Có rất nhiều công cụ cho nhà giao dịch chứng khoán phân tích xu hướng biến động về giá trước khi quyết định hành động, trong đó phải kể đến có mô hình cốc tay cầm. Mô hình này được phát minh bởi William L.Jiler từ năm 1960. Nhưng phải một thời gian lâu sau đó mô hình cup and handle mới được ứng dụng rộng rãi và trở thành “cánh tay đắc lực” cho các nhà đầu tư chứng khoán, forex, v.v. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm cũng như những thông tin chi tiết về mô hình cốc tay cầm. Đừng bỏ lỡ nếu như muốn trở thành một trader thông thái!
1. Mô hình cốc tay cầm là gì?
Muốn khai thác tốt mô hình cốc tay cầm, trước tiên bạn phải hiểu mô hình nến này là gì? Tại sao lại có tên gọi trừu tượng như thế thế?
Mô hình cái cốc và tay cầm là một dạng mô hình tiếp diễn, được đánh dấu ngay trên biểu đồ giao dịch. Mô hình này thể hiện một giai đoạn giá được củng cố trước khi quay trở lại xu hướng tăng ban đầu, có vai trò quan trọng đối với các nhà giao dịch chứng khoán.
Thông thường, mô hình này xuất hiện không nhiều và khó để nhận biết. Song, một trader chuyên nghiệp sẽ dễ dàng nhận ra cốc tay cầm trên biểu đồ giao dịch và khai thác hiệu quả để đầu tư.
Sở dĩ mô hình này có tên gọi trừu tượng như vậy bởi nó có hình dạng giống cốc cà phê, có đáy chữ U hoặc V và có tay cầm hơi chếch. Hơn nữa, với sàn giao dịch Forex, có rất nhiều loại mô hình với tên gọi gần gũi như: mô hình cái nêm, mô hình cờ đuôi nheo, mô hình chữ nhật, v.v. Và mô hình mô hình cup and handle cũng không ngoại lệ.
2. Mô tả cấu tạo của mô hình cốc tay cầm
Mô hình cốc tay cầm có cấu tạo gồm hai bộ phận chính, đó là phần cốc và phần tay cầm.
- Phần cốc có hình dạng chữ U hoặc chữ V. Đây là đường nối của giá thị trường sau chuỗi ngày “tụt dốc” chạm đáy sau đó “quay đầu” đi lên.
- Phần tay cầm là biểu hiện của giá sau khi tăng đến đỉnh bên kia của chiếc cốc có xu hướng chững lại để tạo thành vùng điều chỉnh. Tay cầm thường đạt 1/3 độ sâu của cốc. Sự hình thành tay cầm là biểu hiện tâm lý lo lắng của nhà đầu tư khi giá có dấu hiệu đạt đỉnh muốn bán để kiếm lời. Nhưng sau một thời gian bán cổ phiếu, khi gần hết nguồn cung thì người mua bắt đầu thắng thế tạo sự tăng vọt về giá thoát ra khỏi vùng tay cầm.
Có hai dạng mô hình cái cốc và tay cầm là: Mô hình cốc và tay cầm thuận và mô hình cốc và tay cầm nghịch. Đôi khi, trong một số trường hợp tay cầm của cốc không tồn tại. Nghĩa là khi giá đạt đến đỉnh cốc và tăng luôn không trải qua giai đoạn điều chỉnh. Song, đây không được coi là một mô hình đẹp và tỷ lệ đầu tư và hành động thành công của nhà giao dịch sẽ thấp hơn.
3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và hoạt động của cốc tay cầm
Cup and handle là một mô hình tiếp diễn được tạo ra sau một quá trình biến động về giá nhất định. Thời gian tạo nên biểu đồ cốc và tay cầm ít nhất từ 3-6 tháng. Mô hình này chịu nhiều yếu tố tác động, cụ thể:
3.1 Biến động về giá
Biến động về giá chắc chắn là yếu tố then chốt tạo nên mô hình cốc tay cầm. Quá trình biến thiên này có thể chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Quá trình hình thành cốc (Dạng chữ U hay V). Sau một thời gian tăng, giá bắt đầu có xu hướng giảm trở lại để tạo nên thành cốc bên trái. Phần đáy của cốc có độ sâu lý tưởng từ 12% đến 50%. Nếu vượt quá 50% không còn mang lại hiệu quả cho trader.
- Giai đoạn 2: Quá trình tạo tay cầm. Sau khi hình thành cốc và giá đã đạt đến phần cao tương đương như phần cốc bên trái sẽ có xu hướng giảm để tạo vùng điều chỉnh. Vùng này gọi là phần tay cầm.
- Giai đoạn 3: Giá breakout và thanh khoản ra khỏi kháng cự tay cầm. Thời điểm này nhà giao dịch thường chọn để “vào lệnh” lần 1. Tuy vậy, cần cẩn thận vì mô hình cốc tay cầm vẫn chưa vào thế ổn định.
- Giai đoạn 4: Giá tiếp tục tăng và vượt xa vùng kháng cự tay cầm để đến một điểm mua an toàn hơn. Đây có lẽ là điểm “vàng” để hành động. Trader nên “canh me” khoảng thời gian này để mua vào và tha hồ tận hưởng giá tăng vọt sau hình thành mô hình cái cốc và tay cầm.
3.2 Tâm lý nhà giao dịch
Mô hình cup and handle là một cuộc đấu tranh tâm lý nảy lửa giữa những nhà đầu tư. Suy cho cùng, mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý phần chung của các trader. Ví dụ điển hình: Khi bước vào giai đoạn hình thành đáy cốc, trader “non gan” hay có tâm lý nản lòng khiến giá giảm nhẹ cho đến khi chạm đáy lại bắt đầu “tham lam” tích lũy cổ phiếu khiến giá tăng trở lại. Tương tự như phần hình thành tay cầm.
4. Mô hình cốc tay cầm – Công cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi trader
Không thể phủ nhận vai trò của mô hình cốc tay cầm trong giao dịch chứng khoán. Đây là chỉ mục giúp trader dự đoán được xu hướng của thị trường. Cách giá biến động xung đột với kháng cự tại các điểm là cơ hội “nghìn năm có một” cho trader bán tạo lợi nhuận. Nhưng đồng thời đây là dấu hiệu cho thấy giá sẽ hiếm có cơ hội được tăng thêm và có thể sắp có đợt tạo vùng điều chỉnh xảy ra.
Hãy “Action” khi có những dấu hiệu này sau đây:
- Đặt lệnh BUY khi có dấu hiệu tạo đáy cốc, đáy tay cầm hoặc giá bắt đầu breakout ra khỏi vùng kháng cự.
- Trước khi hình thành đỉnh cốc bên tay trái thì ít nhất phải có một đợt tăng giá nhất định. Thường giá tăng dao động từ 30% đến tối đa 100%.
- Hai đỉnh giá ở cốc tay cầm không nhất thiết phải bằng nhau.
- Thời gian hình thành và hoạt động của cốc kéo dài từ 1- 6 tháng, có thể là lâu hơn.
- Không mô hình nào hoàn hảo, cốc tay cầm cũng có thể lệch xu hướng và không phản ánh đúng xu hướng thị trường, trader nên cẩn trọng để BUY hoặc STOP LOSS đúng lúc.
5. Một số lưu ý khi phân tích cốc tay cầm
- Một mô hình cốc tay cầm đẹp là khi có dạng đáy hình chữ U, có phần tay cầm rõ ràng với độ sâu đạt chừng 1/3 độ sau đáy cốc. Thời gian hình thành cái cốc là 3 – 6 tháng và thời gian hình thành tay cầm là 1 – 2 tuần.
- Điểm giá vượt ra khỏi tay cầm sẽ có mức tăng lên từ 40-50% so với mức bình thường. Đây là thời điểm cho các nhà đầu tư hành động.
- Muốn phát hiện ra mô hình cốc tay cầm, không có cách nào khác ngoài việc bạn phải:
- Học kỹ và tìm hiểu sâu rộng về lý thuyết về mô hình cup and handle.
- Quan sát, theo dõi biểu đồ hàng ngày để hình thành thói quen sắp xếp cây nến.
- Khi giá biến động tạo thành hình đáy ly mới dám hy vọng tạo thành mô hình cái cốc và tay cầm.
- Đây là mô hình hiệu quả, tạo lợi nhuận đáng kể cho trader nếu đi đúng hướng. Nhưng trong một vài trường hợp, đây mô hình cái cốc và tay cầm cũng khiến nhà giao dịch một phen “thất thủ” vì những cú bật giá bất ngờ, v.v.
- Trader phải thực sự nhạy bén trước biến chuyển của tình hình kinh tế, chính trị thế giới liên quan. Đồng thời, cần một chút sự nhạy bén, liều lĩnh và may mắn đến từ những cuộc “vào lệnh” để bán lời hoặc dừng lỗ.
6. Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến mô hình cái cốc và tay cầm – một vũ khí tối thượng cho tất cả các nhà giao dịch. Hy vọng sẽ mang đến cho tất cả các nhà đầu tư, nhà giao dịch chứng khoán những kiến thức bổ ích. Để cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình giao dịch sàn chứng khoán, forex, v.v. hãy truy cập website https://toptradingforex.com/ để tìm hiểu. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!