Là một nhà đầu tư chứng khoán, chắc hẳn thuật ngữ giá tham chiếu là gì không còn xa lạ. Tuy nhiên, để hiểu rõ về giá tham chiếu thì sẽ cần nhiều hơn là khái niệm thông thường. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn đọc về giá tham chiếu là gì cũng như cách tính giá tham chiếu dễ hiểu nhất. Mời các bạn cùng theo dõi.
Giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu là gì? Đây là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Hiểu một cách đơn giản, giá tham chiếu chính là mức giá cuối cùng khi lệnh đã khớp của ngày giao dịch gần nhất. Trên bảng điện tử, giá tham chiếu sẽ hiển thị dưới màu vàng.
Xem thêm:
- Coinlist là gì, đánh giá chi tiết, có nên tham gia Coinlist
- CCV là gì? Top những thông tin quan trọng cần lưu ý về CCV
Ví dụ về giá tham chiếu
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về giá tham chiếu là gì thì chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ dễ hình dung như sau:
Chẳng hạn như cổ phiếu FPT đóng cửa vào ngày thứ 4 (19/1/2022) với mức giá đóng cửa là 50.000 đồng thì giá tham chiếu của ngày thứ 5 (20/1/2022) chính bằng 50.000 đồng.
Cổ phiếu của MBB đóng cửa vào ngày thứ 5 (15/1/2022) với mức giá là 30.000 đồng thì giá tham chiếu của ngày thứ 6 (16/1/2022) chính bằng 30.000 đồng.
Tính giá tham chiếu như thế nào?
Giá tham chiếu sẽ có những công thức tính khác nhau tùy thuộc vào các sàn đang hoạt động như thế nào.
Đối với sàn HOSE: Người ta quy ước giá tham chiếu của những loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lên sàn bằng với mức giá đóng cửa đã được chốt trong ngày giao dịch gần nhất trước đó.
Đối với sàn HNX: Người ta quy ước giá tham chiếu của các loại cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sẽ bằng với mức giá đóng cửa đã được chốt trong ngày giao dịch liền kề trước đó.
Đối với sàn UPCOM: Mức giá tham chiếu sẽ được tính toán bằng công thức lấy trung bình cộng gia quyền theo một cách thức khi giá đã được khớp lệnh từ những ngày giao dịch liền kề trước đó.
Trong một số trường hợp đặc biệt, giá tham chiếu tại các sàn như HNX hoặc HSX sẽ tương đương với mức giá tại những ngày giao dịch không hưởng quyền. Điều này có nghĩa rằng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong những ngày đó không phát sinh bất kỳ một quyền hạn nào đính kèm hoặc phát sinh các loại cổ tức khác nhau.
Nguyên tắc là chúng ta sẽ lấy mức giá đóng cửa để có thể cân đối được mức cổ tức hoặc cân đối lại những quyền hạn không được thực hiện trong những ngày đó. Trong trường hợp nếu như các phiên giao dịch xảy ra sự cố không xác định được thì mức giá đóng cửa sẽ được tiến hành xác định theo một mức giá khác. Mức giá này cụ thể như thế nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự điều chỉnh của Ủy ban chứng khoán quốc gia.
Một minh chứng rõ nét nhất của sự điều chỉnh này đó là vào ngày 1/6/2021, các phiên giao dịch không thể xác định được giá tham chiếu bởi có một số sự cố phát sinh vào buổi chiều. Khi đó, mức giá khớp lệnh đã được lấy từ mức giá khớp lệnh của buổi sáng để tính toán theo mức giá này.
Giá mở cửa và giá tham chiếu có gì khác nhau?
Có rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm với nhau, trong đó giá tham chiếu và giá mở cửa thường bị nhầm lẫn nhiều nhất. Tuy nhiên, khi xét về bản chất, hai mức giá này là hoàn toàn trái ngược nhau. Trên thực tế, việc hai mức giá này có thể tương đương với nhau nhưng cách xác định về thời gian của chúng hoàn toàn trái ngược.
Giá tham chiếu được hiểu như thế nào đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở phần phía trên. Đây chính là mức giá cuối cùng khi chốt phiên trong ngày giao dịch trước đó. Trong khi đó, giá mở cửa lại được hiểu là mức giá đầu tiên khi các lệnh mua bán được khớp trong ngày gần nhất.
