Nhiều người tin rằng, công nghệ Blockchain sẽ là chiếc chìa khóa quan trọng để mở ra một thời đại mới, thời đại 4.0. Một cuộc cách mạng về công nghệ để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngành nào sở hữu và ứng dụng nó sớm, ngành đó có lợi thế phát triển. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Blockchain là gì? Nền tảng Blockchain và ứng dụng của nó trong bài viết này nhé!
1. Nền tảng Blockchain là gì?
Blockchain là chuỗi khối – một công nghệ dùng để mã hóa các dữ liệu thành các khối sau đó, kết nối chúng lại với nhau để tạo ra sự thống nhất thành một chuỗi liên kết dài. Chúng có nhiệm vụ lưu trữ và truyền tải các thông tin từ các dữ liệu thông qua các khối (block).
Các khối này có nhiệm vụ quan trọng, ở bên trong chứa các thông tin về thời gian được khởi tạo ra khối trước đó, các thông tin về giao dịch. Tất cả các khối sẽ liên kết để tạo thành một chuỗi thống nhất.
2. Đặc điểm của nền tảng Blockchain
Hiện nay, khái niệm nền tảng Blockchain không còn xa lạ với những ai đang và đã tìm hiểu về thị trường tiền ảo. Một trong những nền tảng quan trọng để khi tìm hiểu về tiền điện tử cũng như các sàn giao dịch trước khi đầu tư. Người ta coi Blockchain như một cuốn sổ dùng để ghi chép mọi thứ về tiền điện tử, thời gian giao dịch, khối lượng giao dịch, v.v. Nó có khả năng hoạt động độc lập khi cần thiết trong việc tự mình xác thực các thông tin trong quá trình truyền tải dữ liệu và không cần thông qua sự xác nhận của bên thứ ba.
2.1 Nền tảng Blockchain không thể bị phá hủy
Blockchain được coi là nền tảng tốt nhất hiện nay, nó được tạo ra với tính ứng dụng cực kỳ cao. CHính vì vậy mà tính bảo mật cũng rất tốt. Rất khó để người khác hay bên nào đó có thể làm giả nó. Họ thậm chí còn không thể phá vỡ Blockchain. Bởi chúng là một chuỗi liên kết với nhau. Sức mạnh của một chuỗi bao giờ cũng đáng sợ hơn việc đứng một mình.
Và những người nghiên cứu về nền tảng công nghệ này nói rằng, chỉ có khi nào không có và mất đi internet thì người ta mới nghĩ đến việc Blockchain có thể bị phá hủy.
2.2 Dữ liệu được bảo mật
Các dữ liệu, thông tin được lưu trữ trên nền tảng Blockchain gần như được bảo mật một cách tuyệt đối. Chúng không được lưu trữ ở cùng một vị trí mà thay vào đó là phân tán ra thành nhiều nơi khác nhau. Như vậy thì dù hacker có xâm nhập vào được cũng khó lòng lấy cắp được thông tin, dữ liệu của khách hàng. Chỉ có duy nhất những người cầm chìa khóa – private key mới có thể xem và truy xuất các dữ liệu này ra bên ngoài.
2.3 Biến mất
Nếu đã được lưu trữ ở trên hệ thống Blockchain, thì hầu hết các dữ liệu không bao giờ bị biến mất. Thậm chí nó còn không thể sửa chữa lại các thông tin nếu như bạn không phải là người khởi tạo ra nền tảng công nghệ Blockchain này. Ngoài những người này ra, thì bất kỳ ai cũng không có quyền làm được việc này.
2.4 Sự minh bạch của nền tảng Blockchain
Không thể sửa chữa thông tin không có nghĩa là bạn không thể theo dõi chúng. Các nhà phát triển ra chuỗi Blockchain cho phép tất cả mọi người có thể theo dõi quá trình xử lý dữ liệu của chúng. Chuyển dữ liệu từ địa chỉ này đến địa chỉ khác, sau đó thống kế lịch sử di chuyển của nó. Như vậy, nhà đầu tư hay người dùng Blockchain sẽ cảm thấy yên tâm hơn.
3. Hệ thống Blockchain có những loại nào?
Tính tới thời điểm hiện tại, Blockchain đang có 3 loại chính. Mỗi loại có nhiệm vụ và chức năng của riêng nó. Tất nhiên, độc lập nhưng không có nghĩa là tách rời.
