Ở thị trường kinh doanh, khái niệm về lũy kế rất thường xuyên xuất hiện, mức sinh lời sẽ bằng doanh thu lũy kế. Các khía cạnh này có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của một doanh nghiệp hay các hộ kinh doanh. Ở nền kinh tế, việc kiểm soát được doanh thu sẽ hỗ trợ cho đơn vị doanh nghiệp có thể phát triển bền vững khi hoạt động và có thể kiểm soát thu chi ở công ty. Còn ở những cá nhân thì việc quản lý thu chi cũng có thể quản trị được mức doanh thu của mình tối ưu hơn. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về lũy kế, lỗ lũy kế và các thông tin về lũy kế.
1. Lũy kế là gì?
Lũy kế được dịch sang tiếng Anh là cummulative, đây là thông số tổng hợp trước khi được đưa vào việc đo lường ở khoản hạch toán kế tiếp. Nói một cách đơn giản thì lũy kế là tích lũy cộng dồn một chỉ số. Để có thể dễ hình dung thì hãy xem ví dụ sau.
Giả sử như trong tháng trước số nợ là 100 triệu, qua tháng kế tiếp số nợ là 50 triệu. Khi khoản nợ ở tháng rồi chưa được thanh toán sẽ sẽ được cộng tích lũy đến tháng sau, tức tổng nợ lũy kế lúc này là 150 triệu. Lũy kế trong trường hợp này là việc tích lũy nợ cũ và nợ mới với nhau.
2. Công thức tính lũy kế là gì?
Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + Lũy kế những tháng trước
Giả sử như tài khoản của bạn đang có sẵn 10 triệu, bạn đầu tư và mức sinh lời được thể hiện qua các quý như sau:
Quý 1: trừ 5 triệu
Quý 2: cộng 4 triệu
Quý 3: cộng 7 triệu
Quý 4: trừ 4 triệu
Lúc này lũy kế cả năm sẽ là 10-5+4+7-4 là 12 triệu, bỏ đi vốn thì mức sinh lời là 2 triệu.
3. Lũy kế giá trị thanh toán là gì?
Lũy kế giá trị thanh toán bao gồm lũy kế thanh toán tạm ứng cùng với lũy kế thanh toán khối lượng.
Trong số này:
Lũy kế thanh toán tạm ứng là giá trị tạm ứng tính trên hợp đồng còn lại chưa thu, tính cho đến cuối kỳ vừa rồi, trừ cho chiết khấu tiền ứng trước, cộng cho giá trị cần chi trả cho kỳ này.
Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành sẽ bằng số tiền đã chi trả khối lượng hoàn thành tính đến cuối kỳ vừa rồi, cộng cho chiết khấu tiền ứng trước, cộng với giá trị cần chi trả trong kỳ.
Lũy kế giá trị thanh toán bằng tổng của hai giá trị lũy kế ở trên.
4. Khấu hao lũy kế là gì?
Khấu hao lũy kế là toàn bộ chi phí mua một loại tài sản từ nhà máy, được chia vào khoản chi phí khấu hao tài sản từ thời điểm đưa vào quá trình phục vụ. Khấu hao lũy kế thông thường sẽ được tính toán kèm với tài sản xây dựng như các trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc,…
Hay có thể hiểu một cách ngắn gọn hơn thì khấu hao lũy kế sẽ là toàn bộ chi phí mua tài sản sẽ được chia khấu hao trong nhiều năm, với mục tiêu là thu hồi dần trị giá tài sản cố định đầu tư.
Số lượng khấu hao lũy kế hay được dùng nhằm mục đích xác định mức giá trị sổ sách là một phần của tài sản nhà máy. Khấu hao lũy kế từ một tài sản không được phép cao hơn mức chi phí mua tài sản đó. Ở tình huống tài sản vẫn được sử dụng sau khi đã khấu hao toàn bộ, thì việc tính khấu hao sẽ dừng lại ở các năm sau đó.
