Định nghĩa và các cấp độ của giá trị hợp lý? Giá trị là gì?

Hiểu về các khái niệm giá trị và giá trị hợp lý là một trong những kiến thức tài chính cơ bản mà nhà đầu tư buộc phải nắm rõ nếu muốn đọc hiểu các báo cáo tài chính. Chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các định nghĩa này nhé!

1. Giá trị là gì? Hiểu thế nào cho đúng về giá trị?

Giá trị – value là một khái niệm tương đối trừu tượng. Nó có nhiều ý nghĩa khác nhau trong các lĩnh vực. Về cơ bản, có thể hiểu, giá trị của một sản phẩm hay tài sản là số chi phí mà người ta phải làm ra hoặc bỏ ra để sở hữu được nó.

Đôi khi, khái niệm giá trị còn được dùng để chỉ công dụng mà nó mang đến cho người sử dụng và cũng không nhất thiết phải chỉ một tài sản hay sản phẩm nào đó. Bất cứ thứ gì được tạo ra cũng đều có giá trị của riêng nó.

giá trị hợp lý
Khái niệm về giá trị

2. Các loại giá trị đang có trên thị trường

Hiện nay, nhiều có nhiều khái niệm và định nghĩa về cụm từ này. Nó thể hiện cho nhiều mặt của sản phẩm, hàng hóa hay thị trường. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, ông cho rằng, hàng hóa có thể chia thành hai loại là “giá trị tiềm năng” và “giá trị sử dụng”.

Tất nhiên, hiện nay trên thực tế còn nhiều định nghĩa hơn như thế. Nó có thể liên quan đến thị trường, tiền tệ , sổ sách, sổ sách, trao đổi, giá cả chứ không chỉ có hàng hóa mới có value.

3. Giá trị hợp lý là gì?

Giá trị hợp lý – Fair Value được hiểu là giá trị của tài sản có tính ngang bằng giữa các loại sản phẩm, hàng hóa được mang ra trao đổi. Ở mức này, cả người mua và người bán đều cảm thấy hài lòng và chấp nhận được với nó. Trong một cuộc giao dịch ngang giá, cả hai bên đều cảm thấy hài lòng và cảm thấy không bị thiệt, họ chấp nhận sử dụng thì đây được coi là hợp lý. 

giá trị hợp lý
Định nghĩa về Fair Value là gì?

3.1 Các mức độ của giá trị hợp lý

Theo như kết quả nghiên cứu và quy định từ Hội đồng kế toán tài chính Mỹ, họ đã tiến hành khảo sát và đưa ra nhiều dự thảo. Trong đó có việc phân chia ra các cấp độ. Cụ thể như sau:

3.1.1 Cấp độ 1

Sẽ sử dụng giá niêm yết từ các tài sản để làm dữ liệu tham chiếu. Việc này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư nắm bắt được tình hình, thu nhập các thông tin và sử dụng làm dữ liệu để phục vụ cho thị trường hoạt động. 

3.1.2 Cấp độ 2

Ở cấp độ này, không sử dụng các dữ liệu tham chiếu như giá niêm yết như cấp độ 1 nữa. Có thể sử dụng trực tiếp giá thị trường, các khoản nợ phải trả.

3.1.3 Cấp độ 3

Nếu như ở hai cấp độ trên, giá hay dữ liệu tham chiếu có sẵn ở thời điểm đo lường, hay nói chính xác là tại ngày đo lường. Tuy nhiên, ở cấp độ 3 thì không có sẵn. Các công ty, doanh nghiệp buộc phải tự mình sử dụng các thông tin, dữ liệu sẵn có để tổng hợp và làm nguồn tham chiếu cho mình. 

Ngoài các thông tin của thị trường thì doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chính các thông tin của mình. Như vậy, sẽ có hiệu quả tốt hơn rất nhiều. 

Việc phân ra các cấp độ như trên sẽ giảm thiểu sự phức tạp cho các bên. Cùng với là tạo ra được sự thống nhất, tính nhất quán trong các phương thức đo lường của doanh nghiệp. Mặc dù vẫn còn những điểm hạn chế, song, cho đến thời điểm hiện tại, người ta cũng không thể phủ nhận những ưu điểm mà phương pháp về Fair Value mang lại. 

