Non Farm là gì? Các chỉ số cần phải nắm khi xem Non Farm

Trước khi muốn đầu tư vào bất kỳ thị trường nào, việc tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành là điều đầu tiên và bắt buộc. Đó là lý do nhà đầu tư muốn biết Nonfarm là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của nước Mỹ, đặc biệt là giá trị của đồng USD và Chứng khoán. 

1. NonFarm là gì?

Non Farm (tên đầy đủ là Nonfarm Payrolls – NFP) là một bản báo cáo lực lượng lao động hay số lượng việc làm tại Mỹ. Báo cáo này được tạo ra trong tháng trước đó và do Bộ Lao động Hoa Kỳ (United States Department of Labor) phát hành vào hàng tháng.

Trong bản báo cáo này sẽ tổng hợp các tên các công ty cung cấp hàng hóa, xây dựng và sản xuất ở Mỹ. Số lượng công nhân ở các nông trại, nhân viên hộ gia đình tư nhân hay nhân viên của tổ chức phi lợi nhuận sẽ không được cập nhật trong đây. Chính vì vậy, mà nhiều người gọi nó là một bảng lương phi nông nghiệp hay việc làm theo bảng lương phi nông nghiệp.  

Nonfarm là gì? Khái niệm của Non farm
Nonfarm là gì? Khái niệm của Non farm

2. Tại sao Non farm lại quan trọng với nền kinh tế?

Nếu đặt ra câu hỏi, các chỉ số của Non farm có quan trọng đối với nền kinh tế không thì câu trả lời chắc chắn là có. Bởi chúng tác động trực tiếp đến sự lên xuống, giá trị của đồng USD, Cổ phiếu và Vàng. Đây đều là những loại tài sản có giá trị nhất hiện nay. 

Điều này cũng có nghĩa rằng nền kinh tế của rất nhiều quốc gia, thậm chí là nền kinh tế của Thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chúng. 

Vậy nguyên nhân vì sao Non farm lại quan trọng đến thế?

Bên trong bảng lương phi nông nghiệp này sẽ đưa ra các số liệu về sự gia tăng hoặc sụt giảm việc làm trong nền kinh tế nhưng không bao gồm các công việc liên quan đến ngành công nghiệp. Bởi trên thực tế, một số ngành nông nghiệp mang tính chất thời vụ, rất nhiều việc vào mùa đông hay cũng có thể không có việc vào mùa hè. Chính bởi sự không ổn định này mà lao động trong ngành nông nghiệp không được tính trong chỉ số của Non farm

Do đó, bản chất của bản báo cáo này là thể hiện thước đo tình trạng của thị trường lao động Mỹ, qua đó, phần nào phản ánh được thực tế nền kinh tế trang trong trạng thái như thế nào. Nhiều nhân công, việc làm nhiều, tức là doanh nghiệp đang phát triển, người lao động cũng có thể mua sắm nhiều hàng hóa hơn, tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn. Chỉ có như vậy nền kinh tế phát triển tốt và ngược lại. Nhân công không có việc làm, không tạo ra lợi nhuận, thu nhập ròng, doanh nghiệp thu nhỏ lại quy mô thì nền kinh tế cũng có thể đang rơi vào tình trạng sa sút. 

3. Các chỉ số cần đọc khi xem Non farm

Trong bảng báo cáo Việc làm theo bảng lương phi nông nghiệp – NF có rất nhiều chỉ số, số liệu được thể hiện. Tuy nhiên, có hai mục chính cần phải tập trung để phân tích như sau:

3.1 Mốc thời gian

Một bản báo cáo hoàn chỉnh và đầy đủ sẽ có 3 mốc thời gian quan trọng gồm:

  • Chỉ số kỳ trước (Previous)
  • Chỉ số dự báo (Forecast)
  • Chỉ số công bố của kỳ này

Dựa theo sự chênh lệch chỉ số của ba mốc này trong Non farm, nhà đầu tư sẽ đưa ra các dự đoán và phân tích để có những quyết định đối với tài sản của mình. Chúng cũng chính là nguyên nhân gây ra sự biến động kinh tế của thị trường. 

Lấy ví dụ đơn giản như sau: Các nhà kinh tế đưa ra dự đoán rằng trong 6 tháng tiếp theo, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với cơ hội và số lượng việc làm tăng. Tuy nhiên, khi công bố báo cáo (chỉ số công bố của kỳ này) kết quả ngược lại thì tức là chỉ số công bố của kỳ này tỉ lệ thất nghiệp lại tăng lên, khiến cho đồng USD giảm, đồng nghĩa các cặp ngoại tệ khác cũng chịu biến động theo.

Tiếp theo, cần phải phân tích chỉ số kỳ trước so với kỳ này để có định hướng và dự đoán trong kỳ tiếp theo. Chỉ số kỳ này cao hơn vó với kỳ trước, đồng nghĩa nền kinh tế có dấu hiệu phát triển và ngược lại. 

Chỉ số quan trọng trọng Non farm
Chỉ số quan trọng trọng Non farm

3.2 Các tỷ lệ chính trong Non farm

Các tỷ lệ chính ở đây sẽ có 3 chỉ số cần phải quan tâm:

  • Tỷ lệ tham gia lao động (Non farm Employment Change): Số lượng người tham gia lao động thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được tạo ra trong tháng. 
  • Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate): Số người lao động thất nghiệp – không có việc làm, kể cả những người đang tìm việc và những người chưa tìm được việc như mong muốn. 
  • Thu nhập bình quân theo giờ (Average Hourly Earnings): tỷ lệ thu nhập bình quân thay đổi.

*Lưu ý: Tất cả các chỉ số trên đều dựa vào kết quả của tháng trước.

Lúc này, dựa vào các chỉ số ở trên, sẽ có các kịch bản thay đổi theo để dự đoán trước tình hình trong thời gian tới. 

4. Những kịch bản có thể xảy ra với Non farm

Dưới đây sẽ là ba kịch bản, trường hợp có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến thị trường theo các chỉ số của bảng báo cáo. 

4.1 Trường hợp 1: Non farm cao

  • Non farm cao + Tỷ lệ thất nghiệp giảm so với tháng trước => Nền kinh tế đang có dấu hiệu tốt => Giá trị USD tăng

Hầu hết tất cả mọi người đều mong muốn xảy ra trường hợp này. Tỉ lệ thất nghiệp giảm, các chỉ số đều tốt, số liệu NFP thực tế (của kỳ này) cao hơn so với dự đoán, nghĩa là nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ thấp nghiệp giảm, ngày càng có nhiều người tìm được việc làm, nhu cầu mua hàng hóa tăng, giá trị tạo ra cho kinh tế cũng tăng. 

  • Như vậy, nhìn vào đây có thể thấy được nền kinh tế Mỹ đang tích cực, điều này giúp cho giá trị đồng USD tăng. 

4.2 Trường hợp 2: Non farm không thay đổi

– NFP bình thường (không thay đổi so với dự đoán) thì lúc này, cần xem xét đến Tỷ lệ thất nghiệp. 

Trong trường hợp này, chỉ số Non farm không có thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể so với chỉ số dự báo của các nhà kinh tế thì cần quan tâm đến tỷ lệ thất nghiệp. Nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm, thì vẫn có thể coi là nền kinh tế không bị xáo trộn, giữ nguyên được tình trạng hiện tại, như vậy, có thể đồng USD sẽ tăng. 

Trường hợp tỷ lệ thất nghiệp tăng, đây có thể là dấu hiệu nền kinh tế gặp nhiều biến động, không thuận lợi và đồng USD có thể giảm. 

  • Nếu chỉ số Non farm bình thường thì cần xem xét tỷ lệ thất nghiệp để đưa ra nhận định và phán đoán. Tỷ lệ thất nghiệp tăng = Đồng USD giảm, tỷ lệ thất nghiệp giảm = Đồng USD tăng.
Các trường hợp của Non farm
Các trường hợp của Non farm

4.3 Trường hợp 3: Non farm thấp hơn dự đoán

-NFP thấp + Tỷ lệ thất nghiệp cao => Kinh tế không hiệu quả => USD giảm

Kịch bản cuối cùng là trường hợp mà không một ai mong muốn. Một trường hợp xấu và có tác động rất lớn đến nền kinh tế của Mỹ cũng như trên Thế giới. 

Khi mà Non farm thấp hơn so với dự báo, cộng với đó là tỷ lệ thất nghiệp cao có nghĩa là có nhiều người đang không có hay không tìm được việc làm phù hợp, khả năng chi tiêu, mua sắm giảm, không tạo ra được nhiều giá trị, giảm lưu thông hàng hóa trên thị trường. 

Hiểu đơn giản là nền kinh tế của Mỹ đang gặp phải nhiều biến động và bất ổn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ làm giảm giá trị của đồng USD trong tháng tới. Và không chỉ có đồng USD, mà nhiều cặp tỉ giá khác cũng sẽ chịu ảnh hưởng cùng. 

Đây cũng chính là lý do vì sao Non farm lại cực kỳ quan trọng và tác động trực tiếp đến thị trường của nước Mỹ. Chúng phản ánh một cách chân thực tình trạng việc làm, qua đó, cái nhìn rõ hơn về bức tranh lao động toàn cảnh. 

Tổng kết

Như vậy, thông qua bài viết này, mọi người đã có thể hiểu cơ bản Non farm là gì, các chỉ số cần phải nắm được khi xem báo cáo Non farm cũng như tầm quan trọng của nó đối với thị trường. Một trong những kiến thức không thể bỏ qua nếu muốn trở thành nhà đầu tư tài ba. 

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine