Tín hiệu Phân kỳ MACD (Divergence MACD) là tín hiệu có được khi diễn biến giá trên thị trường và các chỉ báo MACD có sự đối lập rõ rệt. MACD là một chỉ báo trễ trong Forex nhằm theo dõi biến động của cường độ, xung lượng, hướng và thời gian của một xu hướng giá. Phân kỳ MACD được khá nhiều nhà đầu tư xem là tín hiệu cho việc thị trường đảo chiều. Liệu sử dụng Phân kỳ MACD trong Forex có hiệu quả không? Bài viết sẽ chỉ ra một số thông tin và gợi ý khi sử dụng Phân kỳ MACD trong đầu tư Forex.
Chỉ báo MACD là gì?
Để hiểu được tín hiệu Phân kỳ MACD là gì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm và các chỉ số của chỉ báo MACD.
Chỉ báo MACD là đường trung bình động hội tụ/phân kỳ. MACD là chỉ báo phổ biến trong phân tích tài chính giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định xu hướng tăng giảm của thị trường. MACD là chỉ báo kỹ thuật xác định trực quan cường độ và xu hướng của quá trình biến động giá tăng hoặc giảm. Chỉ báo này được phát triển vào năm 1979 bởi Gerald Appel và được sử dụng phổ biến.
Thêm vào đó, MACD lấy chênh lệch giữa hai đường trung bình trượt và đường tín hiệu (EMA của các đường trung bình trượt) để vẽ nến Doji biểu đồ dao động dựa trên các giá trị chênh lệch này. Nói dễ hiểu thì MACD có thể dự báo được thời điểm mua bán các cặp tiền và xác định được độ mạnh yếu của xu hướng thị trường Forex.
MACD là sự kết hợp của hai loại indicator xác định xu hướng khác nhau là hai đường trung bình trượt có độ trễ để xác định hướng và thời gian diễn ra của xu hướng.
Các chỉ số của MACD là gì?
Có 3 thông số của đường MACD là MACD (12, 26, close, 9). Ý nghĩa của 4 thông số này lần lượt là:
- 12, 9, 26 là chu kỳ của của EMA. Trong đó: EMA (12), EMA (26) lần lượt là đường trung bình động tính theo lũy thừa của 12 ngày và 26 ngày;
- EMA(9) là đường tín hiệu (Signal) của MACD;
- Close: giá đóng cửa thị trường (đóng nến) để tính EMA;
- Đường MACD Histogram = Đường MACD – EMA(9)
- Đường MACD = EMA (12) – EMA (26)
Tín hiệu mua vào: Khi trên biểu đồ đường MACD đi từ dưới lên cắt đường EMA (9), lúc này MACD Histogram chuyển từ âm qua dương. Có xu hướng giá tăng. Nhà đầu tư nên mua vào.
Tín hiệu bán: Khi trên biểu đồ đường MACD đi từ trên xuống đường EMA (9), lúc này MACD Histogram chuyển từ dương qua âm. Có xu hướng giá giảm. Nhà đầu tư nên bán đi.
Phân kỳ MACD Histogram là gì?
Tín hiệu Phân kỳ MACD diễn ra khi khi đường MACD và xu hướng giá giá của một một loại tiền tệ di chuyển theo hướng ngược nhau. Đây là dấu hiệu cho việc xu hướng giá có thể có sự thay đổi. Trên biểu đồ thì tín hiệu này có thể nhận diện được khi đường EMA12 và EMA26 di chuyển tách ra xa nhau.
Có thể hiểu đơn giản rằng Phân kỳ MACD Histogram xuất hiện như là một làn sóng ngầm đi ngược lại làn sóng trên mặt nước, khi thị trường đang trong 1 xu hướng tăng thì tín hiệu này sẽ cho thấy việc có một xu hướng giảm giá đang dần hình thành, hoặc sức tăng đang dần giảm xuống. Thị trường có thể đảo chiều đi ngược lại xu hướng hiện tại trong các phiên tới.
Phân kỳ MACD có những loại nào?
Cùng với 2 xu hướng giá tăng và giảm thì Phân kỳ MACD cũng có 2 loại là Phân kỳ MACD báo hiệu xu hướng giảm và phân kỳ báo hiệu xu hướng giá tăng.
Phân kỳ MACD báo hiệu xu hướng giá giảm là gì?
Phân kỳ MACD báo hiệu xu hướng giá giảm xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng giá tăng. Cụ thể, giá sẽ diễn biến tăng liên tục, đỉnh sau sẽ cao lớn đỉnh trước nhưng MACD sau lại thấp hơn MACD trước. Lúc này Histogram giảm và đường Histogram đi xuống cắt qua vạch zero. Sự diễn biến có phần mâu thuẫn này có thể giải thích rằng sức mạnh của xu hướng giá tăng đang yếu dần và thị trường sắp đảo chiều thành xu hướng giá giảm.
Hãy lưu ý, Phân kỳ MACD báo hiệu xu hướng giá giảm diễn ra thực sự khi đường MACD cắt xuống đường Signal. Nếu MACD di chuyển xuống dưới nhưng chưa cắt đường Signal thì thị trường mới chỉ có dấu hiệu sẽ có phân kỳ. Tuy nhiên, có thể vì lý do nào đó mà MACD hoàn toàn chuyển hướng đi lên và không cắt đường Signal, lúc này sẽ không có phân kỳ xảy ra. Nhà đầu tư nên chú ý điểm này để tránh nhận định quá sớm và ra quyết định sai lầm.