5. Lỗ lũy kế là gì?
Lỗ lũy kế là sự suy giảm giá trị của tài sản. Khi có một tài sản có giá trị bị giảm đi, nghĩa là lúc này giá trị ghi nhận ở sổ sách cao hơn mức giá trị thu hồi của tài sản nếu bán đi. Giá trị ghi nhận ở sổ sách là khoản tiền được ghi nhận ở sổ kế toán. Trong khi mức giá trị thu hồi sẽ là trị giá thực tế của tài sản ở thòi điểm hiện tại. Một tài sản sẽ bị mất giá trị ban đầu của nó khi sử dụng. Như một chiếc xe, qua thời gian sử dụng, máy sẽ yếu đi, võ xe bị trầy, vỏ xe mòn…
Khi diễn ra tình huống mà tài sản có giá trị được ghi nhận như vậy, sổ kế toán có hơn giá trị thực tế của tài sản thì lúc này sẽ có sự giảm đi về giá trị tài sản diễn ra. Cần phải có kế toán khai nhận mức lỗ lũy kế. Thay vỉ có tên gọi như vậy thì người ta sẽ gọi nó là khấu hao tài sản của công ty.
6. Công thức tính lỗ lũy kế là gì?
Lỗ lũy kế = trị giá ghi nhận ở sổ kế toán – Giá trị thu hồi của tài sản
Việc đo lường giá trị thu hồi của toàn bộ công ty là cách tốt nhất nếu như bạn không thể tính được chi tiết giá trị thu hồi của mỗi tài sản riêng biệt. Kết quả thu được cuối cùng sẽ thể hiện đáp án về mức lỗ lũy kế của toàn bộ công ty. Sau khi tính toán được mức lỗ này thì kế toán cần thêm vào mục ở mỗi loại tài sản.
7. Khi nào nên hạch toán các khoản lỗ lũy kế?
Khi đã tìm ra được mức lỗ lũy kế thì việc đầu tiên mà bạn cần làm đó là phải hạch toán ngay. Chi tiết thì mức lỗ này sẽ được ghi lại bao gồm:
Nợ: giá trị của các khoản lỗ này hay mức lời dựa trên tài sản đang nắm giữ. Khi mô hình này được sử dụng hay cân nhắc thì mức lỗ được công nhận.
Có: khoản dư cần phân tích lại hay khoản vốn dựa vào mức tài sản nắm giữ.
Khi đo lường dựa trên phương thức này, bạn cần phải chỉnh sửa cả mức phí khấu hao trong lần kế tiếp.
8. Đảo ngược khoản lỗ lũy kế được không?
Khi đã đo lường được mức lỗ này thì chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc rằng có khả năng đảo ngược lại hay không.
Đáp án sẽ là có. Ở tình huống mà chỉ cần một con số thôi cũng làm cho mức lỗ này giảm đi và việc ghi nhận lại mức lũy kế sẽ được công nhận. Nợ là giá trị tài sản hiện có ở việc nhập lỗ lũy kế. Cần phải lưu ý nên tiến hành chỉnh sửa về mức phí khấu hao ở kỳ kế tiếp. Bên cạnh đó, không được đảo ngược khoản lỗ này dựa vào lợi thế thương mại.
9. Lãi lũy kế là gì?
Lãi lũy kế được coi là mức độ tăng lên của tài sản, những giá trị của tài sản đang tăng lên cao hơn mức giá trị ghi nhận ở sổ sách. Điều này sẽ mang lại những giá trị lợi ích cho công ty, hỗ trợ công ty bù cho những khoản lỗ khác.
Ta sẽ lấy một tình huống cụ thể: khi công ty đang hoạt động ở mảng sản xuất đồ thời trang thì cần phải mua về các thiết bị sản xuất, niên đại giá trị là 7 năm. Nhưng khi đã sử dụng qua mức này tức là khoảng 8 năm thì toàn bộ sản phẩm vẫn được sản xuất mà không bị ảnh hưởng. Nghĩa là thiết bị này có giá trị giữ nguyên, tuy là thời hạn sử dụng đã không còn. Điều này có nghĩa là công ty tích thêm lãi lũy kế, bình thường giá trị này sẽ khá khó phát sinh chính vì khi máy móc được sử dụng thường xuyên cần sửa chữa, bảo trì,…
Lãi lũy kế = Giá trị sổ sách ghi nhận CGU + giá trị thu hồi của CGU.
Lời kết
Và đó là những thông tin về lũy kế, lỗ lũy kế cũng như các khái niệm có liên quan đến lũy kế mà bạn cần quan tâm. Không chỉ xuất hiện thường xuyên ở các doanh nghiệp lớn mà ở các hộ gia đình kinh doanh hay ở các cá nhân thì lũy kế vẫn tồn tại. Do đó đây là khái niệm mà mọi người nên tìm hiểu để có thể quản lý được nguồn thu chi của mình.