VSA là gì? Có thể áp dụng phương pháp VSA như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về VSA là gì và cách chúng ta có thể áp dụng phương pháp VSA như một chiến lược đầu tư khôn ngoan để nhận dạng xu hướng chính của thị trường thì chúng ta cần hiểu rõ hai kỹ thuật cơ bản nhất trong phân tích đó là phân tích cơ bản cùng (Fundamental) với phân tích kỹ thuật (Technical).

Khác với VSA, Fundamental là một kỹ thuật phân tích cơ bản dựa vào các yếu tố của một quốc gia như GDP, sản xuất, lạm phát cùng với các hoạt động tăng trưởng kinh tế. Vì thế, để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, các nhà đầu tư phải phân tích và dự đoán được định hướng thay đổi trong tương lai của nền kinh tế và cả tỷ giá ngoại tệ.

Technical, hay còn gọi là phân tích kỹ thuật, cùng với phương pháp VSA đây là một trong những kỹ thuật được áp dụng rộng rãi nhất trong giới Trader. Kỹ thuật này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định tiếp mở rộng giao dịch hay thoát khỏi giao dịch theo cách có lợi nhất dựa trên cung và cầu.

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chuyên sâu hơn vào một trong những kỹ thuật không thể thiếu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, đó là phương pháp phân tích kỹ thuật VSA.

1. VSA

1.1 VSA là gì?

VSA là viết tắt của Volume Spread Analysis, được biết đến là Phân tích khối lượng chênh lệch giá. Phân tích khối lượng chênh lệch giá VSA Wyckoff là phương pháp dự đoán biến động thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu. Sự mất cân bằng cung cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi của giá và khối lượng. Trong đó, nhà đầu tư lớn có ảnh hưởng quan trọng đến động lực thay đổi. Phương pháp VSA này có lẽ không còn xa lạ gì với chuyên gia trong giới trader bởi vì nó rất hiệu quả trong phân tích xu hướng và biến động của thị trường.

Phương pháp phân tích kỹ thuật VSA mang đến cho nhà đầu tư cái nhìn tổng thể nhất dựa trên thị trường chung. Thị trường chung này ao gồm Xu hướng tăng, Xu hướng giảm và cả Xu hướng tích luỹ (sideway).

Phương pháp VSAcũng đưa ra cái nhìn chi tiết trên từng cổ phiếu. Các cổ phiếu trên thị trường được vận động theo 4 giai đoạn chính: 

Giai đoạn 1: Tích luy, thu gôm cổ phiếu của các tổ chức

Giai đoạn 2: Tăng trường, tăng giá 

Giai đoạn 3: Giai đoạn này tiến hành phối phối cổ phiếu

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng khi cổ phiếu suy thoái, hay còn gọi là giai đoạn giảm giá trong VSA.

1.2 Nguồn gốc VSA

Người đầu tiên sáng lập ra VSA là Jesse Livermore thông qua giá và khối lượng. Hầu như ở giai đoạn mới hình thành, chưa từng có quyến sách nào viết về phương pháp VSA Wyckoff này. 

Mãi sau này, khi quá trình giao dịch dần trở nên sôi nổi, thì mới xuất hiện một quyển sách viết rất hay và toàn diện nhất về VSA, đó là tác giả người Nga – Wycoff. Các nhà trader nổi tiếng như Minervini, Soros bắt đầu dựa vào những nguyên lý từ quyến sách của Wycoff để phát triển. Bạn có thể tìm đọc quyển sách này để có cái nhìn sâu sắc hơn về phân tích kỹ thuật VSA

1.3  Bốn giai đoạn của cổ phiếu của VSA

Hầu như đến 90% các cổ phiếu trên thị trường hiện nay đều vận động theo 4 giai đoạn đó là: Tích luỹ – Tăng trưởng – Phân phối – Suy thoái.

VSA Là Gì? Có Thể Áp Dụng Phương Pháp VSA Như Thế Nào?
Bốn giai đoạn phân tích theo VSA

– Giai đoạn Tích luỹ cổ phiếu

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình vẫn động cổ phiếu. Trong giai đoạn này, các tổ chức, các nhà đầu tư thu gom các cổ phiếu. Thường thì vùng tích luỹ là cùng có cổ phiếu và thị trường chung đi ngang khi phân tích VSA, sẽ không thể đưa ra nhận định là cổ phiếu tăng hay giảm.

– Giai đoạn Tăng trưởng cổ phiếu

Sau khi đã thu gom đủ cổ phiếu, các tổ chức bắt đầu đẩy mạnh giá và tăng giá để bán. Đây là giai đoạn chúng ta nên tiến hành đầu tư. Thường sẽ kéo dài 2 -6 tháng.

– Giai đoạn phân phối cổ phiếu

Cổ phiếu được tích luỹ, bắt đầu đi ngang ở vùng đỉnh để phân phối nhằm thu lợi nhuận. Tuỳ theo lượng cổ phiếu của tổ chức còn nhiều hay ích mà sẽ kéo dài nhanh hoặc chậm. Nếu như khi phân tích kỹ thuật VSA, các nhà đầu tư có nhận định xác ở giai đoạn này, có thể mang đến hiệu cao cho quá trình tiếp theo.