Trong giá mở cửa, người ta sẽ xác định được chính xác về giá mua và giá bán như thế nào. Việc xác định này được thực hiện thông qua nguyên tắc đấu giá. Tức là khi có cùng người mua và cùng nhiều người bán xuất hiện thì việc đấu giá giữa giá mua và giá bán đã được thực hiện thông qua nguyên tắc này.
Một số thông tin về giá trần, giá sàn có thể bạn chưa biết
Trong chứng khoán, không chỉ có mức giá tham chiếu mà còn xuất hiện rất nhiều mức giá khác nhau, điển hình nhất là giá trần, giá sàn. Nhà đầu tư nên biết về những loại giá này để có thể giao dịch cho phù hợp.
Thứ nhất, đối với giá trần. Đây chính là mức giá tối đa mà nhà đầu tư có thể tiến hành thực hiện các lệnh mua hoặc thực hiện các lệnh bán tất cả những sản phẩm chứng khoán xuất hiện trong ngày giao dịch đó.
Giá trần được tính toán bằng công thức lấy biên độ giao động cộng với 100%. Kết quả thu về nhân với giá tham chiếu.
Thứ hai, đối với giá sàn. Đây chính là mức giá tối thiểu mà nhà đầu tư có thể tiến hành thực hiện các lệnh mua hoặc thực hiện các lệnh bán tất cả những sản phẩm chứng khoán xuất hiện trong ngày giao dịch đó.
Giá sàn được tính toán bằng công thức lấy 100% trừ cho biên độ dao động. Kết quả thu về sẽ nhân trực tiếp với giá tham chiếu. Để biết được biên độ dao động bằng bao nhiêu, chúng ta phải lên trực tiếp các sàn và đọc kỹ quy định của sàn.
Chẳng hạn như đối với cổ phiếu hoặc các chứng chỉ quỹ thì biên độ giao động của chúng ở sàn HOSE là 7%, còn đối với sàn HNX thì biên độ dao động của chúng rơi vào mức 10%. Đối với sàn UPCOM, biên độ giao động của chúng rơi vào mức 15%.
Đối với trái phiếu thì cả ba sàn đều không có quy định về biên độ dao động của chúng. Đối với cổ phiếu mới đăng ký hoặc những loại cổ phiếu đã lâu không hoạt động nay lại giao dịch trở lại ( trên 25 phiên ) thì biên độ của chúng như sau: Ở sàn HNX có biên độ là 30%, ở sàn HOSE có biên độ là 20%, ở sàn UPCOM có biên độ là 40%.
Trong những trường hợp công ty tiến hành trả cổ tức hoặc thưởng cho các cổ đông bằng cổ phiếu thì biên độ dao động của chúng ở sàn HNX là 30%. Trong khi đó, các sàn khác không có quy định cụ thể về vấn đề này.
Cách đọc bảng điện
Trên bảng điện tử, các nhà đầu tư sẽ nhận biết được giá tham chiếu, giá trần và giá sàn thông qua màu sắc mà chúng được thể hiện. Giá tham chiếu sẽ được quy ước là màu vàng. Trong khi đó, giá trần sẽ được quy ước và màu tím, giá sàn sẽ được quy ước là màu xanh nước biển.
Nếu như mức giá đang có dấu hiệu tăng, nó sẽ được thể hiện qua màu xanh lá cây. Nếu như mức giá đang có dấu hiệu giảm thì nó sẽ được thể hiện qua màu đỏ. Trong một số công ty thì việc tăng hoặc giảm của một loại cổ phiếu nào đó sẽ thể hiện chủ yếu qua hai màu xanh và đỏ. Trong khi đó, giá trần sẽ được ký hiệu bằng cụm CE và giá sàn sẽ được ký hiệu bằng cụm FL.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin giải thích về giá tham chiếu là gì cũng như cách tính giá tham chiếu và phân biệt giá tham chiếu với một số mức giá khác trong chứng khoán. Đây là những kiến thức căn bản mà một nhà đầu tư cần nắm vững khi tham gia vào thị trường.