CDO là gì? Có thật sự tốt để đáng cho chúng ta sử dụng

Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, chúng ta cần phải có một số vốn để bắt đầu và duy trì đầu tư của mình. Nhưng không phải ai cũng có một số tiền trong thời gian ngắn, muốn có thì phải tích lũy trong thời gian dài. CDO sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó, nó sẽ giúp chúng ta có một số vốn thông qua nợ thế chấp, chúng ta chỉ cần thế chấp tài sản thì chúng ta sẽ sử dụng được. CDO là gì? Thật sự nó là một loại chứng khoán, khi sử dụng nó, chúng ta sẽ được đảm bảo bằng tài sản hiện có. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thật kỹ về loại hình chứng khoán CDO, để xem nó có sự thật tốt hay không?

CDO là gì?

CDO là loại hình chứng khoán được cấu thành bởi nhiều lần phát hành. Cứ mỗi lần phát hành CDO sẽ có một thực thể mang một mục đích riêng. Khi chúng ta sử dụng CDO, chúng ta sẽ được đảm bảo về tài sản thông qua nghĩa vụ nợ từ nhiều loại trái phiếu và khoản vay khác nhau.

cdo
CDO là gì?

CDO có một cách hiểu đơn giản hơn là nghĩa vụ nợ thế chấp, nó sẽ được phát hành theo nhiều đợt, mỗi đợt sẽ có mức độ rủi ro sẽ khác nhau, mức độ hoàn vốn cũng sẽ thay đổi. Căn cứ vào nhu cầu của các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các đợt CDO phù hợp với bản thân, để thu được lợi nhuận với sự đảm bảo tương ứng. Điều quan trọng là mức độ rủi ro của CDO càng tăng sẽ có mức độ lợi nhuận cao.

CDO được phân thành nhiều loại với những mức độ rủi ro khác nhau, hay còn có thể hiểu là mức độ phân ngạch của CDO. Phân ngạch được chia làm nhiều loại. CDO có độ phân ngạch càng cao cấp thì độ an toàn sẽ càng cao.

Phân loại CDO

Tùy thuộc vào các bản chất xây dựng nên CDO mà sẽ được phân thành các loại CDO khác nhau.

cdo
CDO được phân loại thành các loại CDO khác nhau

Thứ nhất dựa vào tài sản có cơ sở

  • Dựa vào tài sản hiện có và cơ sở thể chấp nhầm đảm bảo việc trả nợ còn được gọi là CLO. Tại đây, CDO sẽ hỗ trợ cho bạn toàn bộ thông qua các khoản vay của các ngân hàng, mỗi khoản vay sẽ có mức độ đòn bẩy khác nhau.
  • Dựa vào tài sản cơ sở, chúng ta có nghĩa vụ trái phiếu thế chấp thông qua CDO, còn gọi tắt là CBO. Ở loại này khi chúng ta sử dụng, sẽ được hỗ trợ toàn bộ bằng các chứng khoán. Các chứng khoán này sẽ giúp tạo ra thu nhập cố định vả các mức độ đòn bẩy cũng đa dạng.
  • Dựa vào tài sản cơ sở, CDO sẽ mang đến nhà đầu tư nghĩa vụ tổng hợp thế chấp, CDO sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thông qua các tín dụng mà nó đưa ra, giúp chúng ta có thể dễ dàng thu hồi nguồn vốn ban đầu hơn.
  • Că cứ vào cơ sở tài sản hiện có, chúng ta sẽ sử dụng được CDO dựa trên hình thức tài chính cấu trúc, còn gọi là SFCDO. Với loại này, chúng ta sẽ được CDO mang đến các sản phẩm có cấu trúc thích đa dạng để tăng độ an toàn khi đầu tư.

Thứ hai dựa vào các CDO tùy thuộc vào từng lĩnh vực sẽ được chia thành các loại CDO dưới đây.

