Lợi nhuận gộp hay còn gọi là Gross Profit là một trong những thông số quan trọng có tác dụng đánh giá mức độ hiệu quả trong việc triển khai mô hình kinh doanh. Qua Gross Profit, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá trực quan. Trong bài viết này, toptrandingforex.com sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan đến Gross Profit (khái niệm, ý nghĩa, cách tính, v.v.). Cùng tham khảo!
1. Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã khấu trừ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, bán hoặc các khoản phí liên quan đến việc cung ứng dịch vụ. Hay nói cách khác, Gross Profit gồm lợi nhuận bán hàng & tổng thu nhập của doanh nghiệp.
Ngoài thuật ngữ Gross Profit, bạn nên hiểu thêm về chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin). Đây là tổng số tiền mà doanh nghiệp hay tổ chức thu lại được từ doanh thu sau khi đã trừ đi tổng số vốn bán hàng ban đầu. Qua Gross Profit Margin, bạn sẽ có sự đánh giá khách quan hơn về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
2. Đặc điểm nổi bật của Gross Profit
Gross Profit có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Dựa vào Gross Profit, bạn có thể biết được hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp hay một tổ chức. Nói chính xác hơn là việc doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động và vật tư sản xuất như thế nào? Hiệu quả ra sao?
- Gross Profit được tính toán dựa trên những con số thể hiện chi phí được biến đổi. Cụ thể hơn thì đây là nguồn kinh phí dao động theo sản lượng của sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ như: Vật tư nguyên liệu sử dụng, nguồn lao động cần thuê, hoa hồng cho nhân viên giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển, trang thiết bị máy móc vận hành, phí thẻ ngân hàng khi mua/bán sản phẩm, v.v.
- Nếu Gross Profit và Gross Profit Margin cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hay tổ chức đang làm ăn hiệu quả và việc kiểm soát mọi chi phí trong quá trình sản xuất, bán sản phẩm, v.v đang diễn ra tốt. Và ngược lại, nếu chỉ số Gross Profit Margin thấp báo động sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đang gặp vấn đề, nên có những chiến lược phù hợp để “kéo” tình hình kinh doanh đi lên.
3. Công thức tính Gross Profit
Công thức tính lợi nhuận gộp như sau:
Gross Profit = (Tổng doanh thu bán hàng) – (Giá vốn hàng bán: COGS)
Ngoài ra, cách tính Gross Profit theo phần trăm như sau:
Tỷ suất Gross Profit (%) = Gross Profit/Tổng doanh thu có được
Ngoài ra, nếu tổng doanh thu của doanh nghiệp được tính bằng doanh thu thuần thì công thức tính Gross Profit Margin như sau:
Gross Profit Margin (%) = Gross Profit/Doanh thu thuần
Ví dụ, Một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nước đóng chai. Năm 2020, công ty thu được doanh thu là 500 triệu đồng. Ví dụ, để thu được doanh thu đó, doanh nghiệp phải mất 50 triệu tiền nguyên vật liệu, 50 triệu tiền thuê nhân công, 10 triệu các khoản phí vận chuyển, hoa hồng cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, v.v. Như vậy, Gross Profit mà doanh nghiệp này thu được bằng: 500 – (50 + 50 + 10) = 490 (triệu đồng).
Lưu ý:
- Tổng doanh thu bán hàng và giá vốn bán hàng phải lấy giá trị tính sau khi đã khấu trừ thuế
- Gross Profit thường được xuất hiện trong bảng sao kê thu nhập của doanh nghiệp hoặc tổ chức cuối mỗi năm. Do đó, trong một số trường hợp, bạn có thể lấy tổng doanh thu trừ đi giá vốn bán từ doanh thu để có giá trị Gross Profit.
- Giá trị của lợi nhuận gộp sau khi tính xong sẽ là cơ sở để tính được Gross Profit Margin.
- Đặc biệt, rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận hoạt động. Nhưng thực tế, lợi nhuận hoạt động là tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp hay tổ chức thu được trước khi có lãi suất và thuế.
