Chắc hẳn khi đọc các tài liệu về tiền mã hóa, mọi người cũng đã nghe đến việc sử dụng và điều hành các node. Nó có vai trò trong hệ thống và mạng lưới của Blockchain? Vậy chính xác thì khái niệm node là gì?
1. Node là gì?
Xét trên định nghĩa trong thị trường tiền mã hóa, node được hiểu là một nút hay một thiết bị được hoạt động trong nền tảng blockchain. Chỉ khi có node thì nền tảng này mới có thể sử dụng và hoạt động được. Và mỗi nút sẽ có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau trong mạng lưới.
Các node xuất hiện ở bất kỳ đâu quanh chúng ta. Ví dụ như điện thoại, tivi, máy tính, tất cả đều là những biến thể khác nhau của node. Nó được kết nối với nhau để tạo thành một mạng lưới tổng thể. Và mạng lưới ấy chỉ cần có Internet là có thể hoạt động được.
Trong mạng lưới blockchain, chức năng và vai trò của các node là khác nhau. Chúng có nhiệm vụ phân bổ hệ thống một cách hợp lý, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được mục đích và sự an toàn trong toàn hệ thống.
Chúng ta cũng có thể hiểu, node như một nút để thực hiện các chức năng nhận, truyền và tạo ra các tín hiệu. Tất cả đều được tích hợp trong một node. Ví dụ như Tivi, có thể nhận, truyền và phát đi các tín hiệu cùng một lúc. Đó chính là đặc điểm của node.
Tất cả các nút đều có khả năng kết nối với nhau. Chúng liên tục trao đổi và nhận các đường truyền tín hiệu, thông tin được cập nhật một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bởi vậy mới node chính là một nơi để lưu trữ, truyền tải dữ liệu của blockchain.
Xem thêm:
- Hard cap là gì? Soft cap là gì và vì sao tiền ảo lại cần?
- CCV là gì? Top những thông tin quan trọng cần lưu ý về CCV
2. Node có vai trò rất quan trọng
Node giống như một bản sao của blockchain vậy đó. Nó duy trì và lưu trữ các dữ liệu với nhau. Đôi khi, nhà phát triển còn nghiên cứu để cho phép các node này thực hiện các giao dịch thay thế. Không nhiều nhưng ít nhất là đủ thể tạo ra các giao dịch như thông thường mà không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư.
Dễ nhận thấy nhất về mức độ phổ biến chính là việc chứng được sắp xếp theo mô hình nhị phân, dạng biểu đồ của một cái cây để dễ dàng quản lý và phân tích dữ liệu. Hơn nữa, nó cũng không gây ảnh hưởng đến ai bởi có sự riêng biệt nhưng đảm bảo sự kết nối cần thiết. Từ đó, giúp cho mỗi đồng tiền mã hóa sẽ có một nút riêng, có thể tự ghi lại các bản giao dịch để lưu trữ.
Khi mà các nút hoạt động như một phần riêng của blockchain, lúc này, những người sở hữu các nút này cũng có thể tự mình đóng góp nội dung, tài nguyên số vào đây. Bất kể ai, chỉ cần sở hữu và có quyền quản lý các nút mà thôi.
Đồng nghĩa với việc có thể đóng góp nội dung hay các tài nguyên vào blockchain, điều đó có nghĩa là nhà đầu tư cũng sẽ nhận được các phí và kiếm tiền từ hình thức đóng góp này. Và đây chính là công việc mang tên “đào coin” mà mọi người vẫn hay thường gọi.
Tất nhiên, muốn đào được coin hay tiền ảo, người đảo không thể sử dụng các node hay các thiết bị máy tính có bộ xử lý dữ liệu yếu và trung bình được. Thay vào đó, họ bắt buộc phải sử dụng đến các thiết bị có bộ xử lý CPU, có như vậy mới đáp được công suất yêu cầu, tỷ lệ băm cao thì khả năng nhận được coin cũng cao hơn.
3. Có những loại node nào trong blockchain
Không nhất thiết nút nào cũng có vai trò và chức năng giống nhau. Nó còn phụ thuộc vào vị trí cũng như khả năng tiếp nhận thông tin. Có node sẽ là điểm cuối cùng để nhận dữ liệu. Cũng có node sẽ nơi tiếp nhận và xử lý, truyền đi các thông tin. Nhưng đôi khi sẽ có một số node hoạt động theo đúng vai trò đã được chỉ định từ trước.