Phân kỳ MACD báo hiệu xu hướng giá tăng là gì?
Ngược lại với Phân kỳ MACD báo hiệu xu hướng giảm, giá Phân kỳ MACD báo hiệu xu hướng giá tăng xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng giá giảm. Cụ thể, giá sẽ diễn biến giảm liên tục, đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng MACD sau lại cao hơn MACD trước. Lúc này Histogram tăng và đường Histogram đi lên cắt qua vạch zero. Diễn biến này cho thấy rất có thể sức mạnh của xu hướng giá giảm đang dần mất đi dần và thị trường đang có tín hiệu tăng trở lại.
Giống như Phân kỳ MACD báo hiệu xu hướng giảm, Phân kỳ MACD báo hiệu xu hướng tăng sẽ rõ rệt khi đường MACD cắt lên đường Signal. Nếu MACD chỉ di chuyển lên mà không cắt thì chưa có gì đảm bảo sẽ diễn ra phân kỳ báo hiệu xu hướng tăng. Nhà đầu tư nên thận trọng và quan sát nhiều hơn hoặc kết hợp thêm một số chỉ báo khác như hỗ trợ, kháng cự hoặc Price Action để nhận định xu hướng chính xác.
Lưu ý rằng, việc nhận định xu hướng thị trường qua sử dụng tín hiệu này chỉ nên áp dụng khi thị trường đang trong xu hướng tăng giảm rõ rệt. Việc dùng Phân kỳ MACD trong khi thị trường sideways sẽ khiến bạn không thể nhìn nhận được xu hướng thực của thị trường khi mà đường MACD liên tục cắt qua cắt lại đường signal.
Dự báo của Phân kỳ MACD có chính xác không?
Từ lúc ra đời đến nay, các tín hiệu dự báo MACD thường gây tranh cãi về tính hiệu quả. Khá nhiều nhà đầu tư sử dụng Phân kỳ MACD Histogram khi tìm kiếm cơ hội đầu tư vì nó đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng tín hiệu này có tính chính xác không cao, thậm chí rất nhiều khi dự báo sai dẫn đến những quyết định không chính xác của nhà đầu tư.
Thường gặp nhất là khi trong diễn biến giá, dấu hiệu phân kỳ của MACD đã rõ ràng nhưng mô hình nến vẫn không có dấu hiệu nào của việc đảo chiều, việc vào lệnh mua vào hay bán ra lúc này khá liều lĩnh, vì có thể chẳng có sự đảo chiều nào ở đây cả.
Phân kỳ MACD luôn xảy ra sau khi thị trường có một sự biến động lớn, điều này khả hiển nhiên, vì thị trường chẳng thể nào tăng mãi hay giảm mãi được. Chính vì vậy, điều này làm tín hiệu này xảy ra, nhà đầu tư vào lệnh vì hi vọng thị trường đảo chiều, tuy nhiên, có thể nó chỉ di chuyển chậm lại, có một quãng nghỉ ngắn trước lấy đà trước khi tiếp tục xu hướng đang có.
Tín hiệu phân kỳ MACD không có độ tin cậy cao
Lời khuyên nào khi sử dụng chỉ báo Phân kỳ MACD?
Chính vì tính dự báo chung chung và dễ gây hiểu lầm của Phân kỳ MACD nên lời khuyên ở đây là nhà đầu tư không nên dùng tín hiệu này để đầu tư ngược hướng, nhất là sau một xu hướng lớn vì tín hiệu cảnh báo xu hướng này có tính gây nhiễu rất lớn. Rất nhiều bối cảnh của thị trường cho thấy tín hiệu phân kỳ rõ ràng nhưng lại không hề dẫn đến đảo chiều.
Ngoài ra, Phân kỳ MACD cũng sẽ xảy ra khi thị trường sideways, điều này khá hiển nhiên, vì tín hiệu MACD này là chỉ báo của đông lực xu hướng giá, nên khi giá sideways, tín hiệu này cũng xuất hiện nhưng lại không đem lại hiệu quả.
Thời điểm này, động lực xu hướng giá giảm nên đường MACD tiến sát lại đường zero, khiến nhà đầu tư nghĩ rằng đang có phân kỳ. Và thị trường sideways sẽ khiến cho việc có phân kỳ tăng giảm diễn ra thay phiên lặp đi lặp lại nhưng lại không hề có sự đảo chiều hay bứt phá thực sự. Nhà đầu tư vào lệnh lúc này sẽ bị kẹt trong xu hướng sideways mà không biết khi nào khởi sắc, sai càng thêm sai.
Để sử dụng Phân kỳ MACD một cách hiệu quả thì nhà đầu tư cần thận trọng và kiên nhẫn. Việc kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau để có đầy đủ yếu tố cho việc tín hiệu tăng giảm xuất hiện rõ ràng sẽ giúp nhà đầu tư có được quyết định tham gia thị trường hoặc rút khỏi một cách đúng đắn và đảm bảo được lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
Tổng hợp: toptradingforex.com