4. Sự khác nhau cơ bản giữa Gross Profit và Gross Profit Margin
- Lợi nhuận gộp được thể hiện dưới dạng tiền tệ. Còn tỷ suất lợi nhuận gộp được tính bằng giá trị %.
- Từ Gross Profit, chúng ta có thể tính Gross Profit Margin. Và Gross Profit Margin thường được sử dụng nhằm mục đích so sánh chỉ số Gross Profit từ tháng này sang tháng khác thậm chí là năm này qua năm khác.
- Gross Profit Margin có biên độ dao động thay đổi tùy theo ngành nghề kinh doanh. Nếu như ngành hàng hóa tiêu dùng có Gross Profit Margin “mỏng” thì các ngành chăm sóc sức khỏe, ngân hàng lại có chỉ số Gross Profit chênh lệch nhiều hơn.
5. Cách sử dụng Gross Profit và Gross Profit Margin
Để tính được giá trị của Gross Profit, đầu tiên, bạn phải nắm được các số liệu cần thiết như: tổng chi phí bán hàng (không tính các khoản phí cố định mà doanh nghiệp phải trả), giá vốn bán hàng từ doanh thu. Sau đó, lấy tổng doanh thu có được trừ đi giá vốn sẽ có được chỉ số Gross Profit.
Với Gross Profit Margin thì bạn chỉ cần lấy chỉ số Gross Profit vừa có được chia cho tổng doanh thu bán hàng cho mức ký quỹ.
6. Ý nghĩa của chỉ số Gross Profit cho doanh nghiệp và nhà đầu tư
Trong đầu tư và kinh doanh, chỉ số lợi nhuận gộp có vai trò đặc biệt quan trọng. Cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp, chỉ số Gross Profit và Gross Profit Margin là bức tranh tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời đây là thước đo sức khỏe tài chính, khả năng sử dụng nguồn lao động và sự điều phối kinh phí trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ.
Mức chi phí này có thể là:
- Tổng chi phí dùng để mua các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
- Tổng chi phí thuê nhân công làm việc
- Tổng chi phí dùng để vận chuyển hàng hóa
- Tiền phần trăm hoa hồng cho nhân viên, v.v.
- Gross Profit là chỉ số “cầm cân nảy mực” về lợi nhuận khi kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp có khả thi hay không? Liệu mức lợi nhuận này có đủ cho công ty phát triển trong tương lai hay không?
- Đặc biệt, dựa vào chỉ số Gross Profit Margin, doanh nghiệp sẽ nắm được tình trạng phát triển của công ty. Từ đó, lên chiến lược tăng doanh thu, cắt giảm những khoản chi không cần thiết, v.v.
- Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư đang có ý muốn tìm hiểu tình hình kinh doanh giữa các công ty nhằm mục đích mua cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ số lợi nhuận gộp rất cần thiết.
7. Một số lưu ý khi áp dụng Gross Profit trong đầu tư
- Xác định chính xác những khoản chi phí và doanh thu của doanh nghiệp
- Linh hoạt kết hợp giữa Gross Profit và lợi nhuận ròng, thước đo định giá cổ phiếu, v.v.
- Lấy chỉ số Gross Profit Margin để có sự so sánh tình hình lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đủ dài (thông thường từ 3 đến 5 năm).
- Nếu bạn đang có ý định nghiên cứu Gross Profit Margin để đầu tư cổ phiếu thì nên lựa chọn các công ty có giá trị Gross Profit ổn định hoặc tăng trưởng tốt trong thời gian gần đây.
8. Tổng kết
Gross Profit là chỉ số xuất hiện thường xuyên tại các bản báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mỗi năm. Qua chỉ số này, doanh nghiệp biết được lãi suất của công ty qua các thời kỳ. Từ đó, lên chiến lược phát triển nhằm gia tăng doanh số. Đồng thời, các nhà đầu tư biết được tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai để có hướng đầu tư hợp lý. Hy vọng những thông tin về lợi nhuận gộp trên đây đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Chúc bạn thành công!