  • Dựa vào thương mại, bất động sản thì có CDO bất động sản thương mại. CDO sẽ được đảm bảo bằng bất động sản. Giá trị của bất động sản có ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng của CDO. Nghĩa vụ thế chấp nợ bất động sản thương mại còn được gọi với cái tên là Cre CDO.
  • Dựa vào bảo hiểm, có CDO bảo hiểm thế chấp. Chúng ta sẽ được hỗ trợ, cung cấp toàn bộ thông qua các nhà bảo hiểm có liên kết với nghĩa vụ nợ thế chấp. Chúng ta sẽ thông qua các hợp đồng bảo hiểm hay tái bảo hiểm để hoạt động chứng khoán.
  • CDO bình phương, là một trong những CDO có độ phân ngạch, các CDO khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta các nghĩa vụ nợ thế chấp có độ phân ngạch khác nhau.

Tài sản thế chấp khi sử dụng CDO

Tùy vào các loại tài sản khác nhau của các nhà đầu tư, khi sử dụng CDO thì sẽ được thế chấp, các loại tài sản đó bao gồm các loại tài sản như sau:

  • Tài sản thứ nhất là tài sản chứng khoán, tài sản chứng khoán có cấu trúc, nhiều loại tài sản chứng khoán được tổng hợp để thế chấp. Các giá trị của chứng khoán này phải được đảm bảo và đúng với những gì được đưa ra để nhằm đảm bảo được thế chấp để sử dụng CDO.
  • Tài sản thứ hai là thông qua việc vay vốn với những đòn bẩy khác nhau. Nguồn vốn này sẽ giúp tạo thành tài sản thế chấp. Đòn bẩy càng cao thì khoản vay sẽ càng lớn.
  • Tài sản thứ ba có thể thế chấp đó là trái phiếu doanh nghiệp của mình, trái phiếu giá trị càng lớn thì sẽ càng có giá trị khi dùng làm thế chấp sử dụng cho CDO.
  • Bất động sản một trong những tài sản có thể thế chấp để sử dụng CDO, bất động sản cần phải đảm bảo được những giấy tờ cần thiết, chứng nhận có giá trị thì mới có thể thế chấp.
cdo
Các loại tài sản có thể thế chấp của CDO

CDO có những thành phần nào?

Các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư sẽ có các nhu cầu, mục đích khác nhau khi mua chứng khoán CDO. Mỗi chứng khoán của CDO cũng có phân ngạch khác nhau, họ sẽ chọn độ phân ngạch phù hợp. Thông thường mức nợ càng cao sẽ càng thu lại được lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần lợi dụng đòn bẩy để thu lại lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì rủi ro phải đối mặt sẽ càng cao.

Nhà phát hành bảo lãnh

Là một trong những tổ chức của CDO, chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động tổ chức, quản lý, sắp xếp của CDO. Chịu trách nhiệm quản lý, đưa ra các cấu trúc, phân loại nợ và các phân ngạch để cho các nhà đầu tư xem xét, lựa chọn theo nhu cầu của họ.

Họ cũng có trách nhiệm bảo lãnh bằng cách đưa ra các bộ luật của riêng họ, nhưng cũng phải đảm bảo đúng pháp luật, luật chứng khoán, để quản lý một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Người quản lý tài sản

Người quản lý tài sản được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong nghĩa vụ nợ thế chấp. Những người muốn làm người quản lý tài sản thì phải có rất nhiều kinh nghiệm mới đảm nhận được chức vụ này vì phải xây dựng, thiết lập các danh mục đầu tư cho các nhà đầu tư. Để làm tốt nhất việc này cũng cần phải kết hợp giữa người quản lý và các thành viên trong bộ phận một cách chuyên nghiệp nhất thì việc quản lý tài sản sẽ không còn khó khăn đối với các nhà quản lý tài sản tương lai.

CDO là gì? Thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cơ bản nhất. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được một phương pháp đầu tư hiệu quả vào thị trường chứng khoán.

Google search engine