3.1 Phiên bản Blockchain Public
Ngay từ cái tên của nó là người dùng đã có thể hiểu được đặc điểm của nó. Với loại này, bất kể ai cũng có quyền đọc và ghi các dữ liệu ở trên trong. Mặc dù được công khai như vậy nhưng cũng rất khó để tấn công được vào nền tảng Blockchain này. Chi phí để làm được việc này là rất cao. Ví dụ điển hình như Bitcoin – đồng tiền điện tử mạnh nhất hiện nay. Kể cả cho quá trình để xác thực được một giao dịch có đến hàng ngàn nút tham gia thì chuyện này vẫn gần như là không thể.
3.2 Blockchain phiên bản Private
Phiên bản này sẽ bị giới hạn quyền so với phiên bản Public. Tất cả người dùng chỉ có quyền đọc dữ liệu chứ không còn được ghi chép như trước. Tuy nhiên, đôi khi có những trường hợp, để tránh bị phá vỡ và nâng cao tính bảo mật, người dùng cũng không thể đọc dữ liệu ở đây.
Thay vào đó, thời gian xác nhận của một giao dịch lại nhanh hơn bởi nó là phiên bản Private Blockchain. Không có nhiều thao tác và cũng không cần đến nhiều thiết bị cùng tham gia. Tiết kiệm được thời gian và chi phí.
3.3 Blockchain phiên bản Permissioned
Phiên bản Permissioned được coi là một phiên bản nâng cấp từ Private. Nó được phát triển thêm một số tính năng khác.
4. Sự khác nhau giữa các phiên bản của Blockchain
Nền tảng Blockchain có ba phiên bản khác nhau và không phải tự nhiên mà những người sáng tạo ra Blockchain này lại làm như vậy. Trên thực tế, các phiên bản sẽ có những tính năng và đặc thù riêng để phù hợp với một số ngành nghề, đời sống nhất định.
4.1 Blockchain phiên bản 1.0
Trong phiên bản này, chủ yếu được ứng dụng trong một số ngành như thanh toán, tiền tệ. Chính xác hơn là ứng dụng trong việc chuyển đổi tiền tệ, tạo ra các hệ thống để thanh toán tiền điện tử.
4.2 Blockchain phiên bản 2.0
Phiên bản Blockchain chủ yếu dùng để xử lý các dữ liệu của thị trường tài chính và khối ngân hàng, thậm chí là một phần của thị trường trong nền kinh tế hiện tại. Nó có thể kiểm soát và xử lý dữ liệu tài sản trong thị trường chứng khoán như: Cổ phiếu, trái phiếu, phiếu chi, phiếu nơ, v.v.
4.3 Blockchain phiên bản 3.0
Chắc chắn phiên bản Blockchain sẽ làm cho nhiều người phải bất ngờ. Bởi ứng dụng của nó không còn đơn thuần trong phạm vi ngành tài chính, kinh tế hay thị trường tiền điện tử như trước. Nó còn có chức năng thiết kế và giám sát. Mang ứng dụng này vào trong các lĩnh vực tưởng chừng không liên quan như Y tế, Nghệ thuật, Sản xuất, Giáo dục, v.v.
5. Công nghệ Blockchain và ứng dụng trong thị trường tiền điện tử
Đã nhắc đến nền tảng Blockchain thì không thể bỏ qua những ứng dụng của nó trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một trong những nền tảng quan trọng để phát triển hệ thống trở nên mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là việc bảo vệ và lưu trữ các thông tin về giao dịch cũng như dữ liệu cá nhân của khách hàng.
Qua các phiên bản của nền tảng Blockchain ở trên, chắc phần nào bạn đọc đã có thể hình dung ra được sự phổ biến và tầm quan trọng của Blockchain hiện nay. Nó có thể được ứng dụng trong mọi ngành nghề chứ không riêng ngành công nghiệp tiền điện tử.
Nhắc đến thị trường tiền điện tử, Forex, chẳng ai còn xa lạ gì với việc các thợ đào sử dụng Blockchain để đào coin trong các bể. Nói đơn giản hơn, thợ đào sử dụng Blockchain để giải các thuật toán và nhận phần thưởng là đồng coin.
Những đồng tiền ảo được xây dựng trên nền tảng Blockchain sẽ nhận được rất nhiều đánh giá từ các nhà đầu tư. Họ ưu tiên và có cái nhìn thiện cảm hơn về nó. Bởi đây mà một nền tảng cực kỳ uy tín. Không chỉ riêng nó mà cả đồng tiền được xây dựng trên hệ thống Blockchain cũng có khả năng phát triển tốt hơn so với các đồng tiền khác.
Tổng kết
Tương lai của nền tảng Blockchain hứa hẹn sẽ còn mạnh mẽ và phổ biến hơn trước rất nhiều. Bởi nó không chỉ đơn thuần là ứng dụng trong tiền ảo.