Trong thời đại công nghệ hiện nay, nhu cầu sử dụng Blockchain ngày càng tăng cao. Bởi, nó giúp lưu trữ một chuỗi các dữ liệu số an toàn và hiệu quả. Vậy công nghệ Blockchain là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu hơn về Blockchain cũng như đặc điểm và ứng dụng trong đời sống.
1. Công nghệ Blockchain là gì?
Công nghệ Blockchain là một hệ thống hay chuỗi dữ liệu ở dạng khối. Công nghệ này cho phép người dùng lưu trữ hoặc cập nhật và truyền tải thông tin trong các lĩnh vực như: Bitcoin, tài chính, ngân hàng, viễn thông,… nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Blockchain hoạt động rất độc lập và chịu sự quản lý của mỗi đơn vị, cá nhân chứ không qua bất kỳ trung gian nào. Tuy nhiên, các khối thông tin phải trải qua một hệ thống cực kỳ khắt khe mới có thể kết nối được với nhau.
2. Công dụng chính của Blockchain
Công nghệ Blockchain được tạo ra để ngăn ngừa các hacker và chống gian lận trong giao dịch. Nhằm giảm tối đa những mặt rủi ro không mong muốn. Mọi dữ liệu trong hệ thống sẽ không thay đổi trừ khi bổ sung thêm chuỗi khối Blockchain mới. Đồng thời, phải nhận được sự đồng ý của mọi người tham gia mới được thay đổi.
Điều đặc biệt của Blockchain là nếu một phần hệ thống bị hacker đánh cắp. Phần còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường và thông tin không bị ảnh hưởng.
3. Phân loại công nghệ Blockchain
Tính đến thời điểm hiện tại, Blockchain được chia ra thành 3 phần chính gồm: Dữ liệu, Blockchain riêng và tập đoàn Blockchain. Cụ thể như sau:
3.1 Dữ liệu Blockchain
Mọi dữ liệu trên công nghệ Blockchain sẽ được công khai minh bạch để mọi người nắm bắt chính xác. Trường hợp Blockchain của đồng Bitcoin thì phải bao gồm thông tin người gửi, người nhận và số lượng coin được gửi.
3.2 Blockchain riêng
Người dùng chỉ có quyền đọc mà không được ghi hay sao chép dữ liệu. Bởi vì, điều này nằm trong quy định về bên tổ chức thứ ba được tin cậy.
3.3 Tập đoàn Blockchain
Đây là sự kết hợp giữa dữ liệu và Blockchain riêng để tạo nên một hệ thống vững mạnh.
4. Đặc điểm nổi bật của công nghệ Blockchain
Cũng giống như các công nghệ khác, để hoạt động ổn định đòi hỏi công nghệ Blockchain phải có những ưu điểm nổi trội. Một trong số những đặc điểm đó có thể kể đến sau đây:
4.1 Không thể làm giả và phá hủy các chuỗi Blockchain
Blockchain sở hữu một chuỗi vô cùng chắc chắn và hầu như không một ai có thể làm giả hay phá hủy được. Công nghệ này chỉ bị phá hủy khi tất cả internet trên toàn cầu biến mất.
4.2 Bất biến
Từ khi thành lập, không ai có thể sửa đổi được các dữ liệu trong công nghệ Blockchain. Chính người tạo ra mới có thể sửa đổi nhưng với yêu cầu dữ liệu đó phải lưu trữ mãi mãi và các nút trên mạng đều đồng thuận.
4.3 Tinh bảo mật dữ liệu cao
Nhờ vào tính bất biến nên Blockchain có độ bảo mật cao. Dữ liệu trong các chuỗi được phân tán và an toàn tuyệt đối, không ai có thể truy xuất nó trừ người nắm giữ khóa cá nhân.
4.4 Dữ liệu công khai minh bạch
Những người tham gia có thể theo dõi dữ liệu Blockchain từ nơi này đến nơi khác. Đồng thời, thống kê toàn bộ lịch sử trong quá trình di chuyển. Có thể nói, đây chính là một điểm cộng của công nghệ Blockchain được nhiều người đánh giá cao.
4.5 Hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh là một hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào IFTTT (mã If-this-then-that). Cho phép thực hiện các điều khoản hay thỏa thuận một cách tự động mà không cần có sự chứng kiến của bên thứ ba vào hệ thống. Từ đó, giúp những người tham gia nắm bắt hợp đồng chi tiết, cụ thể.
5. Nhược điểm của công nghệ Blockchain
Ngoài ra, bất kỳ công nghệ nào ngoài mặt ưu còn có một số mặt hạn chế, Blockchain cũng không ngoại lệ. Nhược điểm mà công nghệ Blockchain còn tồn tại như sau:
- Dễ bị hacker lấy cắp thông tin do Blockchain ngày càng có nhiều giao dịch.
- Khó sửa đổi dữ liệu đã được ghi vào Blockchain.
- Khi mất chìa khóa cá nhân (Private – key) cũng đồng nghĩa với việc tiền của người dùng sẽ mất đi và không thể lấy lại.
