Là một trader đam mê chứng khoán, nhất định bạn phải thuộc lòng khái niệm chứng quyền có bảo đảm là gì? Bởi đây là một phân khúc sản phẩm chứng khoán mới mẻ, có tính thanh khoản cao. Đặc biệt, chứng quyền có đảm bảo được giới chuyên gia tài chính nhận định sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cùng Top Trading Forex khám phá những thông tin thú vị về Covered Warrant trong bài viết sau đây nhé!
1. Tổng quan về chứng quyền có bảo đảm
1.1 Khái niệm chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền (Covered Warrant) được hiểu là một trong những chứng khoán có tài sản đảm bảo được công ty phát hành chứng khoán. Chứng quyền có bảo đảm là chứng quyền được bảo đảm bởi một tổ chức phát hành. Covered Warrant là sản phẩm chứng khoán đang được nhà đầu tư ưa chuộng hiện nay.
1.2 Một số thuật ngữ liên quan đến chứng quyền có bảo đảm
- Chứng khoán cơ sở: Là giá trị của toàn bộ tài sản.Nó có tác động đến chứng quyền của nhà đầu tư.
- Giá chứng quyền: Được hiểu là số tiền mà nhà đầu tư phải bỏ ra trong trường hợp muốn sở hữu Covered Warrant.
- Giá thực hiện: Nếu chứng quyền đáo hạn, nhà đầu tư phải bỏ ra một khoản tiền để mua chứng khoán cơ sở. Đó chính là giá thực hiện.
- Ngày đáo hạn hay còn gọi là ngày chứng quyền hết hạn.
- Thời gian chứng quyền là T+2. Trong đó, T là ngày thực hiện lệnh.
- Giá thanh toán: Được tính bằng cách tính trung bình cộng giá cơ sở chứng khoán của 5 ngày trước khi chứng quyền đáo hạn.
- Phương thức thanh toán của Covered Warrant là bằng tiền mặt.
- Thời hạn chứng quyền hay “vòng đời” của chứng quyền chỉ tồn tại trong vòng 3 đến 24 tháng.
- Ngày giao dịch cuối cùng là 2 ngày trước khi chứng quyền bị niêm yết (chứng quyền đáo hạn).
2. Đặc điểm của chứng quyền có bảo đảm
2.1 Chi phí giao dịch và vốn đầu tư ban đầu
So với giao dịch cổ phiếu thông thường thì giao dịch chứng quyền có đảm bảo đòi hỏi vốn ít hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư thấp không có nghĩa lãi suất thu lại ít. Covered Warrant được đánh giá có khả năng sinh lời tương đương với đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
2.2 Mức thua lỗ
Trước khi bắt đầu giao dịch chứng quyền có đảm bảo, bạn được phép cài đặt mức lỗ tối đa. Nếu hướng đầu tư của bạn sai và dẫn đến thua lỗ, thì mức thất thoát nhiều nhất chỉ bằng số tiền vốn bỏ ra ban đầu.
2.3 Yếu tố đòn bẩy
So với giá chứng khoán cơ sở thì giá của chứng quyền thấp hơn nhiều, nhưng giá trị nội tại lại xấp xỉ mức biến động giá chứng khoán. Như vậy, nếu nhà đầu tư đoán đúng xu hướng tăng giá, chứng quyền là một đòn bẩy gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, mặt trái của hiệu ứng đòn bẩy chính là rủi ro tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Nhà đầu tư có thể rơi vào “hố đen” thua lỗ nếu đi ngược với xu hướng biến động giá thị trường.
2.4 Ký quỹ
Covered Warrant là sự lựa chọn đúng đắn cho những nhà đầu tư dài hạn. Bởi đầu tư chứng quyền không yêu cầu bạn phải ký quỹ. Ngược lại với hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư buộc phải ký quỹ mới được phép tham gia giao dịch.
2.5 “Vòng đời” của chứng quyền
Khác với cổ phiếu, “vòng đời” hay thời gian của chứng quyền chỉ dao động từ 3 đến 24 tháng. Sau khi hết thời hạn chứng quyền, nhà đầu tư sẽ được thanh toán tiền mặt. Trong trường hợp trader muốn tiếp tục đầu tư phải mất khoản phí để mua chứng quyền bảo đảm như ban đầu.
