Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người khái niệm về lý thuyết thị trường hiệu quả. Một trong những thuật ngữ chuyên ngành cực kỳ quan trọng và phổ biến trong thị trường chứng khoán. Vậy chúng có tác động đến giá cổ phiếu không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nhé!
1. Khái niệm lý thuyết thị trường hiệu quả là gì?
lý thuyết thị trường hiệu quả hay giả thuyết thị trường hiệu quả được gọi theo tên Tiếng Anh là Efficient Market. Đây là giả thuyết được tạo khi các nhà đầu tư, chuyên môn cho rằng thị trường (cụ thể là thị trường chứng khoán) được vận hành một cách công bằng.
Nhà đầu tư có thể xác định được các ước lượng hay thông số bằng cách tính, dự tính trên điều kiện lý tưởng có thể xảy ra. Trong đó, việc dự tính hợp lý trên điều kiện lý tưởng là việc nhà đầu tư có thể tính toán được các thông số trên có sở đã có sẵn các điều kiện để cung cấp thông tin.
2. Đặc điểm của lý thuyết thị trường hiệu quả
Lý thuyết này đã được nghiên cứu và hình thành từ những năm 1950 bởi nhiều chuyên gia kinh tế. Mỗi người có một lập luận riêng để bảo vệ quan điểm và đưa ra nhận định của mình một thị trường như thế nào được coi là hiệu quả.
Theo đó, lần đầu tiên khái niệm thị trường hiệu quả được biết đến bởi Kendall vào năm 1953. Lúc này, sau khi đã nghiên cứu các chỉ số chứng khoán ở thị trường Anh và giá cả hàng hóa của Mỹ thì ông đã tìm ra được chu kỳ giá. Chu kỳ này không phải tự nhiên, nó xuất hiện thường xuyên hơn và làm cơ sở để hình thành nên khái niệm và định nghĩa về thị trường hiệu quả của ông.
Chính Kendall đã thừa nhận rằng: “Thị trường mà tại đó giá luôn phản ánh các thông tin có sẵn thì được gọi là thị trường hiệu quả”
Sau này, bắt đầu xuất hiện các định nghĩa chính xác và chi tiết hơn về khái niệm thị trường hiệu quả bởi nhiều nhà khoa học. Và cho đến nay, nó vẫn thể hiện đúng bản chất của thị trường.
3. Các giả thuyết thị trường hiệu quả có mấy dạng?
Hiện nay lý thuyết thị trường hiệu quả hay giả thuyết thị trường hiệu quả được chia thành 3 dạng. Giả thuyết này được hình thành phụ thuộc vào mức độ mà giá của thị trường chứng khoán phản ánh.
3.1 Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu
Thị trường dạng yếu hay còn gọi là Wear from Efficiency. Ở dạng thị trường này, nó không có quá nhiều biến động và tác động đến thị trường.
Giá cổ phiếu của công ty phát hành không thể hiện được giá ở thời điểm hiện tại mà chỉ phản ánh được trong quá khứ. Điều này có nghĩa là giá ở hiện tại hay quá khứ không có sự thay đổi. Tất cả các thông số mà nhà đầu tư cần như tỷ suất về thu nhập, mức giá và khối lượng giao dịch như thế nào.
Việc này xảy ra có nghĩa là nhà đầu tư đã có thể nắm bắt và dự đoán, tiếp cận một cách dễ dàng. Họ có thể sử dụng ngay các thông tin này để nắm bắt trước xu hướng trong tương lai. Và cũng không còn tha thiết, mặn mà nếu như không thể kiếm được lợi nhuận khi đầu tư vào mã cổ phiếu này. Bởi đơn giản là giá không biến động trong khi đồng tiền lại đang trượt giá dần. Như vậy thì giờ đây tính hiệu quả của thị trường là không còn.
3.2 Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng trung bình
Thị trường hiệu quả dạng trung bình theo tiếng Anh là Semi-strong form Efficiency. Nó được nhà đầu tư phân tích một cách cơ bản về kỹ thuật hay về hiệu quả lâu dài cũng không mang đến nhiều sự chuyển biến tích cực cho nhà đầu tư.
Vì thị trường này đều sử dụng các yếu tố giả định về tất cả các thông tin của công ty phát hành chứng khoán đều đã được công khai trên thị trường. Thông tin này có thể là trong quá khứ nhưng nó lại chứa toàn bộ những gì mà người ta cần. Giá cổ phiếu, lợi nhuận mà công ty đạt được, các chỉ số nằm trong bản báo cáo của công ty.
