Trong thị trường tiền điện tử, thì việc sử dụng các phần mềm, công cụ để phân tích là điều rất cần thiết, nó có vai trò quan trọng đối với một trader. Chỉ số ATR cũng không không phải ngoại lệ. Vậy liệu ATR có được dùng để phân tích, dự báo các xu hướng dịch chuyển giá trong tương lai như các chỉ số khác không? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. ATR là gì?
ATR viết tắt (Average True Range) hay còn gọi là vùng biên độ trung bình. Chỉ số này được dùng trong phân tích kỹ thuật để đo lường mức độ biến động của thị trường và do ông J.Welles Wilder sáng lập và giới thiệu trong cuốn sách tên là “New Concepts in Technical Trading Systems”, năm 1978.
Chỉ báo ATR ban đầu phát triển nhằm sử dụng trong thị trường hàng hóa nhưng sau này nó đã được sử dụng trong cả thị trường tiền điện tử.
Vùng biên độ trung bình là một đường line được vẽ liên tục nằm dưới biểu đồ nến.
ATR không phải là indicator xác định xu hướng dịch chuyển giá và sự biến động của đồng coin trong tương lai mà ATR nó là một công cụ dùng để đo lường biên độ biến động của thị trường. Hay còn gọi là biến động bởi khoảng trống của giá hay các biến động giới hạn.
Các biến động này có thể thấp/ cao trong khi thị trường có xu hướng tăng/ giảm mạnh. Trong thị trường Forex, nếu một cặp tiền có mức độ biến động của thị trường cao thì chỉ số ATR cao và ngược lại. Dựa vào chỉ báo này nhà đầu tư có thể xác định thời điểm giao dịch tốt nhất cho mình.
2. Ý nghĩa của chỉ báo ATR
Nhờ có công cụ ATR các nhà đầu tư có thể biết được thời điểm chính xác, phù hợp nhất để ra vào lệnh dựa vào những tín hiệu mà ATR cung cấp.
Nhà đầu tư có thể xác định được thời điểm để chốt lời hoặc cắt lỗ một cách chính xác, giúp họ có được lợi nhuận và đồng thời giảm được mức rủi ro khi giao dịch.
ATR không dùng để xác định xu hướng dịch chuyển của giá, nó được dùng để chỉ ra được các áp lực bán và áp lực mua của thị trường tiền điện tử.
Chỉ báo ATR giúp nhà đầu tư phán đoán được thời điểm ra vào lệnh, nếu chỉ báo ATR tăng cao thì biểu hiện thị trường tăng giảm trong ngắn hạn. Nếu ATR mà thấp thì cho thấy thị trường đang yên ả, phẳng lặng, không có nhiều biến động.
Nên trong trường hợp nếu bạn thấy thị trường không có gì biến động, đang đi ngang thì đây là hiện tượng nhà đầu tư đang tích trữ và chuẩn bị sẽ có sự đảo hướng trong tương lai.
Chỉ báo ATR có thể sử dụng với nhiều chu kỳ như chu kỳ ngày, chu kỳ tuần, chu kỳ tháng,… tùy thuộc vào mong muốn của các trader, nhưng phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất là chu kỳ ngày.
3. Cách thức hoạt động của chỉ báo ATR
Chỉ báo ATR chỉ ra sự biến động trên thị trường. Giá trị ATR càng cao thì sự chứng tỏ có sự tăng hoặc giảm mạnh của giá. Giá trị ATR thấp cũng đồng nghĩa với việc biến động giá nhỏ.
Chúng ta phải biết được vùng biên độ thực trước khi tính chỉ báo ATR. Nhà đầu tư phải biết được giá đóng cửa, cũng như xem xét các vùng giá đỉnh/ đáy là bao nhiêu trong khoảng thời gian mới nhất. để tính vùng biên độ thực.
Giá trị ATR chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và liên tục di chuyển và đảo chiều. Các giá trị của ATR được tính trong 3 cách sau và sau đó sẽ so sánh tính toán biên độ giao động và lấy phép tính cao nhất sẽ ra được bùng biên độ thực:
Cách 1: Mức giá đỉnh ở thời điểm hiện tại – Mức giá đáy ở thời điểm hiện tại
Cách 2: Giá trị tuyệt đối mức giá đỉnh ở thời điểm hiện tại – Mức giá đóng cửa của giai đoạn trước
Cách 3: Giá trị tuyệt đối mức giá đáy ở thời điểm hiện tại – Mức giá đóng cửa của giai đoạn trước
Chỉ báo ATR chỉ đo mức độ biến động chứ không xác định xu hướng của giá nên phải có giá trị tuyệt đối và không có dấu âm.
