Quyền rút vốn đặc biệt là gì? Tổng hợp thông tin đầy đủ nhất

Vào năm 1969, IMF đã cho ra đời loại định dạng tài sản mới mang tên quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Loại “tiền tệ” này có tác dụng to lớn trong việc quy đổi tiền tệ hay bổ sung tài sản cho các nước thành viên, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế xảy ra. Với SDR, các quốc gia thành viên có quyền bổ sung vào “kho” ngoại hối của nhà nước, cho vay hoặc đổi để lấy ngoại tệ tự do. Trong bài viết này, cùng toptradingforex.com làm rõ những kiến thức liên quan đến SDR.

1. Khái niệm quyền rút vốn đặc biệt (SDR)

Quyền rút vốn đặc biệt hay SDR (Special Drawing Rights) là một dạng tài sản lưu trữ quốc tế do IMF phát hành. SDR bao gồm các loại tiền tệ hàng đầu thế giới. Nó được xem như một loại ngoại hối đặc biệt, có thể dùng để trao đổi với các loại tiền tệ khác, từ đó giúp cá giao dịch mua bán trên phạm vi toàn cầu cho các quốc gia thành viên được diễn ra thuận lợi.

Quyền rút vốn đặc biệt
Khái niệm

Khi giao dịch mua bán giữa các quốc gia diễn ra, việc sử dụng ngoại hối là vô cùng cần thiết. Vì nếu để vai trò đó chỉ cho đồng đô la Mỹ và vàng thì không đủ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của kinh tế thế giới. Cần thiết để tạo ra một loại tiền tệ bới để gánh vác vai trò này.

Vào năm 1969, theo lời đề nghị của 10 quốc gia trong quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, SDR được ra đời. Dạng tiền tệ này tồn tại như một loại tài sản dự trữ quốc tế nhằm mục đích cung cấp thêm tính thanh khoản và khắc phục những điểm yếu kém của các phương thức thanh toán truyền thống như vàng và đồng đô la Mỹ.

Điều đặc biệt của loại tiền tệ này là nó được tạo nên từ một rổ các loại tiền của các quốc gia hàng đầu thế giới. Ngoài ra, SDR chỉ được lưu hành nội bộ trong quỹ tiền tệ Quốc tế và đảm bảo uy tín bởi các quốc gia thành viên, chứ không được lưu hành trong công chúng như các loại tiền truyền thống.

2. Những tính năng nổi bật của quyền rút vốn đặc biệt

  • Quyền rút vốn đặc biệt SDR được các quốc gia thành viên trong quỹ IMF thỏa thuận thành lập và chỉ được lưu hành trong các nước thành viên nhằm mục đích kế toán nội bộ.
  • Trọng trách lớn nhất mà SDR đang gánh vác chính là chịu trách nhiệm về mặt thanh khoản cho các quốc gia thỏa thuận thông qua việc xây dựng tài khoản tín dụng ngân hàng. Nhờ vào đó, các quốc gia sẽ dễ dàng hơn trong việc cân bằng cán cân thanh toán của mình, việc giao thương mua bán quốc tế cũng sẽ trở nên dễ dàng.
  • SDR được định giá dựa trên bình quân tổng giá trị của các đồng tiền hàng đầu thế giới như: USD, Euro, đồng Yên Nhật, Franc Pháp,v.v. Đặc biệt, nó được phân bổ theo hạn ngạch bởi chính các quốc gia thành viên nắm giữ. Và nguồn lực của tài khoản sẽ dựa trên thỏa thuận đã được quy định từ trước, đúng số phần trăm hạn ngạch với IMF.
  • Ngân hàng quốc gia là tổ chức nắm giữ quỹ SDR của chính quốc gia đó
  • SDR được sử dụng cho mục đích thanh toán các giao dịch quốc tế
  • Nhờ việc tuân thủ quy định, pháp chế của SDR mà các nước thành viên trong quỹ tiền tệ quốc tế thắt chặt tình hữu nghị và quan hệ có trách nhiệm với nhau hơn. Khi tham gia vào quỹ này, các nước thành viên ngầm hiểu phải chấp thuận SDR của các quốc gia để thực hiện các hoạt động trao đổi, lưu thông tiền tệ tương đương.

3. Nguyên lý hoạt động của SDR

Nguyên lý hoạt động của quyền rút vốn đặc biệt theo hạn ngạch IMF đang có của các nước thành viên. Theo đó, các quốc gia tham gia SDR dựa trên tinh thần tự nguyện. Tức là các thành viên của quỹ và chủ sở hữu SDR tiền hành mua/bán SDR một cách tự do, tự nguyện, không bị ép buộc. Tất nhiên, họ phải tuân thủ theo những quy định của IMF.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp các nước thành viên không có nhu cầu mua SDR tự nguyện thì IMF sẽ thực hiện chỉ định các quốc gia có cán cân thương mại mạnh hơn để thực hiện thay. Tác động này giúp việc trao đổi tiền tệ trở nên đơn giản và linh hoạt hơn.