3. Các loại sản phẩm của chứng quyền có đảm bảo
Sản phẩm của chứng quyền có đảm bảo gồm 2 loại chính:
- Thứ nhất, chứng quyền mua: Đây là hình thức kiếm lời thông qua giá tăng của chứng khoán cơ sở. Nghĩa là, nhà đầu tư được sử dụng chứng quyền để mua chứng khoán cơ sở. Khi giá chứng khoán cơ sở tăng cao hơn mức giá thực hiện, bạn sẽ thu được lợi nhuận.
- Thứ hai, chứng quyền bán: Ngược lại với chứng quyền mua là chứng quyền bán, là hình thức kiếm lời qua mức giá giảm của chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư được phép bán 1 lượng chứng khoán cơ sở. Nếu giá chứng khoán cơ sở thấp hơn so với giá thực hiện, bạn sẽ thu được lợi nhuận.
4. Hướng dẫn cách đầu tư hiệu quả với Covered Warrant
4.1 Hướng dẫn cách mua
Nhà đầu tư được lựa chọn 1 trong 2 cách để mua Covered Warrant như sau
- Cách 1: Mua chứng quyền có đảm bảo trên thị trường sơ cấp hay nói cách khác là bạn đăng ký mua chứng quyền tại các công ty, tổ chức phát hành.
- Cách 2: Mua chứng quyền trên thị trường thứ cấp, tức là mua Covered Warrant trên các sàn giao dịch từ các nhà đầu tư khác.
4.2 Hướng dẫn cách bán
Tương tự như cách mua chứng quyền, bạn cũng có thể lựa chọn một trong các hình thức bán sau:
- Cách 1: Bán chứng quyền có đảm bảo cho tổ chức phát hành.
- Cách 2: Bán cho bất kỳ nhà đầu tư nào khác.
- Cách 3: Đợi đến khi chứng quyền đáo hạn, tổ chức phát hành sẽ hạch toán lời – lỗ và chi trả cho bạn một khoản tiền nhất định.
Với chứng quyền có bảo bẩm, cách mua và bán được thực hiện khá đơn giản. Nhà đầu tư cũng không cần mất quá nhiều thời gian để mở tài khoản riêng mà chỉ cần sử dụng chính tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở.
5. Đánh giá khách quan về tiềm năng của Covered Warrant
Để đánh giá tiềm năng của chứng quyền có đảm bảo cần phải xét đến rất nhiều khía cạnh, trên nhiều phương diện khác nhau. Để giúp các nhà đầu tư có góc nhìn tổng quan hơn về tiềm năng của chứng quyền, Top Trading Forex chia sẻ những ưu – nhược điểm của loại hình chứng khoán này như sau:
5.1 Ưu điểm
- Vốn đầu tư ban đầu thấp, chi phí giao dịch, chi phí phát sinh thấp.
- Kiểm soát được mức thua lỗ nhờ tính năng giới hạn lỗ: Dù đang đầu tư sai với xu hướng của thị trường giá, mức thua lỗ của nhà đầu tư cũng chỉ giới hạn đến mức vốn ban đầu mà thôi.
- Tính đòn bẩy cao: Đòn bẩy là tính năng ưu việt mà chứng quyền bảo đảm có được.
- Không yêu cầu ký quỹ: Không có ký quỹ, nhà đầu tư đã giảm được ít nhiều áp lực khi tham gia đầu tư chứng khoán.
- Thanh khoản được đảm bảo: Theo quy định mới nhất, tổ chức phát hành phải tạo thanh khoản cho thị trường.
- Cơ hội thành công cao
5.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì Covered Warrant cũng có những điểm hạn chế như sau:
- Rủi ro từ mức thanh toán: Nếu nhà phát hành hoạt động tốt và có đủ tiềm lực tài chính thì bạn sẽ nhận được một khoản lời vào ngày chứng quyền đáo hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổ chức phát hành sẽ không thanh toán cho bạn nếu không đủ khả năng tài chính.
- Rủi ro từ tính đòn bẩy: Biên độ dao động giá lớn khiến khả năng bạn “mất trắng” nếu đầu tư sai hướng rất cao.
- Thời gian chứng quyền tồn tại ngắn, chỉ từ 3 tháng đến 24 tháng. Đây là một điểm hạn chế của hình thức Covered Warrant.
6. Lời kết
Nhìn chung, phân khúc sản phẩm nào của chứng khoán cũng có những cơ hội và thách thức cho nhà đầu tư. Bạn cần phối hợp nhiều kiến thức liên quan, nhiều kỹ năng và sự nhạy bén của bản thân để có hướng đầu tư chính xác nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Top Trading Forex về Covered Warrant. Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm chắc khái niệm chứng quyền có bảo đảm là gì? và cách đầu tư chứng quyền hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!