Sau khi tìm được giá trị lớn nhất trong cách tính trên thì bạn đã có vùng biên độ thực thì bạn sẽ xác định được vùng biên độ trung bình.
Trong đó: n=14 ; ATR là vùng biên độ trung bình; TRi là vùng biên độ thực
Công thức tính vùng biên độ trung bình thứ hai, ta có:
ATR = [( ATR đầu tiên x 13) + TR hiện tại] / 14
Chỉ báo ATR đã được tính sẵn trên nền tảng MT4, nên bạn chỉ cần cài đặt là có thể tính được một cách dễ dàng, nhưng bạn cũng nên biết để hiểu rõ hơn về bản chất của chỉ báo ATR.
4. Cách sử dụng của chỉ báo ATR trong các giao dịch forex
Dựa vào chỉ báo ATR mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình thời điểm nào để đặt lệnh kiếm lợi nhuận và thời điểm nào nên cắt lỗ để rút khỏi thị trường bảo toàn nguồn vốn. Khi có được những kiến thức quan trọng và sử dụng thành thạo chỉ báo ATR thì nhà đầu tư sẽ xác định xu hướng biến động một cách chính xác và đem lại lợi nhuận lớn cho mình.
4.1 Sử dụng ATR để tìm điểm chốt lời
Để chốt lời được gấp đôi nếu bạn có thể quan sát nếu ATR nằm ở nửa trên trong giao dịch của bạn. Khi ATR nằm ở nửa trên của giá thì biến động lúc này cao nếu bạn đặt lệnh Stop loss quá ngắn rất dễ ảnh hưởng đến việc bạn bị quét cắt lỗ và bạn không thể tối đa hóa được lợi nhuận trong giao dịch này.
Khi chỉ số ATR thấp thì lúc này thị trường không có nhiều biến động, bạn có thể điều chỉnh các lệnh dừng lỗ của bạn một cách cẩn thận hơn vì trong trường hợp này giá không có nhiều biến động nên việc kiếm lợi nhuận cũng nhỏ hơn.
4.2 Sử dụng ATR để cắt lỗ
ATR như là một công cụ để bạn có thể xác định điểm dừng lỗ một cách tốt nhất. Nếu ATR quá cao thì đồng nghĩa với việc giá còn biến động mạnh hơn nữa. Nhà đầu tư nên đặt lệnh dừng lỗ của mình ở xa để tránh bị quét stoploss.
Ngược lại, nếu như ATR thấp thì mức biến động giá sẽ không có nhiều thay đổi nên bạn cần đặt điểm dừng lỗ gần lại.
Làm thế nào để sử dụng chỉ báo ATR hiệu quả và chuyên nghiệp nhất?
Những cách mà trader có thể sử dụng chỉ báo ATR thành công nhất :
- Đo độ mạnh của biến động giá trên thị trường, nắm được xu hướng chuyển dịch của thị trường.
- Đặt lệnh dừng lỗ: dựa vào đường chỉ báo ở nửa trên hoặc nửa dưới để có quyết định chính xác nhất.
- Tìm điểm chốt lời: chỉ báo ATR nằm ở nửa trên hoặc chỉ báo nằm ở nửa dưới nhưng có đường xu hướng tăng.
Trong thị trường tiền điện tử có rất nhiều công cụ để bạn có thể xác định được xu hướng, bất kể công cụ nào thì cũng có lợi và cũng có hại. Vì vậy, để giao dịch thành công thì bạn phải đưa ra những quyết định chính xác nhất bằng việc hiểu rõ được công cụ bạn đang sử dụng để có thể đạt được mục tiêu về lợi nhuận.
5. Lời kết
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về ATR (chỉ báo Average True Range). Thực sự, ATR là một công cụ phân tích kỹ thuật rất hữu dụng đối với các trader. Tới đây chắc bạn cũng hiểu rõ được chỉ báo ATR là gì và các cách sử dụng chúng như thế nào để có được hiệu quả cao nhất và tự tin hơn trong các giao dịch forex. Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích nhất và có được những giao dịch thành công!
Tổng hợp: toptradingforex.com