Lệnh Limit Order được xếp vào top những lệnh quan trọng nhất khi tham gia giao dịch Forex, Chứng khoán, sàn Crypto, v.v. Với loại lệnh này, nhà đầu tư có thể kiểm soát tốt hơn giá mua vào, bán ra đồng coin. Vậy Limit Order là gì? Trader cần nắm thêm những thông tin nào khi tham gia thị trường tiền ảo? Tất cả sẽ được trình bày rõ trong bài viết sau đây!
1. Limit Order là gì?
Limit Order (Lệnh Giới Hạn) là loại lệnh được trader đặt nhằm mua sản phẩm giao dịch ở mức giá thấp hơn & giá bán cao hơn hiện tại. Lệnh này được đặt trên sổ lệnh ở mức giá giới hạn nhất định hoặc tốt hơn. Giao dịch chỉ xảy ra khi giá thị trường đạt mức giá giới hạn đó.
2. Những “chế tài” của lệnh Limit Order
Lệnh Limit Order do chính nhà đầu tư thiết lập. Nhà môi giới ngầm hiểu đó là mong muốn của trader cho mức giá giao dịch khi thị trường khởi động. Để quy định này có tính thực thi và minh bạch, bài viết sẽ đi tìm hiểu đặc điểm pháp lý của lệnh. Cùng tham khảo!
- Cho nhà đầu tư: Sở giao dịch chứng khoán hoặc bất kỳ sàn giao dịch nào cũng có những quy định về việc thực hiện lệnh Limit Order. Nhà đầu tư muốn đặt lệnh và hợp thức hóa lệnh khi giao dịch thì buộc phải tuân thủ những quy định đó.
- Cho nhà môi giới: Sau khi tiếp nhận yêu cầu và thống nhất thời điểm đặt lệnh Limit Order với nhà đầu tư, phía môi giới phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quá trình đặt lệnh này. Lệnh đặt càng nhanh chóng, càng chính xác thì hiệu quả mang lại càng cao.
Lệnh Giới Hạn nói riêng và tất cả các lệnh đặt trong khi giao dịch nói chung đều mang những chế tài nhất định. Việc thiết lập các quy định này vừa giúp sàn giao dịch kiểm soát tốt hoạt động giao dịch, vừa giúp các nhà đầu tư và các bên môi giới nhất quán trong việc đặt lệnh. Nếu nhà đầu tư và nhà môi giới “vượt rào” quy định, lệnh sẽ không có hiệu lực sử dụng.
3. Đánh giá khách quan lệnh Limit Order
Mỗi lệnh giao dịch đều có những đặc điểm khác nhau. Điều này giúp nhà giao dịch được sử dụng và kết hợp nhiều lệnh nhằm mang lại kết quả như mong muốn của mình. Với Limit Order, khách quan đánh giá sẽ có những ưu điểm – nhược điểm sau đây:
3.1 Những tính năng vượt trội
- Thao tác lệnh dễ dàng, nhà đầu tư nào cũng có thể thực hiện
- Tiết kiệm thời gian và công sức của nhà đầu tư. Lệnh Giới Hạn đặc biệt thích hợp với những trader không có nhiều thời gian theo dõi thị trường biến động giá.
- Giúp tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro khi giao dịch, v.v.
3.2 Những mặt hạn chế
Bên cạnh những tính năng vượt trội trên thì Limit Order còn vướng phải một số hạn chế nhất định sau đây:
- Có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu tư do trader đã đặt lịch thực hiện lệnh từ trước. Ví dụ khi giá không giảm xuống mức mà nhà đầu tư mong muốn, trong khi đó đã tăng lên cao khi trader đã chờ sẵn lệnh BUY. Hoặc ngược lại, nhà đầu tư hụt mất cơ hội bán khi mức đặt lệnh SELL cao hơn giá hiện tại của thị trường.
- Nhà đầu tư có thể “tay trắng” nếu đặt lệnh sai: Nếu không ước lượng được biên độ dao động của giá, nhà đầu tư có thể trả giá bằng việc thua lỗ. Hoặc trong trường hợp giá lao dốc không phanh thì chắc chắn việc đầu tư sẽ thất bại.
Từ những ưu điểm và hạn chế trên, nhà đầu tư có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để hạn chế rủi ro và phát huy tính tích cực của Limit Order. Ngoài ra, để việc thực hiện lệnh thêm chính xác, trader nên kết hợp với các đường chỉ báo, công cụ phân tích kỹ thuật.
4. Hướng dẫn cách dùng lệnh Limit Order mới nhất
4.1 Thời điểm sử dụng
Có một điều đặc biệt với Limit Order rằng lệnh giao dịch này không thích hợp đối với những nhà đầu tư vội vàng. Tức là khác với Market Order, Lệnh Giới Hạn không nên thực hiện ngay lập tức mà phải có thời gian đợi đến khi giá thị trường gần chạm đến điểm đặt cược giá bán/mua.
Nói rõ hơn, lệnh Limit Order tạo điều kiện cho nhà đầu tư được mua/bán sản phẩm giao dịch ở mức giá tốt hơn giá hiện tại. Do đó, nó được ưu tiên đặt ở vùng kháng cự và hỗ trợ mạnh. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư chia nhỏ Lệnh Giới Hạn thành nhiều phần khác nhau, phân bố rải rác ở các khu vực hiệu ứng trung bình giá, giúp tăng tỷ lệ giao dịch thành công.
4.2 Lệnh giới hạn có hiệu lực khi nào?
Cũng giống như các lệnh khác, Limit Order cũng có hiệu lực nhất định, được thể hiện rõ trong những yếu tố sau:
- Limit Order có giá trị trong ngày: Đối với những lệnh không được nhà giao dịch xác định chính xác trong bao lâu sẽ được xếp vào lệnh có giá trị trong ngày – Day Order.
- Lệnh Giới Hạn có giá trị đến thời điểm nhà đầu tư hủy lệnh: Đây là những lệnh chỉ có giá trị từ thời điểm mở lệnh đến khi khách hàng xác nhận kết thúc lệnh.
- Lệnh Giới Hạn tất cả hoặc không: Với loại lệnh này, nhà đầu tư được thực hiện nó bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, lệnh phải được thực hiện đồng thời, không được tách từng phần lệnh thực hiện.
- Lệnh Giới Hạn thực hiện ngay hoặc hủy bỏ: Lệnh này yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, có thể thực hiện 1 phần của lệnh. Những phần còn lại không được thực hiện sẽ phải hủy bỏ.
- Lệnh Giới Hạn thực hiện toàn bộ hoặc hủy bỏ: Tương tự như vậy, với Lệnh Giới Hạn thực hiện toàn bộ hoặc hủy bỏ, nhà đầu tư chỉ được thực thi toàn bộ lệnh nếu không phải hủy bỏ tất cả.
4.3 Cách đặt lệnh Limit Order
Bạn có thể sử dụng bất kỳ Lệnh Giới Hạn của sàn giao dịch nào nếu muốn. Mỗi sàn giao dịch lại có cách đặt lệnh khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này, Top Trading Forex sẽ giới thiệu đến bạn cách đặt lệnh với sàn Binance:
- Bước 1: Đăng nhập vào sàn giao dịch bạn muốn (Cụ thể ở đây là sàn Binance)
- Bước 2: Lựa chọn cặp tiền điện tử bạn muốn giao dịch
- Bước 3: Trong giao diện giao dịch, click chọn “Limit Order”
- Bước 4: Thiết lập khối lượng giao dịch và mức giá giao dịch
- Bước 5: Click chọn nút “SELL” để đặt lệnh
- Bước 6: Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, sàn giao dịch sẽ gửi cho bạn một thông báo xác nhận.
Lưu ý:
- Ngoài việc đặt khối lượng giao dịch và mức giá giao dịch thủ công, nhà đầu tư có thể đặt theo thiết lập sẵn của sàn với các mức tương đương: 25%, 50%, 75% và 100%.
- Sau khi đặt lệnh thành công, nhà đầu tư có thể theo dõi quá trình tại sổ lệnh.
- Lệnh giới hạn chỉ được thực hiện khi giá thị trường đạt tới mức giá được thiết lập sẵn. Trong trường hợp giá chưa chạm tới, lệnh giới hạn sẽ luôn trong trạng thái chờ.
5. Tổng kết
Lệnh giới hạn là một lệnh quan trọng giúp nhà đầu tư kiểm soát tốt kết quả giao dịch. Đặc biệt trong trường hợp bạn không có quá nhiều thời gian để theo dõi thị trường giá. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần biết kết hợp nhiều chỉ báo và kinh nghiệm giao dịch để chọn khối lượng và thời điểm đặt lệnh Limit Order thích hợp. Chúc các nhà đầu tư thành công với Lệnh Giới Hạn!