4. Ưu điểm của giá trị hợp lý

Lợi ích khi sử dụng giá trị hợp lý là không hề nhỏ. Bởi nó tạo ra được tính tin cập cũng như sự hiệu quả khi dùng đến các phương pháp để xác định. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số ưu điểm của loại hình này nhé!

-Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là nó có thể phản ánh được các tác động, sự thay đổi của thị trường đang diễn ra. Sự phản ánh nhanh nhạy và chính xác của thị trường sẽ cho người dùng dễ dàng nắm bắt và nhận định được các xu hướng, giá. Nhanh chóng thay đổi và điều chỉnh các chiến lược mới của mình.

-Hạn chế được việc kiểm soát và lạm dụng Fair Value là một trong những cải tiến rất lớn. Trong thời gian vừa qua, nhiều người lạm dụng các giả định trong việc ước tính nó. Một khi việc này được kiểm soát, thì việc xác định và kiểm chứng sẽ trở nên khách quan hơn so với trước kia. Không chỉ riêng việc này, một khi có tính khách quan thì việc minh bạch công khai cũng là điều chắc chắn. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế các tác động liên quan đến sự lạm dụng.

giá trị hợp lý
Ưu điểm

-Một ưu điểm không thể phủ nhận khác của Fair Value là việc định giá cho các trường hợp không có giá. Các doanh nghiệp đang bắt đầu chú ý đến nó nhiều hơn, từ đó, thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện các mô hình. 

5. Giá trị hợp lý có đáp ứng được tính bảo mật của thông tin tài chính

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc liệu rằng giá trị hợp lý có thể đáp ứng được sự thích hợp của thông tin tài chính hay không. Quan điểm này đã tạo ra rất nhiều tranh cãi trong thời gian vừa qua. Chúng tôi xin được chia sẻ quan điểm của mình như sau:

Khi nói rằng, thông tin là thích hợp thì thông tin đó phải giúp ích được cho người dùng. Cụ thể là mang đến các giá trị thích hợp mà thông qua nó, nhà đầu tư có thể cân nhắc để sử dụng, đưa ra các phán quyết, nhận định của bản thân. Các thông tin ấy không chỉ đơn thuần là ở hiện tại mà nó còn chịu sự tác động của sự kiện đã từng diễn ra ở quá khứ mà còn ảnh hưởng đến cả tương lai.

Nói như vậy để mọi người có thể hiểu được rằng, việc sử dụng các thông tin tài chính dựa trên Fair Value sẽ tốt và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc sử dụng từ giá gốc. Đôi khi là cả các cơ sở tính giá khác. 

Tuy nhiên, nói như vậy cũng không hoàn toàn đúng nếu như người sử dụng đưa ra các quyết định dựa trên thu nhập của họ dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dễ hiểu hơn, khi mà nhà đầu tư quyết định các thông tin sau khi đã lấy dữ liệu từ các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp thì giá trị hợp lý không còn nhiều ý nghĩa với họ. Bởi lúc này, giá trị không chỉ đơn thuần là sự hợp lý nữa, nó còn có thể biến động, tăng lên hoặc giảm xuống là điều hiển nhiên. 

6. Fair Value có thực sự đáng tin cậy hay không?

Cũng giống như quan điểm ở trên, ý kiến này cũng có sự tranh luận khá sôi nổi giữa các bên. Từ đó, đã tạo ra hai trường hợp đối với ý kiến này. 

-Trường hợp 1: Khi mà thị trường hoạt động, tài sản và nợ cần được tính toán một cách chính xác về giá thì lúc này, có thể coi là thị trường trực tiếp. Giá ở đây cũng có thể điều chỉnh, thì lúc này ta có thể coi là đáng tin cậy. 

-Trường hợp 2: Khi mà không có thị trường hoạt động, việc tính toán, áp dụng các giả định vào các mô hình sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, Fair Value không thực sự đáng tin cậy như trường hợp 1.

Tổng kết

Hi vọng, với các thông tin vừa được cung cấp ở trên, bạn đọc đã hiểu hơn về khái niệm giá trị hợp lý là gì, giá trị là gì cũng như các cấp độ của chúng. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất cũng như bổ sung các thông tin hữu ích cho mình nhé!

Google search engine