Mô hình cái nêm là gì? Hướng dẫn cách phân tích và đầu tư

Trong giao dịch Forex, mô hình cái nêm (Wedge Pattern) xuất hiện với tần suất khá cao. Đây là “dấu hiệu nhận biết” tuyệt vời để vào lệnh nhằm nâng cao tỷ lệ thắng. Tuy nhiên, hình dạng và dấu hiệu nhận biết của nó khá phức tạp, dễ nhầm lẫn với mô hình tam giác. Nhằm giúp các trader nhận biết chính xác về mô hình cái nêm cũng như cách đầu tư với mô hình này hiệu quả, Top Trading Forex sẽ chia sẻ một số thông tin sau đây!

1. Khái niệm về mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là mô hình dự báo xu hướng biến đổi giá trong tương lai  là tiếp diễn xu hướng đã xảy ra hoặc đảo chiều. Mô hình này được hình thành sau một xu hướng giảm hoặc xu hướng tăng, được nhiều nhà đầu tư áp dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật Forex.

mô hình cái nêm
Mô hình cái nêm là gì?

2. Cấu tạo của mô hình Wedge Pattern

Các trader mới tập phân tích biểu đồ giá Forex thường không phân biệt được chính xác giữa mô hình tam giác và mô hình cái nêm. Tuy nhiên, nếu để ý bạn có thể thấy: Mô hình này gồm: đường hỗ trợ nằm ở bên dưới và đường kháng cự nằm ở bên trên và dốc lên hoặc dốc xuống của mô hình sẽ hội tụ lại một điểm tạo thành hình dáng tương tự cái nêm.

mô hình cái nêm
Cấu tạo của mô hình Wedge Pattern

3. Có những loại Wedge Pattern nào?

Khác với những mô hình khác trong giao dịch Forex, sau khi Wedge Pattern hình thành, giá có thể tiếp tục xu hướng hoặc đảo chiều. Do đó, mô hình này cũng được phân loại theo nhiều hình dáng, tương ứng với các tính chất khác nhau. Cụ thể:

3.1 Rising Wedge – Mô hình cái nêm tăng

Cấu tạo của Rising Wedge bao gồm: Một đường hỗ trợ, một đường kháng cự và dốc lên của mô hình sẽ hội tụ tại một điểm cao hơn phần đáy và phần thân. Mô hình này sẽ xuất hiện sau một xu hướng giá tăng hoặc giá giảm. Đặc biệt, khi giá đã vượt ra khỏi mô hình Rising Wedge sẽ đảo chiều. 

Có một điểm lưu ý nữa khi phân tích mô hình nêm tăng đó là: Bạn hãy vẽ đường trendline để biểu diễn. Nếu giá chạm ít nhất 4 lần vào đường trendline thì mới dám khẳng định đây là mô hình nêm tăng.

3.1.1 Rising Wedge trong xu hướng tăng 

Mô hình này được nhận biết qua độ dốc của đường hỗ trợ so với đường kháng cự. Nếu đường kháng cự có độ dốc thấp hơn thì mô hình nêm tăng đang nằm gọn trong xu hướng tăng của giá.

Lúc này, mô hình nến đang báo hiệu phe BUY đang suy giảm, nhường chỗ cho phe SELL. Khi xu hướng tiếp diễn đến mức phá vỡ đường hỗ trợ sẽ đảo chiều đi xuống. Giá vào thời điểm này có nguy cơ cao sẽ “tụt dốc không phanh”.

3.1.2 Rising Wedge trong xu hướng giảm

Nếu Rising Wedge được hình thành sau một xu hướng giảm thì đây chính là mô hình nêm tăng trong xu hướng giảm. Mô hình này báo hiệu rằng thị trường đang “hồi tĩnh” sau một thời gian giảm giá liên tục. Lúc này, phe SELL đang suy giảm trong khi đó bên BUY tạo đà để giá tiếp tục xuống thấp.Trong trường hợp bên SELL có đủ sức mạnh sẽ khiến giá vượt khỏi cái nêm và tiếp tục đi xuống.

mô hình cái nêm
Mô hình nêm tăng

3.2 Falling Wedge – Mô hình cái nêm giảm

Ngược lại với mô hình nêm tăng là mô hình nêm giảm. Mô hình này gồm: một đường hỗ trợ, một đường kháng cự và dốc xuống của mô hình giao nhau tại một điểm thấp hơn đáy và thân cái nêm. Falling Wedge được chia thành 2 loại: mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng và mô hình nêm giảm trong xu hướng giảm.

3.2.1 Mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng 

Mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng thể hiện rõ tâm lý của nhà đầu tư. Cụ thể, sau một đợt tăng giá liên tục, một số nhà đầu tư bắt đầu hành động để chốt lời. Lúc này, bên SELL đã bắt đầu suy yếu dần trong khi đó bên BUY nỗ lực đẩy giá lên cao. Đến một thời điểm nhất định, khi bên BUY đủ mạnh sẽ đẩy giá vượt khỏi đường kháng cự và tiếp tục xu hướng tăng.

3.2.2 Mô hình nêm giảm trong xu hướng giảm

Trong trường hợp mô hình nêm giảm trong xu hướng giảm sẽ báo hiệu sắp sửa có một “cuộc cách mạng” đảo chiều giá xảy ra. Bên SELL suy yếu, bên mua vẫn không ngừng đẩy giá lên. Sau một thời gian, giá sẽ vượt khỏi đường kháng cự và đảo chiều đi lên.

mô hình cái nêm
Mô hình nêm giảm

3.3 Mô hình cái nêm mở rộng

Rất ít tài liệu nói thêm về mô hình nêm thứ 3 này, bởi nó xuất hiện khá ít trên biểu đồ phân tích Forex. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu đặc biệt, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho nhà đầu tư trong quá trình vào lệnh/thoát lệnh.

Mô hình này có cấu tạo gồm: đường hỗ trợ, đường kháng cự và đường dốc. Trong đó, biên độ biến thiên của giá mở rộng từ trái sang phải. Mô hình nêm đặc biệt này có thể xuất hiện ở cuối xu hướng giảm hoặc đỉnh của xu hướng tăng.

4. Các bước giao dịch với Wedge Pattern

Giao dịch với mô hình Wedge Pattern rất quan trọng, nhà đầu tư cần có thời gian quan sát thị trường trong thời gian dài cũng như xác định đúng mô hình thuộc dạng nêm tăng hay giảm, từ đó mới có hướng đầu tư hiệu quả. Các bước giao dịch với Wedge Pattern như sau:

Bước 1: Xác định xu hướng giá trước khi mô hình được hình thành

Bước 2: Xác định đường hỗ trợ, đường kháng cự và vẽ hai đường trendline để tạo thành mô hình nêm.

Bước 3: Phân tích mô hình và xác định điểm vào lệnh., thoát lệnh, chốt lời hoặc cắt lỗ.

  • Xác định chính xác thời điểm vào lệnh: Nhà đầu tư có thể chọn 1 trong 2 thời điểm sau để vào lệnh là: Khi giá bắt đầu breakout hoặc chờ đến lúc nến xác nhận xuất hiện để vào lệnh.
  • Xác định thời điểm cắt lỗ và chốt lời kịp thời: Với cắt lỗ, nhà đầu tư đặt lệnh ngay đỉnh của mô hình nêm tăng và đáy của mô hình nêm giảm. Với chốt lời, bạn nên dựa vào độ rộng của cái nêm. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia Forex, thời điểm chốt lời hiệu quả nhất là lúc nó cách điểm phá vỡ một khoảng bằng độ rộng của mô hình nêm.
mô hình cái nêm
Các bước giao dịch với mô hình Wedge Pattern

5. Một số lưu ý khi phân tích và giao dịch với Wedge Pattern

Để phân tích và đầu tư Forex hiệu quả với Wedge Pattern, các nhà đầu tư nên chú ý một số điểm sau:

  • Mô hình nêm xuất hiện, báo hiệu giá trong tương lai sẽ phá vỡ theo hướng ngược lại với mô hình. Ví dụ, với mô hình nêm tăng, giá sẽ phá vỡ xu hướng tăng và bắt đầu giảm. Tương tự với mô hình nêm giảm, giá sẽ phá vỡ xu hướng giảm và bắt đầu tăng.
  • Khi áp dụng mô hình nêm vào giao dịch Forex, mức giá phá vỡ trong tương lai thường cao hơn với mức giá bạn ước lượng trước đó.
  • Mô hình Wedge Pattern dự đoán giá khá chính xác nhưng quyết định đầu tư là ở bạn. Nên kết hợp với nhiều chỉ báo khác để xác định chính xác thời điểm vào lệnh, chốt lời hoặc cắt lỗ.
  • Thường xuyên nghiên cứu thị trường Forex, theo dõi những yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá nhằm đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
  • Theo dõi các trang web uy tín trên thị trường, bàn luận và đánh giá cùng với những chuyên gia đứng đầu ngành tại trang web sau

Xem thêm: Vn TradingView là gì? Tại sao lại nên lựa chọn TradingView

6. Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về mô hình cái nêm cũng như hướng dẫn cách phân tích và đầu tư với mô hình sao cho hợp lý, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Hy vọng bài viết mang đến cho các nhà đầu tư những kiến thức bổ ích trong đầu tư Forex. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!

Google search engine