6. Các phiên bản của công nghệ Blockchain
Hiện tại, công nghệ Blockchain có 3 phiên bản chính giúp người dùng dễ dàng thực hiện giao dịch và theo dõi tài khoản của mình. Đó là những phiên bản gồm:
- Công nghệ 1.0: Dành cho tiền điện tử và thanh toán., hỗ trợ thực hiện mọi giao dịch bằng thuật toán tiền tệ, kiều hối. Từ đó, tạo ra một hệ thống thanh toán kỹ thuật số nhanh chóng và hiệu quả.
- Công nghệ Blockchain 2.0: Dùng để xử lý các tài sản của ngành tài chính – ngân hàng như: cổ phiếu, nợ và kể cả quyền sở hữu,… Đảm bảo mọi việc được xử lý công bằng và minh bạch nhất.
- Công nghệ 3.0: Với công nghệ này người dùng sẽ được mở rộng giao dịch hơn nữa. Thiết kế và giám sát hoạt động đa dạng lĩnh vực: Y tế, giáo dục, nghệ thuật,…
- Công nghệ 4.0: Đây là công nghệ mới nhất nhằm khắc phục mọi vấn đề của các công nghệ trước. Đồng thời, tạo ra các giao dịch nhanh chóng và rộng hơn.
7. Các cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain
Cơ chế hoạt động của Blockchain nhờ vào 4 nguyên lý sau đây.
7.1 Nguyên lý mã hóa
Hệ thống Blockchain được thiết kế không dựa trên sự tin tưởng nhưng nhờ các hàm mã hóa đặc biệt nên rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, để giao dịch được bạn cần có ví điện tử để lưu trữ và trao đổi thông tin khi giao dịch.
Với một khóa bảo mật hay khóa cá nhân có thể bảo vệ ví khỏi các hacker. Ngoài ra, nếu thông tin được mã hóa bằng khóa công khai thì người dùng sử dụng khóa cá nhân mở. Nhưng phải đảm bảo khóa riêng tư và khóa công khai phải trùng một cặp.
7.2 Quy tắc của sổ cái
Công nghệ Blockchain giúp bạn ghi lại thông tin trong mỗi lần giao dịch chứ không theo dõi tài khoản bao nhiêu. Trong khi đó, số dư này sẽ được lưu bởi các nút của Blockchain. Do đó, bạn có thể xác thực và xác nhận theo yêu cầu của hệ thống để kiểm tra số dư của mình.
Mặt khác, nếu bị mất hoặc quên mật khẩu ví tiền sẽ không thể lấy lại được. Các Bitcoin liên quan sẽ hoàn toàn biến mất và không thể khôi phục. Vì thế, bạn hãy lưu trữ mật khẩu hoặc khóa riêng tư thật cẩn thận và an toàn.
7.3 Nguyên lý tạo nên chuỗi khối Blockchain
Sau khi gửi thông tin giao dịch lên công nghệ Blockchain sẽ được chia ra để phân vào các khối phù hợp. Giao dịch nào có cùng thời điểm giao dịch sẽ được xếp chung vào một khối. Ngược lại, những giao dịch chưa thực hiện sẽ không được xác nhận trong khối.
7.4 Thuật toán bảo mật công nghệ Blockchain
Mọi giao dịch trong Blockchain đều được bảo vệ an toàn bằng thuật toán. Không ai có thể tính được trước các loạt block bởi đây là một chuỗi số ngẫu nhiên nhất định. Chính vì thế, Blockchain ngày càng được quản lý nghiêm ngặt và an toàn tuyệt đối.
8. Ứng dụng của công nghệ Blockchain trong đời sống
Nhìn chung, ứng dụng hữu ích nhất của công nghệ Blockchain là giao dịch Bitcoin và tiền ảo. Bên cạnh đó, công nghệ này còn được cách mạng hóa và sử dụng vào các ngành công nghiệp trong đời sống. Đem lại hiệu quả lưu trữ và nắm bắt thông tin nhanh chóng và an toàn. Dưới đây là một số ứng dụng của Blockchain bạn có thể tham khảo.
Ứng dụng trong ngành công nghiệp và dịch vụ: Các doanh nghiệp sẽ sử dụng Blockchain để tăng cường bảo mật hay quan lý quyền sở hữu,..
Ứng dụng trong ngành nông nghiệp, thủy sản: Giúp khai thác ngành nông nghiệp, thủy sản một cách minh bạch, hợp pháp. Theo dõi nguồn gốc, hàng hóa thực phẩm được sản xuất và ở đâu.
Ứng dụng trong xây dựng: Một số ứng dụng công nghệ Blockchain trong xây dựng như địa ốc, đường sắt,…
Ứng dụng trong ngành bán buôn, bán lẻ.
Trong hoạt động tài chính, ngân hàng: Cho phép trao đổi tiền mã hóa mà không mất phí hoặc trao đổi mua bán và đầu tư 20 loại tiền mã hóa khác nhau.
Ngoài những ứng dụng trên, công nghệ Blockchain còn được sử dụng để theo dõi, quản lý trong ngành khai khoáng kim cương, dầu mỏ. Hay trong giáo dục và sở hữu trí tuệ,…
Xem thêm: TWT coin là gì? Tiềm năng phát triển TWT coin tương lai
Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về công nghệ Blockchain. Hy vọng rằng, qua đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về Blockchain để vận dụng sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích.
Tổng hợp: toptradingforex.com