Trong xã hội ngày nay, cụm từ cải cách công nghiệp lần thứ 4 khá là quen thuộc với đại đa số chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ. Nghe thì nhiều nhưng liệu các bạn có thực sự hiểu công nghiệp 4.0 là gì không? Nếu vẫn còn mơ hồ thì mời các bạn đọc qua bài viết sau đây.
1. Công nghiệp 4.0 là gì?
Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của nhân loại. Trong thời đại này, các công nghệ kỹ thuật số sẽ được cải tiến và phát triển lên một tầm cao mới với sự giúp đỡ của IOT ( Internet Of Things), tự động hóa, máy học và dữ liệu realtime.
Nhắc đến công nghiệp 4.0 người ta sẽ hướng đến sự kết nối. Những ngành nghề truyền thống khi xưa như sản xuất, máy móc nay sẽ được tích hợp với công nghệ kỹ thuật số. Nâng cao quy trình tự động hóa, tạo hệ sinh thái rộng lớn và liên kết tốt hơn, quản lý chuỗi cung ứng và quy trình sản xuất dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp. Những thông tin chi tiết trong thời gian thực trong các quy trình, sản phẩm, con người, khâu vận hành sẽ liên tục được báo về để các nhà quản trị có thể theo dõi và đưa ra những cải tiến hiệu quả.
2. Lịch sử công nghiệp hóa của nhân loại
Như đã nói công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vậy trước đó chắc chắn có 3 cuộc cách mạng công nghiệp khác. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
2.1 Các mạng công nghiệp 1.0
Đây là cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra vào cuối những năm của thế kỷ 18, đầu năm thế kỷ 19. Đây là giai đoạn đánh dấu cột mốc quan trọng khi chúng ta đã chuyển từ thô sơ với các khâu sản xuất đa phần là thủ công, nguồn lao động chính là con người. Một số loại hình khác sẽ được hỗ trợ bằng các loại động vật, gia súc,… thành các máy móc, công cụ sử dụng động cơ hơi nước và các công cụ cơ giới khác.
2.2 Các mạng công nghiệp 2.0
Sau khi đã cải cách thành cơ giới và công nghệ hơi nước thì con người tiếp tục đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 vào đầu thế kỷ 20. Lúc này các nguồn nhiên liệu, năng lượng mới xuất hiện và được áp dụng, điển hình là thép và điện. Nhờ vào điện mà hàng loạt máy móc được tạo ra và hoạt động năng suất được nâng lên một tầm cao mới. Không chỉ vậy, khâu vận chuyển, di động cũng được tối ưu đáng kể. Loại hình sản xuất dây chuyền lắp ráp cũng xuất hiện để thể hiện sự vượt bậc trong việc tối ưu năng suất.
2.3 Cách mạng công nghiệp 3.0
Không lai sau khi cuộc cách mạng lần 2 xuất hiện, cuộc các mạng lần 3 cũng nổ ra vào năm 1950 với sự xuất hiện của máy tính. Nhờ vào năng lượng điện được phát minh mà máy tính cũng được tạo ra, các nhà sản xuất dần áp dụng công nghệ vào quá trình. Đây là giai đoạn chuyển đổi giữa analog và các máy móc truyền thống sang kỹ thuật số và tự động hóa.
2.4 Cách mạng công nghiệp 4.0
Trong thời gian chục năm nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã nổ ra. Đây là thành quả của quá trình chuyển đổi trước đó của 3.0. Cuộc cải cách công nghiệp lần thứ 4 chủ yếu là về công nghệ kỹ thuật số kết hợp với Internet vạn vật (Iot), cho phép theo dõi dữ liệu thời gian thực và các hệ thống mạng thực.
Nhờ vào đó mà ngành sản xuất đã được cải thiện đáng kể với những giải pháp tổng thể và gắn kết mà công nghệ kỹ thuật số đem lại. Những vấn đề về giao tiếp, cộng tác giữa các thành tố bên trong sản xuất như đối tác, sản phẩm, nhà cung cấp, con người được cải tiến.
Bên cạnh đó, với việc theo dõi trong thời gian thực liên tục, các nhà quản trị có thể nắm bắt rõ hơn về tình hình sản xuất, nhân lực như thế nào,… hỗ trợ họ đưa ra những quyết định chính xác nhất.
3. Ai cần công nghiệp 4.0
Nhiều người thắc mắc nếu công nghiệp 4.0 tuyệt vời như thế thì có phải loại hình nào, doanh nghiệp nào cũng áp dụng được hay không? Nếu có thắc mắc đó thì bạn hãy xem thử các yếu tố sau.
Ngành của bạn khá đặc biệt và các đối thủ đang ứng dụng công nghệ 4.0 ngày càng nhiều trong khâu vận hành của họ. Đó là lúc bạn nên xét tới việc áp dụng nó nếu không muốn bị đè bẹp.
Công việc tuyển dụng cũng được đơn giản hóa rất nhiều với công nghiệp 4.0, vì vậy nếu gặp khó khăn ở vấn đề này thì hãy suy nghĩ thử tới việc áp dụng nó.
Chuỗi cung ứng của bạn có vấn đề hoặc bạn đang muốn hiểu rõ hơn về nó để đưa ra các quyết định phù hợp. Trong trường hợp này ứng dụng công nghệ của 4.0 chắc chắn là giải pháp không tồi.
Kiểm soát và giải quyết sự cố là một thế mạnh của nền công nghiệp này. Nếu doanh nghiệp bạn cần thì hãy nghĩ đến nó.
Thúc đẩy năng suất và tăng trưởng doanh thu là những tác dụng tuyệt vời của công nghiệp 4.0. Nếu có đủ nguồn lực thì các doanh nghiệp nên triển khai.
Tối ưu và đơn giản hóa sự liên kết, giao tiếp của các bộ phận doanh nghiệp cũng là một chức năng của cuộc cải cách công nghiệp lần 4. Các cuộc họp, giao task công việc, những thông báo,… sẽ được chuyển giao nhanh chóng với IoT.
Công nghiệp 4.0 cũng giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn đa chiều, phân tích đa dạng và tốc độ xử lý nhanh chóng.
Cuộc cải cách công nghiệp lần 4 còn hỗ trợ số hóa các hoạt động. Những hiệu quả sản xuất, năng suất các chiến dịch triển khai đều có thể số hóa để các nhà quản trị nắm bắt thông tin.
Nhờ vào công nghệ tiên tiến của công nghệ này, bạn hoàn toàn có thể tạo sự hài lòng và trải nghiệm khách hàng tốt hơn đối với sản phẩm. Ví dụ như việc đăng mô tả, hình ảnh sản phẩm giúp khách hàng có thể tham khảo ngay khi ở nhà, giảm thiểu thời gian phí phạm khi tới các cửa hàng của họ.
Doanh nghiệp muốn có dữ liệu, thông tin về các khâu vận hành trong thời gian thực thì hãy áp dụng công nghệ 4.0. Hàng loạt quyết định đưa ra hằng ngày sẽ chính xác và hiệu quả hơn.
Nhờ vào dữ liệu đánh giá trên thời gian thực của công nghiệp 4.0, các nhà đầu tư có thể cải thiện quá trình sản xuất. Qua đó nâng cao và duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn một hệ thống quản lý toàn diện và hiệu quả. Không chỉ dừng ở khâu sản xuất mà còn ở bán hàng, marketing, tài chính, chuỗi cung ứng, chăm sóc khác hàng, điều hành sản xuất,… thì hãy cân nhắc áp dụng công nghiệp 4.0.
4. Một số khó khăn của công nghiệp 4.0
4.1 Bảo mật
Đây là việc nhức nhối của công nghiệp 4.0 khi các cuộc tấn công mạng xảy ra thường xuyên hằng năm. Các doanh nghiệp lo ngại rằng việc lưu trữ dữ liệu của mình trên điện toán đám mây hoàn toàn có thể bị đánh cắp và được mua bán ra thị trường bên ngoài.
Hiện nay, đã có nhiều tổ chức, phần mềm hỗ trợ bảo mật và chống các cuộc tấn công mạng nhưng vẫn chưa có gì là đảm bảo 100%.
4.2 Khó chấp nhận
Có thể trong doanh nghiệp của bạn sẽ có một phần người không quen với công nghiệp 4.0 bởi nó chỉ xuất hiện gần đây. Họ ngại thay đổi và có tâm lý phản kháng. Là một nhà quản trị hãy biết cách giao tiếp, dẫn dắt họ từ từ, giải thích rõ về những lợi ích mà nó đem lại để nhân viên của bạn có cái nhìn tổng quan hơn.
4.3 Nhà quản trị phải giỏi và biết cách phân tích dữ liệu
Kỹ năng phân tích là một vấn đề thiết yếu của nhà quản trị nếu muốn áp dụng công nghiệp 4.0 Nếu không thì những dữ liệu thời gian thực được tổng kết thực tế chỉ là những con số vô nghĩa.
Hi vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu công nghiệp 4.0 là gì. Chúc các bạn thành công.
Tổng hợp: toptradingforex.com