Với việc đã bị công khai và không có mức thay đổi, hiệu quả không cao như vậy thì nhà đầu tư rất khó để tìm kiếm được các cơ hội để tăng thu nhập cho mình.
3.3 Giả thuyết thị trường hiệu quả mạnh
Strong Form Efficiency phản ánh được một cách đầy đủ về giá cả, thông tin minh bạch và công khai để nhà đầu tư có thể tìm hiểu về đầu tư một cách hiệu quả hớn. Các thông tin đó có thể bao gồm cả thông tin về nội bộ doanh nghiệp. Và tất nhiên, nhà đầu tư nào nắm càng sớm các thông tin tuyệt mật đó thì càng tốt. Thông tin nội bộ được tiết lộ ra bên ngoài, ai nhanh chân hơn thì người đó có được ưu thế. Đó chính là sự khác biệt và những điều thực sự quan trọng trong thị trường chứng khoán.
Đặc điểm của dạng thị trường này là sự tổng hợp của cả hai dạng lý thuyết thị trường ở trên. Tuy nhiên, trong thị trường dạng này, thì sẽ không có các thông tin hay phân tích chuyên sâu nào để nhà đầu tư có thể nhận được lợi tức ngay lập tức. Nghĩa là họ không thể làm gì nếu không vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình vào trong thị trường để đem lại lợi nhuận cho mình.
4. Giả thuyết thị trường hiệu quả ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu
Tất nhiên, thực trạng thị trường như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu bên ngoài thị trường.
Lấy ví dụ một cách đơn giản và dễ hiểu như thế này để mọi người có thể hình dung rõ hơn.
+ Khi công ty bắt đầu triển khai một dự án nào đó. Nếu như NPV>0, chỉ số dương. Thông tin này lọt được ra ngoài và được các cổ đông biết đến. Họ bắt đầu kỳ vọng về một dự án thành công, nên mua nhiều cổ phiếu hơn. Cổ phiếu bán ra nhiều hơn thì giá cũng sẽ tăng lên do bắt đầu có sự khan hiếm và cạnh tranh. Vậy là trong tương lai, họ hi vọng mình nhận được cổ tức lớn hơn nếu như dự án tốt và thế là thúc đẩy được giá cổ phiếu thị trường cao hơn.
+Ngược lại, vẫn là dự án đầu tư đó, nhưng không còn tốt và bắt đầu có dấu hiệu của việc thua lỗ. Các cổ đông bắt đầu phát hiện ra điều không hay và giảm sự kỳ vọng của mình vào cổ tức trong tương lai. Họ bắt đầu bán cổ phiếu của mình ra bên ngoài để hạn chế lỗ cao hơn. Việc bán cổ phiếu ồ ạt cộng thêm các thông tin không tích cực sẽ đẩy giá cổ phiếu xuống thấp hơn.
+Một trường hợp khác mà thị trường hiệu quả cũng có thể ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu đó là lãi suất ngân hàng tăng.
Giữa việc đầu tư vào cổ phiếu, hưởng lợi tức cuối năm và gửi tiền vào ngân hàng thì cái nào lãi cao hơn sẽ được ưu tiên. Trong trường hợp này, lãi suất ngân hàng cao hơn, an toàn và linh hoạt hơn. Nhà đầu tư cũng nhận được mức lợi nhuận kỳ vọng lớn hơn. Lúc này, cổ phiếu bán ra quá nhiều, nhà đầu tư không còn mặn mà như trước thì cũng làm cho giá cổ phiếu thị trường bị giảm xuống.
Tất nhiên, trên thực tế nó sẽ có nhiều sự biến động và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến. Nhưng về cơ bản, thị trường hiệu quả sẽ mang lại nhiều cơ hội cả về lợi nhuận và thách thức hơn cho các nhà đầu tư.
5. Tổng kết
Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn định nghĩa cũng như các dạng lý thuyết thị trường hiệu quả hiện nay. Ảnh hưởng cũng như các tác động của nó đến giá cổ phiếu trên thị trường. Mặc dù chưa thể đầy đủ và hoàn thiện nhất, nhưng hy vọng bài viết vẫn sẽ hữu ích đến mọi người.