Big 4 là gì? Những ông lớn trong thị trường tài chính là ai?

Thuật ngữ big 4 không còn xa lạ nhưng liệu bạn đã biết nó dùng trong lĩnh vực gì? Những doanh nghiệp nào thuộc big 4? Ngày nay những công ty thuộc big 4 được nhiều người quan tâm vì môi trường làm việc đáng mơ ước. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này.

1. Big 4 là gì?

Big 4 là thuật ngữ chỉ 4 công ty lớn nhất trong một lĩnh vực nào đó. Thuật ngữ big 4 tài chính chuyên dùng chủ yếu để chỉ 4 công ty về kiểm toán lớn nhất trên thế giới cả về quy mô, doanh thu và bề dày lịch sử.

Hiện nay, công ty big 4 còn được dùng cho nhiều lĩnh vực khác, như là kế toán, kiểm toán, ngân hàng, tài chính, dịch vụ… Tuy nhiên 4 công ty này cần phải có chung mục đích và xu hướng phát triển. 

big 4 là gì
Big 4 trong lĩnh vực kiểm toán

Trên thế giới khi nghĩ đến big 4 tài chính thì người ta nghĩ ngay đến 4 ông lớn ngành kiểm toán đó là Pricewaterhouse Cooper (PwC), Deloitte, Ernst and Young (E&Y), KPMG. Đây cũng là nơi khai sinh ra khái niệm big 4 đầu tiên trên thế giới. Và ngày nay nó vẫn là 4 cái tên sừng sững với sự phát triển bền mạnh. Nơi xử lý công việc kiểm toán cho phần lớn các công ty và hầu như trở thành độc quyền trong ngành công nghiệp kiểm toán của toàn cầu. 

Còn ở Việt Nam ngân hàng là lĩnh vực sử dụng thuật ngữ big 4 ngân hàng là 4 ông lớn được gọi tên là Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank.

Giờ đây khái niệm big4 là gì đã được làm rõ. Vậy bạn có tự hỏi tại sao không phải là big 3, big 5? hãy đọc tiếp bài viết để biết thêm về lịch sự và lý do thuật ngữ này xuất hiện. 

2. Lịch sử hình thành big 4

Như đã nói ở trên big 4 tài chính được khai sinh từ 4 ông lớn ngành kiểm toán. Tuy nhiên trước năm 1989 các ông lớn lĩnh vực kiểm toán có tận 8 công ty hàng đầu “The big eight”  đó là (1) Arthur Andersen, (2) Arthur Young & Co., (3) Coopers & Lybrand, (4) Ernst & Whinney, (5) Deloitte, Haskins & Sells, (6) KPMG, (7) Touche Ross, and (8) Price Waterhouse.

Vào năm 1989 có 2 vụ sáp nhập lớn dẫn đến từ 8 trở thành 6 công ty hàng đầu lĩnh vực kiểm toán. 

  • Công ty kiểm toán lớn thứ tư thế giới Ernst & Whinney sáp nhập với công ty lớn thứ năm Arthur Young tạo thành Ernst & Young.
  • Sự sáp nhập của Deloitte, Haskins & Sells và Touche Ross tạo thành Deloitte Touche.

Cho đến năm 1998, 6 hãng kiểm toán này tiếp tục có sự thay đổi với sự sáp nhập của Price Waterhouse và Coopers & Lybrand. Thời điểm này số lượng công ty lớn còn lại là 5. 5 ông lớn này chiếm ¾ doanh số của ngành kiểm toán trị giá hàng trăm tỷ đô mỗi năm. Lúc bấy giờ có 100 công ty lớn nhất thế giới thì có tới 99 công ty sử dụng dịch vụ của 5 công ty kiểm toán hàng đầu này.

Với sự phát triển mạnh mẽ và chia miếng bánh thị trường người tám lạng kẻ nửa cân thì vào năm 2002 một chuyển biến đã thay đổi và làm rúng động ngành tài chính. Nước Mỹ chứng kiến cuộc bê bối lớn nhất trong lịch sử kiểm toán. Vụ việc gian lận tài chính của công ty đứng thứ 7 trong số các công ty lớn nhất nước Mỹ – Enron. Và đứng sau vụ gian lận này được bảo kê bởi công ty tư vấn – kiểm toán hàng đầu chính là Arthur Andersen. Đây không phải là lần đầu tiên Arthur Andersen dính vào rắc rối. Từ đây Arthur Andersen đã bị xóa sổ khỏi thị trường. Sự diệt vong này dẫn đến ngành kiểm toán chỉ còn lại 4 ông lớn và ra đời thuật ngữ công ty big 4 như ngày nay.

Để hiểu rõ nguyên nhân vì đâu mà 4 ông lớn này có thể trụ vững đến tận bây giờ và không ngừng phát triển, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về 4 ông lớn kiểm toán này nhé.

3. Big 4 tài chính trên thế giới

big 4 là gì
Big 4 trên thế giới – 4 ông lớn tài chính 

3.1 PricewaterhouseCoopers (PwC)

PwC là 1 trong những công ty hàng đầu trong big 4. Trái ngược với Arthur Andersen, PwC được đánh giá là công ty tài chính với sự uy tín nhất thế giới. 

Vào năm 2016 PWC đã phủ kín khắp 157 quốc gia và 743 địa điểm. Số lượng nhân viên lúc bấy giờ là 223.468. Trong đó 22% nhân sự làm việc tại Châu Á, 32% ở Tây Âu và 26% ở khu vực Bắc Mỹ. Công ty phát triển không ngừng trở thành nơi làm việc hàng đầu tại khu vực Bắc Mỹ liên tiếp 3 năm liền. Về doanh thu PWC cán mốc 37.7 tỷ đô la vào năm 2017.

3.2 Deloitte Touche Tohmatsu Limited (Deloitte)

Deloitte là công ty kiểm toán với bề dày lịch sử hơn 150 năm. Dưới sự thành lập của William Welch Deloitte, ông cũng là cha đẻ của ngành kiểm toán.

Deloitte với hơn 263.900 chuyên gia trên toàn cầu, công ty cung cấp các dịch vụ bao gồm tư vấn kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế,… Ngang hàng với PWC vào năm 2017, công ty đạt doanh thu 38,8 tỷ USD.  

3.3 Ernst & Young (E&Y) 

Ông lớn thứ 3 trong công ty big 4 là E&Y, hoạt động dưới mô hình các công ty thành viên và hiện nay đã phủ kín mạng lưới hơn 150 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. E&Y được thành lập vào năm 1903 và có trụ sở chính tại Anh Quốc, E&Y có đến 212.000 nhân viên tại hơn 700 văn phòng. Năm 2015 tài sản ước tính của E&Y là 28.7 tỷ USD.

3.4 Klynveld Peat Marwick Geordeler (KPMG) 

Cái tên cuối cùng trong công ty big 4 được nhắc đến là KPMG. Có trụ sở tại Hà Lan, số lượng nhân sự trên toàn thế giới của KPMG là 189.000 và mạng lưới này phủ kín 155 quốc gia. Với phương châm “Cutting through complexity – Đơn giản hóa mọi việc phức tạp. KPMG là một trong những công ty có văn hóa đáng học hỏi nhất.

Với những con số về quy mô, doanh số và bề dày lịch sử chúng ta dễ dàng hiểu được tại sao 4 công ty trên được mệnh danh là ông lớn thuộc big 4 tài chính của thế giới. Vậy còn Việt nam, hãy theo chân mình để hiểu rõ hơn.

4. Big 4 tại Việt Nam

big 4 là gì
Big 4 tại Việt Nam lĩnh vực ngân hàng 

4.1 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

Một cái tên phải nhắc ngay đầu tiên trong big 4 đó là Agribank – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Được thành lập từ năm 1988. Với hành trình hơn 32 năm hình thành và phát triển Agribank hiện có tới 22.000 chi nhánh phân phối rộng rãi toàn quốc. Là ngân hàng đứng số 1 lượng người dùng nên không khó hiểu khi Agribank đứng top đầu có tổng doanh thu đạt 25.466 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020. 

4.2 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Vietcombank được thành lập từ năm 1963, là ngân hàng thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với hơn 400 chi nhánh và 13.000 nhân viên hoạt động trong và ngoài nước. Chỉ đứng sau Agribank doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 là 22.615 tỷ đồng. 

4.3 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

BIDV được thành lập từ năm 1957, tính đến thời điểm hiện tại BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất nhì toàn quốc. Là 1 thành viên trong big 4, BIDV có hơn 800 ngân hàng trên thế giới.  Đặc biệt theo báo cáo năm 2018, BIDV có tổng số tài sản đứng đầu trong big 4 với hơn 1.3 triệu tỷ đồng. Doanh thu đạt 21.186 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020.

4.4 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Được thành lập từ những năm 1988, hiện tại VietinBank có hơn 1000 phòng giao dịch trên khắp cả nước. Và trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Vào năm 2020, doanh thu 6 tháng đầu đạt 20.340 tỷ đồng không hề kém cạnh các ông lớn trong big 4.

Với những thông tin đã chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ big 4 là gì. Công ty big 4 có tác động rất lớn đến thị trường và kinh tế. Vì vậy đây là thuật ngữ không thể bỏ qua dù bạn đang làm bất kì ngành nghề gì.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine