Kiểm soát rủi ro thế nào cho hiệu quả? Cách phân loại rủi ro

Khả năng tính toán và kiểm soát rủi ro tốt sẽ góp phần đáng kể vào sự thành công của một doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, quá trình phân loại rủi ro cũng đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, nhằm đề ra phương án giải quyết phù hợp khi có vấn đề phát sinh xảy ra. Thế nên, trau dồi kiến thức và nắm bắt thông tin hằng ngày được xem là cơ sở hàng đầu để phân tích cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chuyên mục này trong bài viết dưới đây.  

1. Kiểm soát rủi ro là gì?

Kiểm soát rủi ro hay còn gọi là Risk Control, được hiểu là việc sử dụng kết hợp nhiều biện pháp để giải quyết một tình trạng bất ổn về tài chính, nội bộ của một doanh nghiệp. Điều này có thể giúp cho tổ chức giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tối đa tổn thất có thể xảy ra.

kiểm soát rủi ro
Định nghĩa cơ bản về hoạt động kiểm soát rủi ro

2. Tầm quan trọng của việc kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp

Bất kỳ hoạt động, hay quy trình của một tổ chức đều có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, thế nên, vai trò của chúng cực kỳ quan trọng. Riêng với việc kiểm soát rủi ro thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong phân tích dữ liệu và xu hướng phát triển. Đây là điều kiện cốt lõi cho sự tồn tại của một tổ chức. Vậy cụ thể ý nghĩa của kiểm soát và phân loại rủi ro là gì?

2.1 Đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu

Kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp là cách tốt nhất để loại bỏ một số yếu tố có thể gây ảnh hướng gián tiếp hoặc trực tiếp đến con người, cũng như tài sản của một công ty. Điều này giúp tăng tính hiệu quả trong quá trình hoạt động, bảo vệ tối đa giá trị và lợi ích của nhân viên cũng như khách hàng. 

2.2  Nâng cao uy tín của tổ chức doanh nghiệp trên thị trường

Để có thể kinh doanh và giao dịch hàng hóa một cách thuận lợi, thì việc trau dồi kỹ năng kiểm soát rủi ro đa dạng, linh hoạt là một hoạt động không thể thiếu. Theo khảo sát chung, lòng trung thành của khách hàng thường dựa trên tiềm năng sản phẩm và mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh.  

2.3 Kiểm soát rủi ro, gia tăng cơ hội thành công rõ rệt

Trong suốt quá trình tìm cách khắc phục và kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc tiếp cận với cơ hội phát triển, mở rộng quy mô tài chính. Cụ thể là, nhiều thương vụ hợp tác giữa các công ty nhỏ để cùng giải quyết vấn đề chung chính là tiền đề quan trọng và mở ra nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư, giúp đỡ đầu tư trong tương lai. Nếu tiếp tục duy trì nhịp độ này, uy thế của doanh nghiệp sẽ được nâng cao trên thị trường Việt Nam.

3. Hướng dẫn cách phân loại rủi ro chính xác 

Hiện tại, trên thị trường ghi nhận rất nhiều cách để phân loại rủi ro, tuy nhiên, sau đây là bốn nhóm cơ bản nhất, bao gồm:

3.1 Rủi ro tín dụng

Khi doanh nghiệp khuyến khích hoạt động thanh toán qua thẻ tín dụng cho người dùng, là đồng nghĩa với việc chấp nhận đứng trước rủi ro lợi nhuận rất lớn. Đây được xem là hình thức hỗ trợ tài chính cho quá trình mua hàng của người tiêu dùng, do công nghệ khấu trừ và thanh toán mặc định. Vì vậy, việc sở hữu một đội ngũ có khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng tốt là chìa khóa thoát khỏi “cửa tử” của một tổ chức kinh doanh.