Trong blockchain hiện nay được chia ra thành nhiều loại node. Đặc điểm và sự khác nhau của các nút này phụ thuộc vào loại tiền mã hóa được tạo ra là gì. Đôi khi là ứng dụng trên blockchain hay các phương thức đồng thuận tạo nên nó. Chúng ta có thể chia các node trên block ra như sau:
-Road: node đứng đầu tiên và cao nhất trên dãy nhị phân
-Parent: node chủ lực, từ đó sẽ tạo ra nhiều nút con hơn.
-Child: Các node mở rộng từ Parent
-Leaf: Đây gần như là các node độc nhất, không có thêm các nút con
-Sibling: tạo sự kết nối với các parent node
-Tree: Cấu trúc dữ liệu được khởi đầu từ phần nút gốc là roof
-Forest: Tập hợp gồm nhiều cây nút.
-Degree: thứ bậc nút con của node.
– Edge: sự liên kết giữa các nút.
4. Node hoạt động trong Blockchain như thế nào?
Những người thợ đào muốn đào được coin thì buộc phải thêm các block để phá vỡ các khối. Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc những người thợ đào này sẽ truyền tải đến các nút dữ liệu. Bởi nút và blockchain là một chuỗi các khối thống nhất với nhau.
Lúc này, các nút sẽ dựa trên việc block có hợp pháp hay không mà đưa ra các phương án, chấp nhận hoặc từ chối. Trong trường hợp chấp nhận, điều đó có nghĩa là các block mới sẽ được lưu trữ.
Dựa vào đây, ta có thể hiểu được, node đang nghiên cứu và đảm nhận các nhiệm vụ sau:
-Tiến hành việc kiểm tra liệu các block mới vào đó có hợp lệ hay không. Sau đó, nếu hợp lệ thì chấp nhận và ngược lại. Từ chồi nếu như không đảm bảo tính hợp lệ.
-Khi đã chấp nhận thì sẽ tiến hành việc lưu trữ.
-Đồng thời các node sẽ phát đường truyền và lan truyền các thông tin về dữ liệu giao dịch đó cho các node. Mục đích chính của việc này là để đồng bộ hóa với blockchain để tạo ra sự thống nhất có thể.
5. Các node được chạy bởi ai?
Hay nói chính xác hơn là những ai có thể tiến hành khởi chạy node. Như ta đã biết thì một hệ thống mạng lưới blockchain không chỉ có một, hai hay vài chục node. Nó có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí là vài chục nghìn nút cũng là điều dễ hiểu.
Lúc này, bất cứ người nào cũng có quyền bật nút và sử dụng vào hệ điều hành này chỉ cần thông qua các thao tác rất đơn giản là tải xuống các giao dịch từ blockchain. Như vậy là đã có thể sử dụng và vận hành được node rồi.
Việc mà các nhà đầu tư tham gia vào quá trình cải thiện và phát triển mạng lưới blockchain đôi khi còn được thực hiện một cách tự nguyện. Không nhất thiết phải là nhận phần thưởng thì mới đóng góp vào sự phát triển của mạng.
Khi mà các node càng trở nên hoàn thiện về nội dung, tính bảo mật và sự đa dạng được cải thiện thì cộng đồng càng phát triển, hệ sinh thái càng trở nên lớn mạnh hơn. Tất nhiên, việc chỉnh sửa phải thực sự đơn giản và dành cho những ai có một chút kiến thức về công nghệ thông tin. Ở một số mạng lưới khác, việc đóng góp nội dung không hề đơn giản như vậy. Nó đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng và mất rất nhiều thời gian.
Kết luận
Tác dụng mà blockchain mang đến cho chúng ta là không thể phủ nhận. Không thể phủ nhận một điều rằng, blockchain càng phát triển thì hệ thống thông tin cũng trở nên hoàn thiện hơn. Và để blockchain có được điều này thì việc có cho mình các node là điều chắc chắn. Các node sẽ trở thành một phần không thể thiếu để bảo vệ và chống tại các sự xâm nhập, cũng như gian lận của người dùng trên hệ thống blockchain.
Rất hy vọng với các thông tin chúng tôi vừa cung cấp, mọi người đã hiểu hơn node là gì cũng như vai trò và tác dụng của nó.