Để đánh giá tình hình của một doanh nghiệp trước khi góp vốn, nhà đầu tư cần phải xem xét đến nhiều hệ số, tỷ số khác nhau của doanh nghiệp. Phân tích và theo dõi trong một thời gian dài mới có thể biết được chính xác doanh nghiệp có đang thực sự hoạt động hiệu quả hay không cũng như định hướng được con đường phát triển sau này. Và một trong những hệ số đó là – Hệ số nợ.
1. Hệ số nợ là gì?
Hệ số nợ là chỉ số được tính dựa trên tổng số nợ và tổng số tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp. Đây là một trong những chỉ số quan trong để nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không. Trong khi đó, lãnh đạo sẽ biết được mức độ an toàn về tài chính của doanh nghiệp như thế nào.
Việc nắm bắt được hệ số nợ là vấn đề tất yếu đối với cả những người muốn đầu tư, những người quản lý và cả các nhân công, người lao động đang làm việc tại công ty. Chính những người lao động này cũng sẽ biết được công ty có đang quản lý nguồn vốn một cách rõ ràng và có hiệu quả tốt không.
Hệ số nợ sẽ cho biết mức độ an toàn tài chính của công ty đang là cao hay thấp. Và nếu trong trường hợp không may xảy ra là công ty phá sản, giải thể thì liệu họ có đủ nguồn tài chính để trả cho chủ nợ và người lao động hay không?
Doanh nghiệp luôn phải đối mặt vơi rủi ro phá sản, dù cao hay thấp. Do đó, nhà đầu tư, những người muốn góp vốn, mua cổ phiếu ở một công ty nào đó buộc phải nghiên cứu, tìm hiểu về cách tính hệ số nợ. Nó sẽ tác động trực tiếp đến việc lựa chọn cổ phiếu sau này.
1.1 Cách tính hệ số nợ
Cách tính hệ số này khá đơn giản, ta chỉ cần dựa vào các kết quả trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp là đã có thể tính được. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến hai chỉ số là tổng nợ của doanh nghiệp và tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu.
Hệ số nợ = Tổng số nợ / Tổng số tài sản
1.2 Ý nghĩa của hệ số nợ
Như đã viết, hệ số nợ có tầm ảnh hưởng đến đến rất nhiều bên. Nhiều người quan tâm đến tính hệ số nợ bởi họ muốn biết về khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ như thế nào.
Nếu hệ số này thấp, thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không tận dụng tốt đòn bẩy để sinh lời. Trong khi đó, nếu như hệ số quá cao, thì việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất kiểm soát về tài chính, không có khả năng để chi trả các khoản cho doanh nghiệp là rất lớn.
Tuy nhiên, xét trên thực tế thì việc nhận định về khả năng thanh toán của các công ty cần phân tích rất nhiều thứ. Cần xem xét dựa trên ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cũng như thời điểm có được nhận định khách quan về hệ số nợ. Bởi không phải lúc nào các công ty cũng có sự điều chỉnh giống nhau.
2. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Tiếp đến, một hệ số mà chúng ta cũng cần quan tâm khi tìm hiểu về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp đó là tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.
Đây là hai nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp. Một bên là vốn nợ – vốn đi vay (vay ngân hàng, huy động từ các nhà đầu tư, v.v.) và một bên là vốn của doanh nghiệp (vốn từ ban đầu khi thành lập, vốn do các cổ đông góp, v.v.). Đây là một điều hiển nhiên, bởi các công ty sản xuất, kinh doanh hiện nay hầu hết đều vay vốn thông qua hai hình này. Đặc biệt là các công ty cổ phần. Trừ các doanh nghiệp một thành viên hay các công ty gia đình, quy mô nhỏ thì không ưu tiên sử dụng.
Việc huy động vốn nợ từ bên ngoài còn là một cách để giảm thiểu các rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải.
Để tính được tỷ số này, ta sẽ dựa vào số nợ phải trả của doanh nghiệp và tổng vốn chủ sở hữu.
Công thức tính hệ số nợ như sau:
Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu.
Như vậy, thông qua công thức tính hệ số vốn chủ sở hữu, ta sẽ nhận ra được các vấn đề như sau:
-Trường hợp 1: Khi mà tỷ số này lớn hơn 1 (100%) tức là hầu hết các tài sản mà doanh nghiệp đang có đều đến từ các khoản nợ đi vay từ bên ngoài để đầu tư. Ví dụ như doanh nghiệp sử dụng vốn vay của ngân hàng để mua sắm các thiết bị để sản xuất, kinh doanh.
-Trường hợp 2: Nếu như tỷ số này nhỏ hơn 1 (tức 100%) điều này có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn sẵn có, vốn chủ sở hữu của mình để mua sắm các thiết bị, tài sản để kinh doanh.
2.1 Ý nghĩa của hệ số vốn chủ sở hữu
Tất nhiên, không phải tự dưng mà các doanh nghiệp đưa ra các hệ số này và nhà đầu tư coi đây là một trong những hệ số để đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cách thức cơ cấu nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào cách huy động vốn mà nó sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai lầu dai.
Nếu như tính hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho ra kết quả quá cao thì về lâu dài, đây chỉ toàn là các khoản tiền đi vay từ bên ngoài. Lâu dần, doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng nợ xấu, không có khả năng trả nợ khi đến hạn.
Nếu như doanh nghiệp cứ mãi đi vay vốn từ bên ngoài thì điều đó có thấy họ hoạt động không hề hiệu quả và ngày càng kém đi. Nhưng nếu ngược lại, số vốn được rút dần, hệ số thấp nghĩa là doanh nghiệp đang đi đúng hướng, hoạt động hiệu quả nên đã trả được nợ cho các nguồn vốn từ bên ngoài.
Hoặc ít nhất, họ cũng thấy được doanh nghiệp có nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, không bị chi phối hay bị áp lực bởi các thế lực tài chính khác, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thậm chí, nếu như có đợt biến động nào đến doanh nghiệp thì luôn có sẵn nguồn vốn dồi dào để chi trả.
2.2 Hạn chế của hệ số nợ trên tổng tài sản
Ta cũng phải thừa nhận một điều rằng, rất ít doanh nghiệp có thể minh bạch được tài sản từ vốn sở hữu hay vốn đi vay. Rõ ràng, doanh nghiệp không chỉ có mỗi tài sản hữu hình, mà còn có các loại tài sản vô hình khác. Bởi vậy, ý nghĩa của hệ số nợ không thể nào đánh giá chính xác tuyệt đối được.
Vẫn sẽ tồn tại những nhược điểm hay hạn chế ảnh hưởng đến các giá trị của hệ số này. Đó chính là việc minh bạch trong chất lượng tài sản giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình.
Tiếp đến là thời gian để đánh giá. Thời điểm để đánh giá hệ số này rất quan trọng. Bởi có thể chúng ta đánh giá khi mà doanh nghiệp chỉ vừa mới vay vốn, hoặc chưa hết thời hạn xoay vòng vốn. Như vậy, đánh giá doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả vào lúc này sẽ không được khách quan.
Để biết được doanh nghiệp hoạt động như thế nào, tình hình tài chính ra sao thì cần phải dựa vào thời gian để đánh giá. Chính xác hơn là thời gian đánh giá càng dài, càng nhiều mốc bao nhiêu thì chủ đầu tư càng có nhiều cơ sở dữ liệu, độ chính xác và khách quan bấy nhiêu.
Nếu trong thời gian dài, doanh nghiệp không có chuyển biến hay cải thiện được tình trạng về nợ thì điều đó có thể là tín hiệu cảnh báo cho rủi ro hoạt động của doanh nghiệp. Cũng đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp đang không có tiền hoặc có sẵn tiền để chi trả cho các khoản phát sinh, và ác trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Ví dụ như dịch bệnh năm 2020 -2021 là một ví dụ. Doanh nghiệp nào có sẵn vốn, có dự trù thì có thể cầm cự được trong thời gian dài. Nhưng nếu doanh nghiệp nào chỉ dựa vào việc đi vay từ bên ngoài, hệ số nợ quá cao thì rất nhanh chóng bị đào thải dẫn đến phá sản.