Trên thực tế, có các dạng biểu đồ phân tích dữ liệu khác nhau. Trong đó, phổ biến hơn cả là các dạng biểu đồ nến, biểu đồ đường, biểu đồ tròn, biểu đồ thanh, v.v. Tùy theo đặc thù dữ liệu cũng như mục tiêu mà người lập biểu đồ muốn hướng đến để lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp. Bài viết sau đây sẽ phân tích chi tiết các loại biểu đồ khác nhau. Từ đó, giúp các bạn biết cách lựa chọn loại biểu đồ phù hợp với từng mục đích phân tích dữ liệu. Tham khảo ngay!
1. Vai trò quan trọng của biểu đồ trong phân tích dữ liệu
Con người có khả năng phân tích dữ liệu dưới nhiều hình thức khác nhau như: con số, hình ảnh, âm thanh, v.v. Tuy nhiên, hơn 90% thông tin từ môi trường xung quanh được tiếp thu qua đôi mắt và 50% nơron não bộ xử lý dữ liệu qua hình ảnh minh họa. Vì thế, việc trực quan hóa dữ liệu bằng biểu đồ là thực sự cần thiết và quan trọng.
1.1 Truyền đạt thông tin nhanh chóng, hiệu quả
Nếu con người chỉ tiếp thu 10% thông tin qua thính giác, 20% thông tin qua kênh đọc thì có hơn 80% thông tin qua hình ảnh trực quan. Hình ảnh giúp con người ghi nhớ và khắc sâu thông tin. Nếu các dạng biểu đồ được thiết kế đẹp mắt, rõ ràng, khoa học thì sẽ có khả năng kết nối mạnh mẽ với người quan sát, phân tích.
1.2 So sánh, phân tích dữ liệu nhanh chóng
Chỉ cần thoạt nhìn vào biểu đồ, người quan sát sẽ dễ dàng nhận ra sự chênh lệch giữa các điểm dữ liệu khác nhau. Từ đó, dễ dàng đưa ra kết luận, phán đoán xu hướng phát triển hay suy thoái. Biểu đồ không chỉ mang lại lợi ích đối với nhà phân tích dữ liệu, kỹ thuật viên mà còn với giám đốc marketing và giám đốc điều hành trong việc hoạch định chiến lược phát triển.
1.3 Thúc đẩy hành động của nhà đầu tư
Người xem dễ dàng tóm tắt thông tin và phân tích thông qua biểu đồ minh họa.Từ đó, nhanh chóng đưa ra quyết định, nhất là trong các lĩnh vực giao dịch chứng khoán, sàn forex, v.v.
2. Các dạng biểu đồ phân tích dữ liệu phổ biến hiện nay
Lựa chọn các loại biểu đồ phù hợp với số liệu cũng như mục đích công việc rất quan trọng. Dưới đây là một số biểu đồ phổ biến được ứng dụng nhiều nhất hiện nay:
2.1 Biểu đồ đường thẳng
Biểu đồ đường thẳng là một trong các loại biểu đồ thống kê được sử dụng phổ biến nhất. Dạng biểu đồ này thể hiện sự biến thiên giá trị theo thời gian qua các điểm dữ liệu. Trong phân tích kỹ thuật và đầu tư chứng khoán, biểu đồ đường là thể hiện sự biến động giá trong một giai đoạn, được xây dựng bằng cách nối từ giá đóng ở phiên trong quá khứ với giá đóng ở phiên giao dịch tiếp theo.
Ưu điểm của biểu đồ minh họa theo đường thẳng chính là dễ dàng lập biểu đồ, dễ dàng quan sát và nắm được xu hướng nhanh chóng. Nếu là một trader vừa chập chững vào nghề thì nên chọn biểu đồ đường thẳng để phân tích dữ liệu.
2.2 Biểu đồ thanh
Nếu muốn so sánh dữ liệu qua các thời điểm khác nhau một cách chi tiết và cụ thể, bạn có thể chọn biểu đồ thanh. Có 2 loại biểu đồ thanh là: thanh tăng (Bull) và thanh giảm (Bear).
Biểu đồ thanh không có sự liên kết với các điểm giá trị lân cận như biểu đồ đường. Do đó, việc phân tích xu hướng có phần phức tạp hơn. Song, đây là dạng biểu đồ thể hiện tốt toàn bộ sự biến động về giá trị trong một khoảng thời gian cụ thể. Bằng màu sắc và độ dài giá trị dữ liệu, biểu đồ thanh thể hiện nổi bật các biến trên biểu đồ.
