Trong phân tích thị trường Forex, mô hình nến đảo chiều được ví là “cánh tay phải đắc lực” cho các trader. Mô hình này đóng vai trò báo hiệu sự biến đổi về giá của thị trường, giúp nhà giao dịch vào lệnh, thoát lệnh chính xác. Mô hình này rất đa dạng về hình thức, trader cần phải nắm rõ để khai thác và ứng dụng vào quá trình giao dịch. Tham khảo ngay bài viết sau đây để biết rõ các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất và chính xác nhất trong sàn Forex.
1. Mô hình nến đảo chiều là gì?
Mô hình nến đảo chiều (mô hình nến Nhật đảo chiều) là công cụ phân tích xu hướng giá trong sàn Forex.Tại đây sẽ có sự dịch chuyển về giá (giảm sang tăng, hoặc từ tăng sang giảm). Hay còn nói cách khác là tại mô hình nến đảo chiều báo hiệu xu thế đảo chiều thị trường.
2. Vai trò của mô hình nến Nhật đảo chiều trong giao dịch Forex
Không phải ngẫu nhiên mà các mô hình nến đảo chiều lại được sử dụng phổ biến trong Forex, đặc biệt là các trader “gạo cội”. Bởi lẽ, nến đảo chiều đóng vai trò đặc biệt sau đây:
- Là điểm báo với độ chính xác cao trong phân tích xu hướng thay đổi giá của thị trường.
- Thông qua mô hình nến Nhật, nhà giao dịch biết được thời điểm vào lệnh, thoát lệnh phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro khi đầu tư.
- Kết hợp mô hình nến Nhật đảo chiều với các công cụ khác như đường trendline, đường MA hay đường RSI, hỗ trợ và kháng cự, v.v giúp nhà giao dịch có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về thị trường Forex.
- Có rất nhiều loại nến đảo chiều khác nhau, tạo cơ hội cho trader lựa chọn mô hình nến phù hợp, áp dụng linh hoạt vào đầu tư Forex.
- “Làm mềm” thị trường bằng hình thức đẹp mắt, giúp nhà giao dịch dễ dàng quan sát, và phân tích thị trường, v.v
3. Các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trong giao dịch Forex
3.1 Mô hình nến Nhật đảo chiều tăng
3.1.1 Dragonfly Doji (nến doji chuồn)
Dragonfly Doji là mô hình đảo chiều tăng thường gặp nhất trong sàn Forex. Mô hình này có hình dạng tương tự con chuồn chuồn đang sải cánh. Dấu hiệu nhận biết của Dragonfly Doji là: Mô hình này được tạo ra khi giá mở và giá đóng trùng nhau. Do đó, trader có thể phán đoán được phe mua dường như đã nắm hoàn toàn các phiên giao dịch sau, cơ hội đảo chiều rất lớn.
Đặc điểm của Dragonfly Doji:
- Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm (Trong một số trường hợp còn xuất hiện ở xu hướng tăng),
- Cánh sải rộng, không có thân nến,
- Bóng trên dài, bóng dưới ngắn.
3.1.2 Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng)
Nến nhấn chìm tăng xuất hiện ở cuối xu hướng giảm là thời điểm “vàng” để trader hành động. Đặc biệt, nếu Bullish Engulfing xuất hiện ngay tại vùng kháng cự thì hiệu quả càng tăng lên bội phần.
Đặc điểm của mô hình này đó là: nến đầu là nến giảm, tiếp theo sẽ là 1 nến tăng và có độ dài phủ kín nến 1. Mô hình này báo hiệu phe mua đang chiếm ưu thế và giá đang trên đà tăng mạnh.
3.1.3 Piercing Pattern (nến Đường nhọn)
Cũng tương tự như hai mô hình nến Nhật đảo chiều trước đó, Piercing Pattern cũng xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, báo hiệu phe buy bắt đầu có dấu hiệu “chiếm sóng” để lấn át phe sell trước đó. Nếu sau 1 cây nến đỏ là 1 cây nến xanh thì khả năng thị trường trên đà tăng trở lại rất cao, 1 khoảng GAP được tạo ra rút ngắn khoảng cách giữa giá tăng và giá giảm.
Đặc điểm nhận dạng mô hình Piercing Pattern:
- Nến 1 đảo chiều giảm.
- Nến 2 đảo chiều tăng.
- Nến thứ 2 phải có chiều dài ít nhất là 50% của nến giảm liền kề trước.
- Giá mở của nến 2 phải tạo ra một khoảng cách với giá đóng cửa của nến 1.
3.1.4 Bullish Harami (Nến mẹ bồng con tăng)
Từ Harami trong tiếng Nhật có nghĩa là hình ảnh mẹ đang mang thai. Người Nhật xem đây là nến phân vân. Nói rõ hơn tức là sau khi giá đã giảm sâu với sự xuất hiện của một cây nến đỏ dài như mong đợi. Nếu nến xanh đóng ngay dưới giá nến đó thì điều này chứng tỏ bên bán không còn áp đảo bên mua như trước đó. Nếu trader quan sát được có sự xuất hiện 1 cây nến xanh sau Bullish Harami thì khả năng giá bắt đầu đảo chiều và thích hợp để vào lệnh Buy.
Đặc điểm nhận dạng:
- Nến 1 có màu đỏ
- Nến 2 sẽ có màu xanh.
- Giá mở cửa của nến 2 thường cao hơn nến 1 tạo ra 1 khoảng GAP.
- Cây nến 1 bao trùm cả cây nến 2.
3.1.5 Nến thần Thor (Nến búa Hammer)
Nến búa hammer có đặc điểm nhận dạng tương tự nến Doji như: thân nến nhỏ cùng bóng nến dài. Tuy nhiên, Hammer không hoàn toàn co thắt lại ở giữa cây nến. Mô hình này xuất hiện khi phe mua bắt đầu chiếm ưu thế khiến giá có xu hướng đi lên.
Ngoài ra, một số mô hình nến Nhật đảo chiều khác cũng được các trader sử dụng thường xuyên như:
- Mô hình nến Sao mai Morning Star cho thấy giá bán đang kiểm soát tình hình và đẩy giá nhích lên từng chút một.
- Bullish Abandoned Baby (Em bé bị bỏ rơi) xuất hiện vào cuối đợt tăng giá, sau khoảng GAP.
- Tweezer Bottom (mô hình đáy nhíp): Báo hiệu thị trường phục hồi sau khoảng thời gian đồng thuận giảm giá ở cây nến 1.
3.2 Mô hình nến Nhật đảo chiều giảm
Trái ngược với mô hình nến Nhật đảo chiều tăng là mô hình đảo chiều nến giảm. Đây là giai đoạn giá bắt đầu có xu hướng giảm sau thời gian tăng. Một số mô hình nến giảm cơ bản sau:
3.2.1 Gravestone Doji (doji bia mộ)
Nếu Dragonfly Doji là xu hướng nến đảo chiều tăng được ứng dụng rộng rãi thì Gravestone Doji là mô hình đảo chiều giảm không hề kém cạnh, được trader sử dụng phổ biến. Đây là một mô hình nến đơn có bóng khá dài và đặc biệt không có thân nến. Bóng nến nếu càng dài thì áp lực bán càng mạnh kéo theo xu hướng đảo chiều càng mạnh.
3.2.2 Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm)
Ngược lại với nhấn chìm tăng sẽ là nhấn chìm giảm. Mô hình là nến đôi này xuất hiện ở cuối đợt tăng giá. Nến có đặc điểm: nến 1 là nến tăng, nến 2 là nến giảm có độ dài bao trùm nến 1. Nếu nến sau càng dài càng thì tín hiệu giảm càng mạnh.
3.2.3 Mô hình Shooting Star (nến bắn sao)
Khi thị trường liên tục biến động thì khả năng tạo mô hình Shooting star rất lớn. Đặc điểm nhận dạng của loại nến này là: Thân nến nhỏ. Bóng nến trên dài gấp 2 đến 3 lần thân nến. Bóng dưới gần như tiêu biến. Nếu xác định đúng nến bắn sao thì khả năng đặt lệnh đúng là rất lớn. Tuy nhiên, đây là mô hình không dành cho những trader thích sự vội vàng, đầu tư chóng vánh, thiếu kiên nhẫn.
3.2.4 Mô hình Evening Star (Nến sao Hôm)
Đây là mô hình nến giảm giá ba, báo hiệu giá giảm mạnh và thích hợp để trader hành động.
3.2.5 Mô hình Tweezer Top (đỉnh nhíp)
Một cuộc giằng co khốc liệt giữa phe mua và phe bán tạo nên mô hình nến đôi Tweezer Top. Ở cây nến 1 thể hiện phe mua cố gắng đẩy giá lên cao. Ngày hôm sau, phe mua tiếp tục tìm cách để đẩy giá nhưng bị phe bán áp đảo. Lúc này, nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Sell.
4. Một số lưu ý khi khi giao dịch với nến đảo chiều
- Không nên vội vàng phán đoán mô hình nến Nhật đảo chiều mà phải chờ sau khi nến đóng để xác nhận chính xác.
- Các thời điểm dễ xác định cây nến đóng như: M1, M5, M15, M30, H1, W1, MN. Và ngược lại, H4, D1 là thời điểm khó xác định thời điểm nến đóng.
- Luôn sẵn sàng đặt lệnh Stop loss và chốt lời để giảm thiểu rủi ro và tối ưu lợi nhuận.
- Chỉ vào lệnh khi cây nến bắt đầu đảo chiều.
- Giá tối thiểu dùng để chốt lời với mô hình nến Nhật đảo chiều bằng với kích cỡ mà mô hình nến này hình thành.
- Đừng bỏ lỡ cơ hội kết hợp giữa mô hình nến Nhật đảo chiều với các công cụ khác như: đường trendline, đường MA hay đường RSI, hỗ trợ và kháng cự, v.v.
5. Lời kết
Bỏ lỡ các mô hình nến đảo chiều sẽ khiến các trader mất đi dấu hiệu nhận biết sự đảo chiều hiệu quả của thị trường Forex. Trader cần quan sát kỹ thị trường, “nằm lòng” các mô hình nến trên đây và áp dụng vào từng trường hợp để nhận biết xu hướng đảo giá của thị trường. Tham khảo thêm những kiến thức về giao dịch Forex hay tại website https://toptradingforex.com/. Chúc bạn một ngày giao dịch thành công!