Quyền rút vốn đặc biệt
Nguyên lý hoạt động của quyền rút vốn đặc biệt

4. Hướng dẫn cách tính trị giá SDR

Giá trị của quyền rút vốn SDR được xác định mỗi ngày và bằng trung bình cộng các đồng tiền trong giỏ. Số lượng tiền tệ còn được tính dựa trên tỷ giá hối đoái niêm yết trên sàn Luân Đôn.

5. Vai trò của SDR

SDR được tạo ra nhằm mục đích làm giảm gánh nặng và sự phụ thuộc vào các nguồn dự trữ truyền thống: vàng và đồng đô la Mỹ. Đặc biệt, SDR đã thể hiện rất tốt công năng của mình khi các quốc gia lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính. 

Điểm hình là Moldova, vào năm 2009, quốc gia này rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhằm khắc phục hậu quả này, cơ quan cấp cao đã sử dụng dự trữ SDR của mình. Nhờ đó, Moldova đã xóa được các khoản nợ xấu, giảm sự phụ thuộc vào các khoản tài chính ngắn hạn trong nước.

Về cơ bản, SDR vẫn là một nguồn tài sản dự trữ quốc tế. Nó chiếm vai trò quan trọng trong bối cảnh tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods. Các quốc gia thành viên sở hữu SDR có thể thực hiện các hình thức mua/bán/cho vay/ trao đổi tiền tệ tự do từ SDR.

Trước đây, thế giới phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế nước Mỹ. Một số chuyên gia về kinh tế còn tỏ ra quan ngại về các điều kiện kinh tế mong manh của nước Mỹ. Và thực tế đã chứng minh, vào tháng 11/2021, Mỹ đã chính thức bị tước mất vị trí nước giàu nhất thế giới, nhường vị trí này lại cho Trung Quốc. Các quốc gia như Nga và Trung Quốc không ngừng kiến nghị IMF loại bỏ hệ thống dựa trên đồng USD. Nhờ đó mà vai trò trở thành đồng tiền chung thết giới của SDR ngày càng tiềm năng và rực rỡ hơn.

Quyền rút vốn đặc biệt
Vai trò của SDR

5. Đánh giá khách quan về SDR

5.1 Những mặt ưu điểm của SDR

  • Giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD: Giảm hiểu sự phụ thuộc vào đồng USD, đồng nghĩa với việc ít phụ thuộc vào kinh tế Mỹ hơn. Các nước sẽ thực hiện giao dịch với nhau dễ dàng hơn thông qua SDR. Tỷ giá sẽ ít biến động hơn mỗi lần Mỹ thay đổi chính sách kinh tết của mình.
  • Cán cân thanh toán: SDR càng mạnh, sự thống trị về kinh tế của Mỹ càng yếu đi. Lúc này, các tiêu chuẩn về đồng đô la sẽ không còn quá quan trọng. Sự thâm hụt ngân sách của các quốc gia trên thế giới với Mỹ sẽ phần nào được giải quyết.
  • Tính ổn định: Nguyên lý hoạt động của SDR là phụ thuộc vào bình quân gia quyền giá trị các đồng tiền trong giỏ. Do đó, đồng đô la Mỹ không thể một mình tự quyết nguồn cung. Hiện tượng ép giá bằng cách tăng/giảm đồng USD không còn là vấn đề to tát nữa. Vậy nên, SDR sẽ làm bình ổn giá các mặt hàng. Tiêu biểu như: vàng, dầu, ngũ cốc, thực phẩm tiêu dùng, v.v.

5.2 Những điểm hạn chế của SDR

Bên cạnh những ưu điểm về đặc quyền, tính năng thì SDR vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như sau:

  • So với SDR thì việc sử dụng các loại tài sản hữu hình như vàng làm giá trị của tiền tệ ổn định hơn.
  • Giá trị của SDR mang tính trừu tượng. Giá trị của nó là trung bình cộng gia quyền của nhiều đồng tiền gộp lại. Do đó, việc quản lý SDR là rất khó khăn, nhất là trong các mô hình kinh tế vi mô.
  • Cung tiền đóng vai trò yếu tố quyết định hành chính: Phạm vi ảnh hưởng và hoạt động của SDR bị giới hạn, có thể chỉ loanh quanh trong các quốc gia IMF. Nguồn cung còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của kinh tế thế giới. 

6. Lời kết

SDR đã được tạo nên từ năm 1969. Đến thời điểm hiện nay đã hơn 50 năm hoạt động, thế nhưng SDR vẫn luôn là “cánh tay đắc lực” cho các quốc gia thành viên IMF trong quá trình dự trữ tiền tệ quốc tế, thanh toán các khoản giao dịch trên phạm vi toàn cầu. Những thông tin về quyền rút vốn đặc biệt trên đây hy vọng sẽ mang đến cho các nhà đầu tư crypto góc nhìn tổng quan về thị trường tài chính thế giới. Chúc các nhà đầu tư thành công!

Google search engine