– Giai đoạn suy thoái cổ phiếu

Sau khi các tổ chức đã phân phồi gần như là hết cổ phiếu, cổ phiếu sẽ bắt đầu vào giai đoạn suy thối. Theo phân tich VSA Wyckoff là giai đoạn các nhà tổ chức bắt đầu bán ra mạnh các cổ phiếu. Do đó, cổ phiếu bắt đầu lao xuống dốc và giảm giá rất mạnh.

2. Đầu tư chứng khoáng tại Việt Nam theo phương pháp VSA

2.1 Sơ lược về nguyên lý thị trường theo phân tích VSA

Các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào các biểu đồ và đồ thị thanh Bar. Thanh Bar thể hiện biến động giá (giá tăng và giá đóng cửa) và khối lượng các giao dịch của cổ phiếu nhầm biểu diễn các thay đổi và biến động của Cung và Cầu. 

Bằng cách phân tích phân tích kỹ thuật VSA trên thanh Bar, nhà đầu tư sẽ biết được đâu là thời điểm tốt nhất để mua vào, hoặc có nên giữ cố phiếu hay phải nhanh chóng bán ra thị trường. 

Khi phân tích hệ thống giao dịch theo VSA Wyckoff, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến giá đóng cửa của cổ phiếu. Khi phân tích giao dịch theo VSA, giao dịch được hiểu là một trong những phiên đấu giá lớn nhất giữa bên mua và bên bán, giữa bên Cung và bên Cầu. 

Nguyên lý VSA này có thể hiểu là: Nếu bên nào chiến thắng thì bên đó sẽ chiếm ưu thế và được biểu diễn thông quá chỉ số giá đóng cửa.

Theo phương pháp phân tích kỹ thuật VSA này, giá đóng của sẽ được quyết định vào giai đoạn cuối cùng của phiên giao dịch ATC. Lý do là vì những nhà tạo lập và các quỹ lớn của thị trường thường quyết định vào phiên cuối với các lệnh giao dịch lớn nhất. 

2.2 Hệ thống giao dịch VSA

Khi áp dụng phương pháp phân tích VSA, ta cần chú ý hai yếu tố chính Volume và Spread.

Volume

Volume ( hay còn được gọi là Khối lượng giao dịch), được coi là quan trọng nhất trong giao dịch VSA Wyckoff. Nó biểu diễn hành vi của tổ chức ( Nhà tạo lập và các quỹ lớn). 

Điểm mạnh của tổ chức chính là tiếp cận thông tin nhanh chóng, nguồn lức lớn, có thể chủ động trong các cuộc mua bán cổ phiếu. Bên cạnh đó, tổ chức không thể cơ động trong mua bán cổ phiếu, vì số lượng cổ phiến lớn và cần thời gian để phân phối ra thị trường. 

VSA Là Gì? Có Thể Áp Dụng Phương Pháp VSA Như Thế Nào?
Volume là yếu tố quan trọng nhất khi giao dịch VSA

Spread

Spread (Biến động giá trong phiên) chỉ ra tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ và lẻ. Các nhà đầu tư cá nhân theo VSA có thể dễ dàng cơ động trong quá trình mua bán cổ phiếu vì số lượng cổ phiếu rất ít. 

Khi áp dụng VSA, điểm yếu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ là khả năng tiếp cận thông tin rất chậm bởi vì nguồn lực nhỏ và dễ bị biến động thị trường làm dao động tâm lý. 

3. Phân tích phương pháp VSA

Vì sao các nhà đầu tư cá nhân luôn dựa vào các tổ chức lớn để quyết định các giao dịch mua, bán hay giữ cổ phiếu của mình t?

VSA Là Gì? Có Thể Áp Dụng Phương Pháp VSA Như Thế Nào?
Phương pháp VSA đưa ra cái nhìn tổng thể nhất dựa trên thị trường chung

 Nguyên nhân chính là:

  • Chiếm đén 70-80% giao dịch được thực hiện trên thị trường là của tổ chức. 
  • Mặc dù số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ rất lớn nhưng  giao dịch của các nhà nhỏ lẻ chỉ chiếm 20-30% trên thị trường. Hầu hết các nhận định của số đông nhà đầu tư nhỏ lẻ khi giao dịch phân tích kỹ thuật VSA là sai. 
  • Tâm lý và cảm xúc các nhà đầu tư nhỏ lẻ ít tác động ảnh hưởng đến xu hướng chung của thị trường. 

Theo VSA Wyckoff, khi đa số các nhà đầu tư nghĩ rằng cổ phiếu hay thị trường sẽ tiếp tục tăng thì có nghĩa là đó là đỉnh của cố phiếu và thị trường. Và ngược lại. 

Bài viết trên đây đã giải thích cho bạn VSA là gì?. Từ đó bạn có thể áp dụng phương pháp VSA này khi tiến hành giao dịch để có thể đạt được lợi luận cao nhất. 

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine