Pi Network là một dự án tiền ảo có nguồn gốc tại thị trường Việt Nam. Mặc dù thời gian đầu xuất hiện, Pi đã mang tới một sự thu hút đáng kể đối với những người dùng trên cộng đồng. Tuy nhiên, theo thời gian, ứng dụng Pi dần bộc lộ ra những đặc điểm của một mô hình không có tiềm năng phát triển mà còn có khả năng lừa đảo người dùng trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu về mô hình và những điểm khiến cho Pi trở thành một dự án thiếu minh bạch.
Giải thích về ứng dụng Pi Network
Pi là một dự án tiền ảo đã xuất hiện trên thị trường trong những năm vừa qua và trở thành một trong những nền tảng tiền ảo đầu tiên tại Việt Nam có thể giúp người dùng tiếp cận đơn giản tới quá trình khai thác. Nếu phương pháp khai thác tiền ảo dựa trên PoW truyền thống có thể đào các loại coin hiện nay đang làm cho vấn đề năng lượng trở nên nhiều hơn bao giờ hết, thì Pi lại không đòi hỏi phải mất quá nhiều tài nguyên để có thể đào tiền. Ứng dụng Pi sử dụng một nền tảng được vận hành bởi giao thức Stellar. Công nghệ này cho phép những người dùng trên Pi có thể thực hiện xác thực giao dịch tại những Node trên một hệ thống dữ liệu lớn và nhận được sự đồng thuận để tiến hành lưu trữ lại thông tin giao dịch vào bên trong sổ cái.
Những node dữ liệu được hình thành thông thường sẽ có từ 3 cho tới 5 cá nhân có được một mức độ tin cậy cao được từng người tham gia vào Pi biết đến. Dựa trên đó, một mạng lưới sẽ được hình thành và có thể ngăn ngừa được những trò gian lận trong hệ thống. Bởi các giao dịch có thể diễn ra khi mà những node thông tin đưa ra sự chấp thuận đến những yêu cầu giao dịch.
Những điểm khiến cho Pi bị nghi ngờ lừa đảo
Không ít những NĐT trên cộng đồng đã bày tỏ sự lo ngại về một nền tảng lừa đảo người dùng đặc biệt là một dự án có nguồn gốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, Pi lại đưa ra sự phủ nhận ngay trên trang web của mình khi cho rằng đây là một dự án có nguồn gốc từ các sinh viên đến từ trường Stanford nhằm để tạo ra một môi trường giúp người dùng tiếp cận đến tiền ảo dễ dàng hơn so với những gì mà tiền ảo thế giới chưa làm được.
Tuy nhiên, nếu chú ý cũng có thể nhận ra rằng, nền tảng thời gian qua đã thêm khá nhiều quảng cáo lên trên giao diện của dự án. Điều này cho thấy việc ứng dụng Pi cũng có những động thái muốn kiếm tiền từ lượng người dùng đông đảo. Người dùng được yêu cầu cung cấp những thông tin cá nhân như Sđt, tên tuổi và các thông tin liên quan tới Facebook. Ngoài ra, việc truy cập vào hệ thống của Pi cũng chỉ được thông qua mã dùng để giới thiệu tạo ra sự lo ngại đối với những người tham gia vì đây là một trong những đặc điểm thường thấy của đa cấp nói chung. Ngoài ra, người dùng trên thị trường chỉ có thể thu lại được Pi từ kết nối của họ chứ không thể kiếm đồng tiền từ hệ thống. Vì vậy đây là một điểm khiến cho dự án Pi có các dầu hiệu của đa cấp.
Với những đặc điểm trên, có những cơ sở để NĐT có thể nghĩ đến dự án Pi là một nền tảng lừa đảo. Một dự án tiền ảo mới ra mắt thị trường cũng đều có những điểm cần phải thận trọng. Có khả năng rất cao, Pi là một dự án được xây dựng nhằm để thu hút dữ liệu người dùng thậm chí là thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư như không mang lại một kết quả gì tốt đẹp. Việc đưa quảng cáo vào hệ thống của mình cho thấy ứng dụng Pi đang rất quan tâm tới lợi nhuận mà mình có được. Chính vì thế, nhà đầu tư cần phải có một sự cẩn trọng nhất định.