3.2 Rủi ro từ thị trường hàng hóa và dịch vụ

Khi phân loại rủi ro trên thị trường, một nhóm đối tượng đáng quan ngại nhất chính là các hiện tượng tự nhiên, hoặc sự biến pháp lý xảy ra bất ngờ. Điều này bắt buộc quá trình kiểm soát rủi ro phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đưa ra những dự báo kinh tế chính xác, dựa trên hai yếu tố là xác suất và chỉ số thống kê. Bên cạnh đó, risk control còn ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đang trao đổi trên các sàn giao dịch tại thời điểm đó.

phân loại rủi ro
Các loại rủi ro tài chính thường gặp phải đối với doanh nghiệp

3.3 Rủi ro lãi suất

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể huy động đủ nguồn vốn cho quá trình phát triển và hoàn thiện bộ máy sản xuất. Vì thế, nhờ vào nhiều chính sách hỗ trợ vay tư nhân hoặc nhà nước, các tổ chức công ty hoàn toàn có thể bắt đầu vận hành bộ máy kinh doanh của mình một cách thuận lợi. Tuy nhiên, việc kiểm soát rủi ro cho vấn đề này cũng cực kỳ khó khăn. Sở dĩ, sự biến động liên tục trên thị trường có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến chi phí lãi suất, giá trị của giấy có giá và thậm chí là xuất hiện sản phẩm phát sinh lãi suất. Biện pháp hiệu quả nhất trong tình trạng này chính là cân nhắc các mức cho vay đến từ nhiều ngân hàng khác nhau, cũng như tính toán đến khả năng tài chính của công ty. 

3.4 Rủi ro thanh khoản khi giao dịch

Doanh nghiệp có thể tham gia vào một số lĩnh vực đầu tư không có tính thanh khoản như hoạt động trao đổi cổ phiếu không giao dịch giữa mới cá nhân. Tuy nhiên, khi tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu trên sàn điện tử quá trình mua bán sẽ không được thực hiện dễ dàng bời vì một số rào cản nhất định về tài chính. Đó là lý do tại sao phải phân loại rủi ro chính xác, đinh kèm với kiểm soát rủi ro hiệu quả, tránh hiện tượng sản phẩm doanh nghiệp bị mất giá. 

4. Xây dựng kế hoạch kiểm soát rủi ro hợp lý

Bước 1: Tìm hiểu và xác định được rủi ro tiềm ẩn

Doanh nghiệp cần phải có đủ thời gian để nghiên cứu và sàng lọc những thông tin chính xác, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, nên chọn lựa những đối tượng phù hợp, có khả năng đem lại hiệu quả khảo sát tối đa cho lĩnh vực kinh doanh của mình. 

Bước 2: Phân tích đặc điểm, dự đoán hậu quả 

Phân tích đặc điểm  dựa vào khả năng lập luận của nhà quản trị, cùng với nguồn data chọn lọc, được xem là giải pháp lựa chọn hàng đầu khi đối mặt với nhiều thách thức trên thị trường. Cần xây dựng một kế hoạch kiểm soát rủi ro chặt chẽ, phổ biến outline đến toàn bộ nhân viên thuộc bộ phận nghiên cứu thị trường, nhằm tổng hợp nhiều ý tưởng hay và độc đáo.

kiểm soát rủi ro
Làm thế nào để cân bằng cơ hội với rủi ro cho doanh nghiệp?

Bước 3: Lựa chọn các biện pháp phòng ngừa

Sau khi tham khảo ý kiến từ đội ngũ nhân viên, việc tiếp theo là xác định và lựa chọn  biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình đồng ý KRI để tính toán cách thức tối đa hóa lợi ích tốt nhất. 

Bước 4: Phân công nhiệm vụ

Quá trình kiểm soát rủi ro sẽ diễn ra tốt hơn nếu có sự phân công nhiệm vụ hợp lý giữa các bộ phận. Trước tiên, hãy chia các giải pháp đã đề xuất thành từng nhóm cụ thể, phù hợp với từng hình thức phân loại rủi ro khác nhau. Sau đó, phải đảm bảo deadline hoàn thiện đối với từng nhân viên phụ trách.

Bài viết trên đây cung cấp và phổ biến kiến thức về quy trình kiểm soát rủi ro của một doanh nghiệp và tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó, mọi người cũng thể nắm được các cách phân loại rủi ro phổ biến trên thị trường hiện nay, nhằm hỗ trợ tối đa cho quá trình hoàn thiện kế hoạch kinh doanh.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine