Đôi khi bạn sẽ bắt gặp những sản phẩm bạn mua sẽ có giá khác nhau tại nhiều nơi. Có những nơi bạn mua được sản phẩm với giá rất thấp so với giá trị thông thường. Nhưng bạn có biết nó hoạt động như thế nào không? Bán phá giá dẫn đến kết quả gì? Liệu những hành vi hạ giá thấp như vậy có bị phạt không? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bán phá giá là gì?
Bán phá giá (tên tiếng anh: Dumping) là việc bán sản phẩm với giá thấp hơn giá bán của sản phẩm đó tại thị trường nội địa. Hoặc khi bán một sản phẩm mà giá bán thấp hơn chi phí sản xuất, hành vi này cũng được xem là bán phá giá.
Ví dụ: Dưa hấu của Việt Nam bán tại thị trường Việt Nam với giá 8000/ 1 ký nhưng khi xuất khẩu sang Trung Quốc với giá chỉ 2000/ ký.
Việc bán phá giá là một loại hình kinh doanh không lành mạnh của doanh nghiệp và nó xảy ra khi các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm của mình nhằm mục đích nhất định, để kinh doanh và chiếm lấy một phần thị phần, thu hút, tìm kiếm khách hàng tiềm năng tại thị trường mới.
Xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm với giá thấp hơn so với giá bán trong thị trường nội địa khiến cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu cạnh tranh với nhau, sản xuất sản phẩm trong nước bị đình trệ và tồi tệ hơn là có thể ngừng việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
Mục tiêu của bán phá giá
Hiện tượng các sản phẩm có giá rẻ hơn rất nhiều lần so với giá bán các sản phẩm đó ở trong nước nội địa như vậy sẽ tạo cho doanh nghiệp đó có được nguồn lợi nhuận nhất định.
Qua đó, hình thành nên một chỗ đứng trong thị trường bằng việc xây dựng được nhóm khách hàng mục tiêu, có được một lượng khách hàng ổn định.
Doanh nghiệp sẽ bán những sản phẩm với giá rẻ thậm chí họ có thể đẩy giá xuống đến mức bất hợp lý và dần dần chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài bằng việc bán những sản phẩm giá rẻ này.
Việc mong muốn mở rộng thị phần, độc chiếm thị trường thì bất kể doanh nghiệp nào cũng muốn, bằng cách giảm giá thành sản phẩm để thu hút được khách hàng về phía mình và thông thường, việc bán phá giá này sẽ xảy ra ở những công ty sẵn có tiềm lực lớn, nguồn vốn mạnh ở thị trường nội địa mới có thể làm được.
Sau khi đạt được những mục tiêu cơ bản để chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài và khi họ đã loại bỏ được sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường thì các doanh nghiệp này sẽ tăng giá thành sản phẩm trở lại để tạo lợi nhuận. Khi này thì doanh nghiệp đã độc chiếm được thị trường nước nhập khẩu.
Mặt khác, các doanh nghiệp lớn trên sẽ chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị phần một cách nhanh hơn bằng cách mua bán và sáp nhập với các doanh nghiệp khác trong ngành ở thị trường nước ngoài, do các đối thủ cạnh tranh đó có tiềm lực quá yếu và thậm chí nếu không sáp nhập thì những doanh nghiệp đó có thể bị phá sản.
Đôi khi, việc doanh nghiệp thực hiện hành vi giảm giá sâu để thu ngoại tệ mạnh và cũng có thể là việc bất đắc dĩ mà các doanh nghiệp phải làm.
Khi doanh nghiệp sản xuất quá nhiều sản phẩm, khiến việc tiêu thụ các sản phẩm bị đình trệ, không bán được hàng. Nếu lưu kho lâu ngày thì hàng hóa sẽ bị hư hỏng, mối mọt, ẩm mốc,…
Vì vậy các doanh nghiệp phải đành bán phá giá để có thể về lại điểm hòa vốn ban đầu.
Hành vi bán phá giá có bị phạt không?
Việc bán phá giá có thể sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Sản phẩm, hàng hóa bị bán với giá thấp này sẽ là nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm, hàng hóa khác. Do đó, những ngành nhận được nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ sẽ có được sự phát triển và tăng trưởng nhất định trong thị trường nước nhập khẩu.
Các sản phẩm có giá thấp cũng sẽ có lợi cho người tiêu dùng tại nước nhập khẩu, họ có thể mua được sản phẩm với giá rẻ hơn so với giá thành của sản phẩm nội địa.
Ngược lại, nếu hành vi bán với giá quá thấp trong dài hạn, doanh nghiệp đó sẽ không có lợi. Và ở thị trường nước ngoài thì bán phá giá là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh và cho nó là một hiện tượng tiêu cực vì sẽ làm cho sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp.
Khi cho nhập khẩu những hàng hóa với giá rẻ sẽ làm tăng sự cạnh tranh về giá và làm cho thị phần của những sản phẩm nội địa giảm xuống. Trong nhiều trường hợp có thể gây nên sự biến mất của một số ngành do chèn ép đầu tư và sức cạnh tranh không đủ.
Những thiệt hại do bán với giá quá thấp gây ra sự tăng trưởng không đều giữa các ngành, làm giảm mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong nước,ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động gây khó khăn trong việc tiêu thụ cũng như sản xuất trong nước.
Việc bán với giá quá thấp như vậy có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với thị trường nơi xảy ra việc bán phá giá đó. Vì vậy, không phải hành vi nào cũng đều bị áp dụng biện pháp chống phá giá. Biện pháp chống phá giá sẽ phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể và được áp dụng trong những hoàn cảnh nhất định.
Hành vi bán với giá thấp như vậy được xác định dựa trên 2 yếu tố là biên độ phá giá và số lượng, trị giá hàng hóa, sản phẩm đó trong nước so với khối lượng hàng hóa nhập khẩu.
Biên độ phá giá là mức chênh lệch của giá thông thường so với giá xuất khẩu của hàng hóa, sản phẩm đó. Phần trăm biên độ phá giá thường từ 2% trở lên và việc định giá thường rất phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Những hành vi sẽ bị áp dụng các biện pháp chống phá giá khi tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế của thị trường nhập khẩu và chỉ áp dụng khi có đủ 3 điều kiện sau:
- Hành vi làm cho chính ngành sản xuất sản phẩm của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hay đe dọa gây thiệt hại;
- Sản phẩm nhập khẩu bị bán phá giá;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc làm thiệt hại đến sản xuất trong nước và việc hàng nhập khẩu bị bán với giá quá thấp.
Như vậy, nếu một hàng hóa, sản phẩm có hiện tượng bán với giá quá thấp mà không có hiện tượng gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thì sẽ không bị áp dụng biện pháp chống phá giá và bị áp đặt thuế chống phá giá đó.
Thuế chống phá giá là một loại thuế là một loại thuế nhập khẩu đánh vào những sản phẩm, hàng hóa bị phá giá ở những nước nhập khẩu để bảo vệ sự sản xuất trong nước và hạn chế thiệt hại do việc bán giá quá thấp gây ra.
Mỗi quốc gia sẽ có những biện pháp để tự vệ trong việc chống lại việc phá giá. Có nghĩa là quốc gia đó tạm dừng hoặc hạn chế việc nhập khẩu những hàng hóa, sản phẩm có giá tăng đột ngột. Đây là biện pháp để bảo vệ, làm ổn định thị trường của chính nước nhập khẩu.
Vậy nên, theo nguyên tắc thương mại quốc tế, các doanh nghiệp hiểu được việc phá giá là gì và trong điều kiện nào thì bị áp dụng các biện pháp bán phá giá, điều kiện nào bị áp đặt các loại thuế chống phá giá đó là một điều quan trọng, rất cần được quan tâm.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp ta hiểu rõ những kiến thức về bán phá giá. Qua đó bạn hiểu được cách hoạt động của việc bán với giá chênh lệch như thế nào, những ảnh hưởng của nó đến thị trường của nước nhập khẩu. Hy vọng bạn có được những thông tin bổ ích để ứng dụng trong những trường hợp cần thiết.
Tổng hợp: toptradingforex.com