Theo dõi các chỉ số của doanh nghiệp luôn là một trong những kỹ năng cần thiết để biết được có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không? Cụ thể hơn là có nên mua cổ phiếu? Hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu một chỉ số rất quan trọng mang lên giá trị sổ sách.
1. Giá trị sổ sách là gì?
Giá trị sổ sách của một doanh nghiệp được hiểu là giá trị còn lại sau khi đã lấy tổng tài sản trừ đi tất cả các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả. Nó cũng được hiểu đó theo nghĩa đó là giá trị sổ sách cổ phần hay Book Value.
Như vậy, Book Value sẽ thường được sử dụng trong các công ty cổ phần và đã phát hành cổ phiếu để huy động vốn đầu tư từ các cổ đông. Như vậy, nếu trong trường hợp công ty gặp rủi ro, dẫn đến tình trạng phá sản, thanh lý toàn bộ tài sản và trừ đi các khoản nợ cần thanh toán thì đây chính là phần mà các cổ đông sẽ nhận được.
Giá trị này càng nhiều nghĩa là giá trị tổng tài sản còn lại, cũng như số tiền mà cổ đông nhận được càng lớn và ngược lại.
Thông số về giá trị sổ sách sẽ được thể hiện một cách rõ ràng và chi tiết trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo định kỳ thường niên hoặc các báo cáo bất thường, đột xuất của doanh nghiệp. Ta cũng có thể hiểu được một phần tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa vào con số này.
Nếu như tổng tài sản giữ nguyên, vốn đầu tư không tăng thêm mà Book Value thấp nghĩa là doanh nghiệp có nhiều khoản nợ, số tiền nợ cần phải trả lớn. Nhưng nếu Book Value cao, nghĩa là doanh nghiệp đang làm ăn tốt, không có quá nhiều khoản vay. Đây cũng được coi là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2. Cách tính giá trị sổ sách
Hiện nay đang có hai cách tính về giá trị Book Value, nhà đầu tư có thể tham khảo như sau:
Cách 1: Book Value = (Vốn chủ sở hữu – Tổng giá trị tài sản vô hình) / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành bên ngoài thị trường
Cách 2: Book Value = (Tổng giá trị tài sản – Tài sản vô hình – Tổng nợ phải trả) / Tổng số cổ phiếu đang phát hành và lưu hành ngoài thị trường
Như vậy, với công thức này, ta có thể hiểu, Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp sẽ bao gồm cả nợ ngắn hạn và cả nợ dài hạn.
Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu, cả hai cách tính này có một chút khác biệt nhưng ý nghĩa của chúng không đổi.
3. Ý nghĩa của giá trị sổ sách
Đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Họ dựa vào đó để đánh giá cũng như so sánh sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp. Từ đó, có được các quyết định về định hướng đầu tư cũng như phát triển trong tương lai.
Như đã nói ở phần định nghĩa, chỉ số của giá trị này còn được thể hiện thông qua cổ phần. Điều đó có nghĩa là nó ảnh hưởng đến cả giá trị của cổ phiếu đối với các công ty cổ phần.
Khi mà giá trị thấp, điều đó chứng tỏ giá trị của cổ phiếu cũng đang ở mức thấp. Tuy nhiên, chúng ta đừng vội bi quan. Bởi với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì đây lại là một cơ hội cực kỳ tốt với họ. Nếu nhận thấy giá trị của cổ phiếu và doanh nghiệp ở trong tương lai. Nhà đầu tư sẽ lợi dụng thời điểm cổ phiếu thấp để tiến hành gom và chờ thời điểm tăng vọt giá để bán ngược trở lại ra thị trường. Đây là một trong những chiến lược hiệu quả nhưng không phải ai cũng làm được. Chỉ có những nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm, tâm lý vững mới làm được điều này.
4. Những hạn chế của Book Value
Chúng ta có thể công nhận một điều rằng giá trị sổ sách có rất nhiều giá trị đối với doanh nghiệp cũng như là nhà đầu tư. Không thể phủ nhận rằng nhờ vào nó, nhà đầu tư dễ xác định được giá trị của cổ phần cũng như so sánh về việc hoạt động của doanh nghiệp, giá trị các dự án.
Tuy nhiên, không một công cụ hay chỉ số tài chính nào là hoàn hảo. Book Value cũng vậy, nó vẫn còn tồn đọng rất nhiều nhược điểm.
-Nhà đầu tư chỉ được phép cập nhật và biết đến Book Value của công ty trong các kỳ báo cáo tài chính. Thời gian của các kỳ báo cáo này thường là theo quý hoặc định kỳ theo năm.
Chỉ trong các phiên báo cáo này doanh nghiệp mới công bố báo cáo tài chính. Điều này nghĩa là, nhà đầu tư muốn định giá được cổ phiếu hay tình hình hoạt động, giá trị của doanh nghiệp thì phải đợi đến các kỳ báo cáo tài chính.
Việc này đôi khi có thể khiến cho việc đầu tư trở nên chậm trễ, lỡ mất các cơ hội ở thời điểm gần hoặc ngay lập tức.
-Khi nhìn vào báo cáo tài chính, ta có thể nhìn thầy, giá trị Book Value nằm ở phần kế toán. Như vậy, đây là phần mà có thể điều chỉnh được. Hơn nữa, theo như các nguyên tắc khấu hao trong kế toán, giá trị này phải được liệt kê và kê khai cao hơn so với giá trị ở ngoài thực tế.
Điều này có thể gây ra tình trạng không khách quan nếu như nhà đầu tư muốn biết chính xác và có thể gây ra những tình trạng nhầm lẫn, đánh giá không cần thiết đối với nhà đầu tư.
-Chúng ta cũng biết được là giá trị của thiết bị, máy móc ở bên ngoài thực thế sẽ luôn thấp hơn giá trị được ghi ở trong báo cáo. Bởi ở trong đó luôn phải ghi cao hơn bên ngoài. Đây cũng là một trong những hạn chế của Book Value khi tác động đến sự đánh giá của các nhà đầu tư.
-Một vấn đề tiếp theo cũng là điểm hạn chế của Book Value đó là về thiết bị. Nếu như doanh nghiệp sử dụng các thiết bị, máy móc của mình ra để làm vật thế chấp, tài sản để vay nợ thì lại không được ghi vào trong Bool Value. Tình hình này không đúng với thực tế sản xuất của một số doanh nghiệp.
5. Giá trị sổ sách có ý nghĩa như thế nào với các nhà đầu tư?
Đây mới là mục đích quan trọng và cốt lõi nhất mà các nhà đầu tư đang muốn hướng tới. Cuối cùng thì chỉ số này có tác dụng và ý nghĩa như thế nào đối với họ.
Xét về bản chất, có hai đối tượng nhà đầu tư đang quan tâm về chỉ số này là nhà đầu tư ở hiện tại và nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.
Nhà đầu tư hiện tại là những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của công ty phát hành. Trong khi đó, nhà đầu tư tiềm năng là những người đang có ý định sẽ đầu tư vào công ty.
Với các nhà đầu tư hiện tại, khi nhìn vào con số trong chỉ số Book Value, họ sẽ biết được trong trường hợp rủi ro, công ty bị phá sản thì số tiền mà họ có thể nhận về là bao nhiêu. Từ đó, sẽ đưa ra cho mình các chiến lược, tiếp tục giữ cổ phiếu hay bán ra.
Ở các nhà đầu tư tiềm năng, đây sẽ là chỉ số quan trọng để họ có những so sánh và đánh giá với giá trị thị trường. Nếu book value thấp, nhà đầu tư có thể nghĩ đến các phương án, hoặc hình thức đầu tư khác mang đến nhiều lợi ích hơn.
Tổng kết
Điều này cho thấy, giá trị sổ sách luôn quan trọng, đối với doanh nghiệp hay cả các nhà đầu tư. Cơ hội và rủi ro thì luôn song hành với nhau. Hơn nữa, chỉ số cũng chỉ là công cụ để tham khảo chứ không phải là yếu tố quyết định. Nhà đầu tư cần lưu ý điều này.