2.3 Biểu đồ nến
Là một trader thì biểu đồ nến là “vật bất ly thân” để bạn phân tích dữ liệu, dự đoán xu hướng của thị trường. Biểu đồ nến và biểu đồ thanh thoạt nhìn có nhiều nét tương đồng, về hình dáng và bản chất. Tuy nhiên, biểu đồ nến được các trader đánh giá cao hơn về tính trực quan và tiếp cận.
Mỗi cây nến thể hiện một trường giá theo thời gian. Nến càng dài biến động về giá càng sôi nổi và ngược lại nến càng thấp thì biến động về giá càng ít. Giá cao nhất được đánh dấu bằng tim nến phía trên và giá thấp nhất được đánh dấu bằng tim nến phía dưới.
Cách quan sát cũng như phân tích biểu đồ nến khá đơn giản, bạn có thể nắm bắt được biên độ dao động về giá cũng như xu hướng thị trường qua hình dáng cây nến. Cùng tham khảo nhiều hơn về các dạng biểu đồ phân tích dữ liệu cũng như các tin tức của thị trường chứng khoán tại website https://toptradingforex.com/.
2.4 Biểu đồ tròn
Với các tệp dữ liệu cần được trực quan hóa bằng tỷ lệ phần trăm thì biểu đồ hình tròn phù hợp hơn cả. Dạng biểu đồ này thường được ứng dụng trong báo cáo định kỳ của công ty, doanh nghiệp.
2.5 Biểu đồ điểm
Biểu đồ điểm ít khi được sử dụng hơn các dạng biểu đồ khác. Loại biểu đồ này có tên gọi khác là dot plot, là một đồ thị thống kê các điểm dữ liệu trong thang chia tương đối đơn giản. Mỗi điểm là một giá trị dữ liệu.
2.6 Biểu đồ bong bóng
Biểu đồ bong bóng hay còn gọi là Bubble Plot, là một dạng phát triển của biểu đồ phân tán. Trong đó, điểm dữ liệu được “trực quan hóa” bằng bong bóng, kích thước dữ liệu là kích thước của bong bóng. Biểu đồ này cho phép thể hiện 3 biến khác nhau và so sánh các giá trị của 1 biến dựa trên 2 biến còn lại.
Ngoài các dạng biểu đồ kể trên, có nhiều loại biểu đồ khác như: biểu đồ địa lý, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp, v.v.
3. Các bước lập biểu đồ phân tích dữ liệu
Hiện nay, có rất nhiều công cụ, phần mềm hỗ trợ lập biểu đồ trực quan nhằm phân tích dữ liệu. Song, để tạo ra một dạng biểu đồ khoa học, hợp lý, người lập biểu đồ cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Bước 1: Làm sạch dữ liệu, đảm bảo tính chính xác, nhất quán về hình thức, đơn vị, v.v.
- Bước 2: Xác định mục tiêu phân tích dữ liệu để chọn các dạng biểu đồ phù hợp. Việc xác định loại biểu đồ cũng cần suy xét về hành vi và mong muốn của khách hàng nhằm đưa ra kiểu biểu đồ nhằm chuyển tải thông điệp tốt nhất.
- Bước 3: Thiết kế biểu đồ tương ứng: Lựa chọn giao diện biểu đồ trực quan dễ hiểu, hình thức đẹp mắt, sống động.
- Bước 4: Phân tích dữ liệu qua biểu đồ.
4. Một số lưu ý khi lập biểu đồ phân tích dữ liệu
- Mỗi dạng dữ liệu tùy theo nhu cầu phân tích dữ liệu mà lựa chọn loại biểu đồ phù hợp. Ví dụ, gần như không có ai chọn biểu đồ hình tròn để biểu diễn biến động giá trên thị trường chứng khoán cũng như chọn biểu đồ nến để phân tích phần trăm doanh số trong báo cáo định kỳ.
- Cần thống nhất dữ liệu trước khi biểu diễn lên biểu đồ.
- Khi thiết kế biểu đồ cần đảm bảo các yếu tố:
- Tính trực quan
- Tính chính xác
- Tính thẩm mỹ
- Luôn có bảng phân tích dữ liệu, chú giải và tên biểu đồ đính kèm, v.v.
Xem thêm: Atari breakout là gì? Hướng dẫn sử dụng Atari breakout
5. Lời kết
Không có dạng biểu đồ phân tích dữ liệu tốt nhất cũng như không có dạng biểu đồ kém hiệu quả nhất. Tùy theo kết cấu số liệu và nhu cầu phân tích để lựa chọn loại biểu đồ phù hợp. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất cung cấp và tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức về các dạng biểu đồ khác nhau. Từ đó, dễ dàng lựa chọn kiểu biểu đồ phù hợp trong từng trường hợp, hoàn cảnh.