Mô hình Dupont là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Dupont

Trước khi bắt đầu đầu tư tìm hiểu và nghiên cứu về một dự án, việc đầu tiên là phải nghiên cứu về nó, khả năng sinh lời hay rủi ro mà nó có thể mang lại. Điều này chắc chắn không bao giờ là thừa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể biết được khả năng sinh lời của dự án hay doanh nghiệp đó là như thế nào, là bao nhiêu?

Hiểu được điều này, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các nhà đầu tư mô hình Dupont. Một mô hình phân tích cực kỳ quan trọng để xác định được khả năng sinh lời. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Định nghĩa về mô hình Dupont

Mô hình Dupont là một khái niệm dùng để chỉ kỹ thuật phân tích tính hiệu quả về khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Trong thị trường Forex, mô hình này được hiểu để tìm ra các điểm sinh lời trong một dự án đầu tư ở thời điểm hiện tại. 

Mô hình Dupont có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu tài chính khác nhau. Mà dựa vào các chỉ tiêu đó, kết hợp với công thức tính Dupont, các nhà đầu tư sẽ biết được dự án, doanh nghiệp này có đang mang lại hiệu quả thiết thực dựa trên nguồn vốn của mình không. Để từ đó, tìm ra các giải pháp hoặc có những chiến lược mới trong dự án đầu tư của mình. 

Mô hình Dupont là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Dupont
Hình 1: Định nghĩa về mô hình Dupont

1.1 Công thức tính mô hình Dupont

Theo như các kết quả nghiên cứu thì hiện nay, để tính được mô hình nến này và biết nó có hiệu quả hay không. Nhà đầu tư có nhiều phương pháp để lựa chọn. Bởi nó có thể nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. 

Trước khi nắm bắt được công thức tính, có ba chỉ số mà các nhà đầu tư phải quan tâm như sau:

+Hệ số ROE = Lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

+Hệ số ROA = Tỷ suất sinh lời/ tổng tài sản

Mô hình Dupont là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Dupont
Hình 2: Công thức tính

Để làm tăng được chỉ số ROE, doanh nghiệp có thể nghĩ đến một số biện pháp để cải thiện như sau:

-Điều chỉnh tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp. Thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ tác động đến cơ cấu tài chính của mình. Điều chỉnh như thế nào cho hợp lý, vừa phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp, vừa đảm bảo được hiệu suất kinh doanh.

-Sử dụng tài sản một cách hiệu quả hơn. Có rất nhiều loại tài sản mà doanh nghiệp có thể quay vòng sử dụng lại hoặc nâng cao tuổi đời của thiết bị. Với cách này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư sửa chữa và mua sắm thiết bị. Từ đó, tạo nên sự hợp lý trong việc sử dụng tài sản.

-Giảm các chi phí không cần thiết cũng là một cách để cải thiện ROE hiệu quả hơn. Chất lượng sản phẩm cải thiện, doanh nghiệp tìm cách tăng doanh thì cũng giúp cho lợi nhuận được gia tăng.

Xem thêm: BVPS là gì? Giải đáp tất cả thắc mắc về chỉ số BVPS

2. Ứng dụng của mô hình Dupont trong kinh doanh

Trong thị trường Forex cũng như kinh doanh, mỗi một mô hình đều có ưu và nhược điểm của riêng nó. Nó sẽ có những ứng dụng phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như cách để nhà đầu tư sử dụng sao cho hiệu quả. Tùy thuộc vào mục đích và ứng dụng mà các mô hình có thể phát huy hiệu quả khác nhau. Điều quan trọng là doanh nghiệp sử dụng mô hình này như thế nào cho hiệu quả, nhà đầu tư vận dụng như thế nào để tìm ra được dự án tốt nhất để đầu tư. Đó mới là điều thực sự cần thiết. 

2.1 Làm thước đo so sánh

Khi các doanh nghiệp cùng lĩnh vực muốn so sánh với nhau họ có nhiều tiêu chí để lựa chọn. Trong đó, mô hình Dupont không phải là một lựa chọn tồi. Nhờ vào việc sử dụng mô hình này, họ sẽ có được các số liệu cần thiết kế nắm bắt được tình hình của đối thủ ra sao. Họ hoạt động như thế nào, hiệu quả hay không. Để từ đó, tìm ra các phương án và chiến lược phát triển cho riêng mình. 

