Hệ thống tiền tệ toàn cầu SDR là gì? Nội dung quy định về hệ thống tiền tệ toàn được thay đổi như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được trả lời bởi bài viết chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.
Hệ thống tiền tệ toàn cầu SDR được hiểu như thế nào?
Hệ thống tiền tệ toàn cầu SDR hay được định nghĩa là quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Đây là một tài sản để dự trữ toàn cầu có lãi suất được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tạo ra năm 1969 để bổ sung tài sản dự trữ khác của các nước thành viên. Việc định giá các đồng tiền này được thực hiện theo các loại tiền trên thế giới như: USD, EURO, Yên,… Hệ thống SDR được các thành viên trong IMF quy đổi sử dụng một cách tự do. SDR có giá trị được cập nhật liên tục trong ngày, bởi cách thức lấy tỷ lệ cố định của những loại tiền tệ và các tỷ giá khác làm tiêu chuẩn.
Hiện nay ngoài các nước thành viên IMF, SDR đang có 15 tổ chức tham gia, cụ thể là: (i) 4 NHTW các nước châu Âu, NH của các nước Trung Phi, Tây Phi và NHTW Đông Caribe, (ii) 3 Tổ chức tiền tệ liên chính phủ, (iii) 8 Tổ chức phát triển.
Mục tiêu ổn định hệ thống tiền tệ toàn cầu SDR
Theo điều lệ IMF, phân bổ SDR là một phương thức để tăng dự trữ quốc tế cho các nước thành viên của IMF, được quỹ tiền tệ quốc tế xem xét thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung dự trữ dài hạn để đạt mục tiêu ổn định hệ thống tiền tệ toàn cầu, tránh gây ra các áp lực lạm phát. hệ thống tiền tệ toàn cầu sdr được áp dụng việc hoạt động không dưới điều kiện hay quy định nào, do đó rất thích hợp trong trường hợp nền kinh tế có khủng hoảng.
Chính sách của IMF quy định, quỹ có quyền rút lại SDR và tiến hành phân chia khi cảm thấy phù hợp và cần thiết. Hay hiểu cách khác là SDR phân bổ ở đây được sử dụng một cách tạm thời, không được dùng vĩnh viễn.
Với các yếu tố trên, hệ thống này chính là một công cụ nhằm mục đích hỗ trợ nhanh chóng cho các nước đang cần hỗ trợ.
Lần phân bổ hệ thống tiền tệ toàn cầu SDR lớn nhất từ trước đến nay của IMF
Với tình hình lạm phát hiện nay, trong khuôn khổ tiến trình tài chính G20 năm 2020, Thống đốc NHNH Việt Nam cùng với các Thống đốc NHTW G20 đã dùng IMF cho việc phân bổ SDR trong trường hợp khẩn thiết nhằm giúp các quốc gia này ổn định.
IMF đã nhận thấy rằng, sự lan rộng đại dịch Covid-19 và hệ quả của nó đã làm cho nhu cầu dài hạn trên thế giới về tài sản dự trữ bổ sung đột biến tăng. Cụ thể đạt từ 1,1 đến 1,9 nghìn tỷ USD trong thời gian 5 năm tới. Với quy mô tương đương 650 tỷ USD (khoảng 456 tỷ SDR), IMF cho rằng lần phân bổ lần thứ 11 – năm 2021 này sẽ có thể đáp ứng nhu cầu trong thời gian dài của những nước trong việc bổ sung dự trữ ngoại hối. Ngoài ra còn có huy động tài chính nhằm vượt qua đại dịch trong những trường hợp khẩn thiết, cấp bách.
Đây được coi là đợt phân bổ lớn nhất từ trước đến nay của Quỹ tiền tệ Quốc tế, một chương trình hỗ trợ chưa từng có để giúp đỡ các nước tham gia đẩy mạnh dự trữ ngoại hối, hỗ trợ thêm nguồn lực tài chính với lãi suất hợp lý để giải quyết nền kinh tế ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19.
Việt Nam mong đợi sẽ được phân bổ khoảng 1,1 tỷ SDR trong lần phân bổ 11 này, sấp xỉ 1,61 tỷ USD, con số chính xác sẽ được phê duyệt bởi các thành viên IMF. Đây được coi là khoản dự trữ ngoại hối lớn mà Việt Nam có thể huy động trong lúc cấp thiết.
Hy vọng với nội dung bài viết trên chúng ta đã hiểu được nội dung hệ thống tiền tệ toàn cầu SDR và sự phân bổ ra sao. Chúc các bạn có thêm thật nhiều thông tin bổ ích về tài chính qua kênh này.