance Bond, bạn có thể tham khảo một số ví dụ cụ thể sau đây:
Trong một dự án bất động sản xây dựng tòa nhà chung cư A, nhà thầu sẽ yêu cầu phía công ty bảo hiểm hoặc ngân hàng giám hộ trung gian phát hành trái phiếu bảo đảm. Trong các trường hợp nhà thầu không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với khách hàng hoặc dự án không thể tiếp tục phát triển, khách hàng sẽ nhận được một khoản bồi thường bằng với giá trị trái phiếu bảo đảm đã mua trước đó.
Với các lĩnh vực khác cũng vậy, bản chất của trái phiếu bảo đảm là minh chứng cho một quá trình làm việc, hợp tác có trách nhiệm hơn, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các bên tham gia.
4. Tham khảo thêm một số kiến thức về trái phiếu
Trái phiếu bảo đảm là một trong những khái niệm nằm trong khuôn khổ danh mục trái phiếu. Đây được coi là công cụ tài chính có tác dụng mang lại lợi nhuận lâu dài và uy tín cho các bên tham gia. Nó được hiểu là một khoản nợ, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ thể phát hành trái phiếu.
Người ta phân chia trái phiếu theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như theo đơn vị phát hành thì trái phiếu sẽ được chia làm 3 loại là: trái phiếu do ngân hàng phát hành, do doanh nghiệp phát hành và do chính phủ phát hành. Riêng trái phiếu bảo đảm được phân loại theo hạn mức bảo đảm thanh toán, gồm trái phiếu không bảo đảm và trái phiếu bảo đảm.
Trong thị trường tài chính, trái phiếu bảo đảm là một khoản đầu tư cố định và mang lại lợi nhuận khá hấp dẫn. Nếu bạn đang có ý định tham gia đầu tư bất động sản hay các lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, xây dựng, v.v thì nên tìm hiểu các quy định về trái phiếu nói chung và trái phiếu bảo đảm nói riêng.