2.2 Dùng để phân tích các tác động

Sẽ có những thay đổi, tác động diễn ra một cách thường xuyên hay định kỳ mà ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Ví dụ như chu kỳ mua hàng trong tháng hoặc quý, năm của khách hàng. Doanh nghiệp có thể dựa vào mô hình này để tính toán và tìm ra được, đâu là hàng hay thời kỳ mà khách hàng mua nhiều nhất. Đâu là thời điểm mà doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất. 

 2.3 Công cụ cần thiết đối với phòng thu mua

Với phòng thu mua hay phòng mua hàng thì mô hình Dupont không còn xa lạ. Họ sử dụng nó rất nhiều để khảo sát các kết quả thu được, tình hình của bên cung ứng cũng như tính hiệu quả. Liệu việc thu mua như vậy có mang lại hiệu quả tốt nhất cho đơn vị của mình hay không. Nếu chưa được thì sai ở đâu, thừa sản phẩm nào, v.v.

Tiếp đến họ sẽ giải thích được các chỉ số ROE và ROA của doanh nghiệp đang ở tình trạng như thế nào. Từ đó tìm ra các phương án để cải thiện các chỉ số này. 

Mô hình Dupont là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Dupont
Hình 3: Ứng dụng của mô hình

2.4 Thể hiện sự chuyên nghiệp hóa

Giờ đây, mọi kết quả của việc mua hàng đều được thể hiện dưới mô hình này. Doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ nắm bắt được tình hình việc mua hàng hiệu quả hay không. Từ đó tạo sự chuyên nghiệp, nâng cao năng lực của chính doanh nghiệp và các thành viên trong công ty. 

3. Ưu điểm của mô hình Dupont

Tất nhiên, có nhiều mô hình để doanh nghiệp lựa chọn nhằm biết được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình có hiệu quả hay không. Việc chọn mô hình Dupont hay bất kỳ mô hình nào cũng cần phải phụ thuộc vào hoàn cách sử dụng chúng. 

Khi sử dụng mô hình này, rõ ràng người dùng và doanh nghiệp đều nhìn ra được sự đơn giản trong cách tính toán. Kết quả trả về là những thông tin cơ bản và đánh giá sơ lược về tác động của chúng đến kết quả kinh doanh của dự án. 

Thứ hai, thông qua đây, doanh nghiệp cũng nắm được sự hiệu quả trong công việc đối với nhân viên. Để từ đó có những chính sách phù hợp, lương thưởng xứng đáng. 

Thứ ba, điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp hay người thực hiện các dự án có thể nhận được đó là nhìn ra vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Đâu là điểm hạn chế, đâu là điểm phải khắc phục. Để từ đó, đưa ra các bằng chứng để thuyết phục các cổ đông, những người đầu tư thực hiện các biện pháp để cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thay vì tìm cách để chiếm hữu và sử dụng doanh nghiệp một cách không minh bạch thì việc sử dụng nó một cách hiệu quả sẽ nhận được giá trị lớn hơn rất nhiều.

4. Nhược điểm của mô hình Dupont

Tất nhiên, mô hình này cũng tồn tại một số điểm hạn chế. Điển hình như việc nó được xây dựng dựa trên các giả thuyết về số liệu đầu vào mà doanh nghiệp có. Mức độ tin cậy của mô hình này là không cao nếu như số liệu đầu vào không thực sự chính xác.

Tiếp đến, ta có thể nhìn thấy một vấn đề trong mô hình này đó là không bao gồm chi phí vốn ở trong đó. Nếu không xem xét được chi phí vốn, doanh nghiệp không thể tính chính xác được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng là như thế nào. Từ đó, không thể nắm được tổng quát và chi tiết tình hình của doanh nghiệp hay dự án. Đây cũng chỉ là các số liệu cơ bản, không thể coi là chính xác 100%.

Xem thêm: Phương pháp tổng hợp là gì? Làm sao để áp dụng hiệu quả?

Tổng kết

Hi vọng, sau các thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, mọi người đã hiểu hơn được về mô hình Dupont trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hãy luôn tích lũy kinh nghiệm cho mình để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc đánh giá doanh nghiệp. 

Google search engine