Khởi nghiệp là cụm từ rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường 4.0 như hiện nay. Dần càng có nhiều các doanh nhân trẻ thành đạt, các ông chủ lớn khi chỉ vừa bước sang tuổi 30. Để được như vậy, cần rất nhiều yếu tố, bản thân có năng lực, đầu óc nhanh nhạy, tư duy sắc bén. Và đôi khi là một Co-Founder hỗ trợ tuyệt vời.
Cụm từ Co-Founder không còn xa lạ với những người lập nghiệp, tuy nhiên nó lại hay bị nhầm với Founder. Vậy Co-Founder là gì, sự khác nhau giữa Co-Founder và Founder? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Co-Founder là gì?
Co-Founder là từ dùng để chỉ việc hai hay nhiều người cùng hợp tác, thành lập để tạo ra một tổ chức hay doanh nghiệp nào đó. Họ có thể tham gia trực tiếp vào việc hoạt động của doanh nghiệp, hoặc chỉ đứng phía sau hỗ trợ cho người điều hành. Co-Founder có thể là người góp vốn, tài sản hay ý tưởng,v.v. chứ không nhất thiết phải điều hành doanh nghiệp.
Trên thực tế thì hình thức Co-Founder rất phổ biến trên Thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là các đơn vị, doanh nghiệp trẻ. Với hình thức này, công ty sẽ được đầu tư nhiều hơn cả về chất xám và vốn, san sẻ rủi ro, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu tiên.
2. Sự khác nhau giữa Co-Founder và Founder
Khác với Co-Founder, Founder để chỉ một cá nhân đơn lập, riêng lẻ trực tiếp đứng ra thành lập và điều hành công ty. Founder sẽ là người chịu tránh nhiệm toàn bộ về mặt luật pháp, rủi ro và đưa ra các quyết định, định hướng để phát triển công ty mà không cần phải thông qua ý kiến của bất kỳ ai.
-Founder sẽ chịu mọi trách nhiệm trong việc vận hành công ty như thế nào, tính khả thi ra sao và làm thế nào để công ty phát triển. Trong đó, bao gồm cả việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mũi nhọn.
-Trong khi đó, Co-Founder sẽ là những người tham mưu, đề xuất các dự án, ý kiến của mình cho công ty. Họ sẽ dùng chuyên môn của mình để góp ý, từ đó có nhiều góc nhìn toàn diện hơn cho một vấn đề.
3. Các tố chất cần có của một Co-Founder
Không phải ai cũng có thể trở thành Co-Founder giỏi. Nếu đứng một mình, họ có thể làm một ông chủ tốt, doanh nghiệp phát triển thuận lợi. Nhưng đôi khi, việc hợp tác cùng một người khác lại không được thuận lợi như thế.
Để có thể trở thành Co-Founder, cần phải có các tố chất, kỹ năng bổ trợ sau:
3.1 Sự bổ sung hoàn hảo cho đối phương
Co-Founder có thể không phải là người tài giỏi nhất, chuyên môn tốt nhất, nhưng chắc chắn, họ sẽ phải là mảnh ghép còn thiếu của nhau. Những người trở thành Co-Founder phải là những người bổ sung được các điểm yếu của nhau. Một người nóng tính cần một người “thìn tính” ở bên cạnh để đánh giá, cân nhắc và hỗ trợ mình phân tích các tình huống.
Một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều startup thất bại đó là luôn tìm người có tính cách giống mình để đi chung đường. Khi hai người quá giống nhau, họ sẽ chỉ nhìn được theo một khía cạnh. Rất khó để trở nên hoàn thiện và bổ trợ cho nhau.
3.2 Co-Founder phải cùng có tầm nhìn
Tìm một người có tính cách khác mình chứ không phải là có tầm nhìn khác. Tầm nhìn là khả năng nhận thức được một vấn đề, nhìn ra cơ hội cũng như có những định hướng thị trường giống nhau. Từ đó mới có thể chung trí hướng, chiến lược phát triển.
Một người muốn đầu tư nhanh chóng, thiên về lợi nhuận, một người muốn cống hiến những giá trị tốt đẹp, bán các sản phẩm tốt thì rất khó để có thể làm ăn lâu dài. Sớm muộn thì các dự án cũng sẽ đi vào bế tắc bởi các quan niệm khác nhau.
3.3 Co-Founder năng lượng tích cực
Không ai muốn đồng hành và làm việc với một người không có năng lượng, động lực để xây dựng và phát triển công ty. Năng lượng mạnh mẽ không chỉ cho mình mà còn phải cho cả những người xung quanh. Có như vậy mới lan tỏa động lực cho đối phương. Bởi trong kinh doanh, khó khăn, áp lực là điều chắc chắn, nhất là giai đoạn đầu tiên. Nếu làm việc với một người hay chán nản thì rất khó để làm việc lâu dài và có động lực để đi tiếp.
3.4 Tìm một Co-Founder luôn muốn học hỏi
Học hỏi, cải thiện bản thân là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để tìm Co-Founder. Chỉ khi nào có ý định muốn phát triển bản thân nhiều hơn họ mới có ý chí cầu tiến, từ đó làm cho công ty trở nên hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Hơn hết, đây sẽ là nguồn động lực để cho nhân viên và những người cộng sự nhìn vào và cùng nhau tìm động lực phát triển.
3.5 Co-Founder cần có khả năng linh hoạt
Linh hoạt, ứng biến tốt trong các tình huống và điều kiện cần khi tìm một Co-Founder. Nhanh nhạy trong việc kinh doanh, xử lý sự cố sẽ làm cho doanh nghiệp có sự phát triển thuận lợi hơn.
Với khách hàng là sự mềm mỏng, nắm bắt tâm lý nhanh chóng để hiểu được nhu cầu. Với nhân viên là sự cứng rắn, kiên quyết nhưng không bảo thủ để xây dựng và hình thành được nét văn hóa của công ty.
Chưa kể, trong bối cảnh có nhiều sự thay đổi của nền kinh tế thị trường thì việc linh hoạt, thay đổi các chiến lược một cách phù hợp sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn.
3.6 Co-Founder minh bạch, rõ ràng
Không một ai muốn cộng tác với một người luôn không rõ ràng hay chính xác hơn là thiếu đi sự minh bạch trong công việc, đặc biệt là các vấn đề tài chính. Mất niềm tin vào cộng sự của mình là doanh nghiệp đã mất đi nền tảng quan trọng, cốt lõi trong bộ phận lãnh đạo.
Thẳng thắn để đưa ra các nhận xét một cách tích cực, góp ý một cách chân thành bao giờ cũng hiệu quả hơn so với việc nói từ sau lưng.
4. Kinh nghiệm khởi nghiệp cho các Co-Founder
Một vài kinh nghiệm dưới đây hy vọng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các Co-Founder trong tương lai. Cũng như cho những ai đang có ý định tìm Co-Founder cùng đồng và đi chung con thuyền với mình.
-Các Co-Founder luôn được hưởng ít nhất 10% số cổ phần của công ty. Lý do tại sao lại là 10%? Đây không phải là con số nhỏ nhưng cũng không hẳn quá lớn. Bởi nếu lớn hơn, nó có thể ảnh hưởng đến quyền kiểm soát, điều hành của bạn. Tuy nhiên, nếu nhỏ hơn, các Co-Founder sẽ không có đủ động lực để làm việc. Rất khó để họ coi công ty là của mình để dành toàn bộ công sức làm việc.
– Không nên có nhiều hơn 4 Co-Founder trong một công ty mới khởi nghiệp. Nhiều người, nhiều nhân lực và chất xám nhưng góc nhìn quá nhiều đôi khi cũng không giải quyết được vấn đề. Đặc biệt là khi cần đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và kịp thời.
– Mỗi Co-Founder cần có tối thiểu 4 năm để nắm quyền và xử lý các công việc. Bởi không có công ty nào chỉ mất 1,2 năm là đã có thể thành công và phát triển một cách mạnh mẽ. Nó sẽ cần quá trình, thời gian và giai đoạn. Nếu như việc chuyển giao liên tục giữa các Co-Founder diễn ra sẽ gây ra tình trạng đứt mạch công việc. Vì suy cho cùng thì mỗi người có phương hướng và cách làm riêng.
-Các Co-Founder nên trong công ty nên có kỹ năng, điểm mạnh riêng, như vậy sẽ có lợi cho việc phát triển của công ty hơn.
Tổng kết
Không phải ai cũng có đủ may mắn để tìm được một Co-Founder cùng đồng hành với mình trong việc phát triển, làm giàu. Tuy nhiên, thà đi một mình mà chậm và chắn chứ tuyệt đối không tìm những người khác chí hướng với bản thân.
Tổng hợp: toptradingforex.com