MACD Histogram là gì? Tổng quan về MACD Histogram 

Bạn hiện đang là một Trader trên sàn giao dịch chứng khoán? Bạn đang cần trau dồi những kiến thức về giao dịch chứng khoán? Vậy trước tiên, bạn hãy tìm hiểu về chỉ báo, chỉ báo là một tín hiệu rất quan trọng giúp cho bạn định hướng hướng đi của thị trường. Và một trong số những chỉ báo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn đó và MACD và MACD Histogram. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn tất tần tật thông tin quan trọng nên nắm về MACD Histogram. 

MACD là gì? 

MACD là một chỉ báo xung lượng phổ biến được sử dụng trong phân tích kĩ thuật, là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. 

MACD là gì?
MACD là gì?

Vai trò

Chỉ báo MACD có thể cho các Trader thấy các biểu đồ để dự đoán sự thay đổi về hướng hay động lượng, thời gian của một xu hướng giá chứng khoán trên thị trường. Ngoài ra, đưa ra các tín hiệu đề xuất nên mua hoặc bán cổ phiếu vào thời điểm nhất định, giúp nhà đầu tư dự đoán được nên mua/bán kịp thời để thu lại lợi nhuận lớn nhất. Mặt khác, MACD còn được xem như những đường thống kê, đánh giá tài sản cho việc đầu tư này có quá nhiều hay không.

Tuy nhiên, phân tích MACD không phải là một việc dễ dàng và các nhà giao dịch vẫn có thể dự đoán giá sai. Để chắc chắn hơn vào những phán đoán của mình, các nhà giao dịch đồng thời phải sử dụng các số liệu bổ sung chẳng hạn như khối lượng giao dịch để có ánh nhìn đúng đắn hơn về thị trường.

Cấu trúc của đường MACD

MACD là sự kết hợp của 2 đường EMA(12) và EMA(26), chúng còn có tên gọi khác là đường nhanh. Đường nhanh có thể giúp người xem dự đoán được xu hướng tăng giảm của thị trường chứng khoán và mang màu xanh. Ngược lại đường chậm là EMA(9) mang màu đỏ, đường chậm còn được gọi là đường tín hiệu (đường Signal)

Công thức tính đường MACD

Đường MACD = EMA(12) – EMA(26) 

Ví dụ: Đường EMA(12) = 1.62075 và đường EMA(26) = 1.61162 thì lúc này ta tìm ra được đường MACD có giá trị bằng 1.62075 – 1.61162 = 0.00913.

Nếu  MACD > 0 thì đường MACD sẽ nằm trên đường số 0. 

Nếu  MACD < 0 thì đường MACD sẽ nằm dưới đường số 0.

MACD Histogram là gì? 

MACD Histogram là một biểu đồ được tạo nên bởi sự chênh lệch giữa hai đường MACD và đường tín hiệu (đường Signal). Được phát triển dựa trên nền tảng của đường MACD nhưng MACD Histogram dễ hiểu và dễ phân tích hơn là chỉ nhìn vào hai đường, vì đôi khi khó để biết được liệu đường cong này có dốc hơn đường kia hay không. Với dạng biểu đồ MACD Histogram giúp người xem có thể đưa ra được những dự đoán một cách nhanh hơn. Chỉ số này được Thomas Aspray phát hiện và phát triển vào năm 1986.

Khác với MACD, MACD Histogram được thể hiện dưới dạng cột đồ thị, di chuyển quanh đường giá trị 0. MACD Histogram được tính bằng cách lấy giá trị của đường MACD trừ đi giá trị của đường tín hiệu. 

Nếu MACD Histogram > 0 thì cột hướng lên trên và có màu xanh.

Nếu MACD Histogram < 0 thì cột hướng xuống dưới và có màu đỏ.

Ví dụ về biểu đồ MACD
Ví dụ về biểu đồ MACD

Những lưu ý về MACD và MACD Histogram 

Đầu tiên, về tốc độ MACD Histogram đưa ra tín hiệu sớm hơn chỉ báo MACD và nó có thể dẫn đến những báo hiệu giả. Các nhà đầu tư cần tỉnh táo và kiên nhẫn để quyết định đưa ra đúng đắn và không hối tiếc về sau.

Tiếp theo, khác với MACD Histogram, MACD lại là một chỉ báo trễ hơn so với xu hướng thị trường, nên bạn cần cân nhắc và cẩn trọng khi đưa ra quyết định.

Bên cạnh đó, đối với những tín hiệu phân kỳ hay hội tụ, bạn nên kiên nhẫn, đừng vội vàng đưa ra quyết định khi giá đang biến thiên quá mạnh, khi đó động lượng mạnh, thị trường biến động không chính xác dễ gặp phải rủi ro. 

Đặc biệt là chúng tôi khuyên bạn không nên đi ngược với xu hướng vì đó không phải là quyết định hay ho đâu.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin để bạn có thể hiểu rõ hơn về chỉ báo MACD và MACD Histogram. Mong rằng bạn đã biết cách đọc tín hiệu của chỉ báo và luôn giữ được sự thông thái, bình tĩnh trong mọi lựa chọn của mình.

Google search engine