Ở lĩnh vực kinh doanh, thu nhập ròng là khái niệm khá phổ biến, nhất là với những nhà đầu tư hay nhà quản lý thì đây là thông số được họ chú trọng nhiều nhất. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về thu nhập ròng là gì, cách tính thu nhập ròng, đặc điểm và ý nghĩa của chỉ số này.
1. Thu nhập ròng (Net Income) là gì?
Khái niệm về thu nhập ròng là gì ở thực tế được khá nhiều những tài liệu và sách báo giải thích cụ thể, tuy nhiên nếu như là người còn chưa làm quen thì có thể xem thu nhập ròng tức là lợi nhuận ròng, được đo lường bằng việc lấy doanh thu trừ cho chi phí cảu giá vốn hàng bán, phí vận hành, lãi thuế, khấu hao cùng các khoản phí khác.
Trong tiếng Anh người ta dùng NI để làm cách viết tắt chi thu nhập ròng và từ này là viết tắt của Net Income hay Net Profit.
Chỉ số này có bản chất là phản ánh mức sinh lời của một tổ chức hay nhà đầu tư có được. Nhưng ngưỡng sinh lời này được đo lường sau khi đã bỏ đi toàn bộ những khoản phí gồm có những khoản phí có liên quan ở quy trình điều phối sản phẩm.
Đặc biệt thống số này còn được xem là Bottom Line. Đây được xem là cahcs giải thích từ vị trí xuất hiện của thông số ở bảng báo cáo doanh thu, nó được ghi ở dòng cuối trong bảng báo cáo doanh thu, và những nhà đầu tư khi phân tích tình hình của một tổ chức sẽ luôn nhìn vào dòng cuối cùng của chí số này.
2. Công thức tính thu nhập ròng
Thu nhập ròng là một trong số những chỉ số quan trọng ở lĩnh vực kinh doanh cũng như đầu tư tài chính. Vì vậy việc nắm được cách tính thu nhập ròng là điều cần thiết. Vậy thường những tổ chức hay cá nhân tính chỉ số này bằng cách nào?
Trên thực tế từ bản chất của thông số này đã nêu lên được cách tính. Chi tiết thì cách tính chuẩn để đo lường được NI khá dễ dàng:
Thu nhập ròng (NI) = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí
Mục tổng chi phí sẽ gồm có những khoản phí như
Mức giá vốn hàng bán, phí vận hành, phí quản lý, phí quảng cáo, bán hàng, các khoản thuế phải đóng,…
3. Đặc điểm của chỉ số Thu nhập ròng
Dựa vào cách tính có thể thấy được thông số NI sẽ đúng khi những khoản doanh số, phí được ghi ra đầy đủ và chính xác. Nhất là khi thông số có giá trị lớn hơn 0 tức là tổ chức vận hành tốt. Còn nếu chỉ số này mang giá trị âm thì khi đó người ta gọi đây là lỗ ròng.
Một điều quan trọng là nên nhớ thông số này không phải là cách để căn cứ quan trọng để quyết định đầu tư. Tức là với tư cách nhà đầu tư sẽ không nên chỉ xem qua thông số NI. Thay vì vậy có thể đánh giá thêm sự chính xác và chất lượng của NI. Do tính thực tế từ công thức có thể nhìn ra được thông số này không thể hiện được toàn bộ vấn đề của tổ chức, gồm có lợi ích và thiệt hại trong quá trình vận hành.
4. Ý nghĩa của thu nhập ròng
Thu nhập ròng như đã nói là một trong số các chỉ số quan trọng vậy nó có ý nghĩa như thế nào với cách vận hành của tổ chức và nhà đầu tư?
Thu nhập ròng là khoản tiền mà các tổ chức có được sau khi đã trừ đi tất cả khoản phí vận hành. Điều này được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả trong kinh doanh, thể hiện được tình hình tài chính, khả năng thanh toán cổ tức.
Khi lấy giá tị này chia lại cho số cổ phiếu mà công ty lưu hành ở thị trường sẽ tính ra thông số EPS, tức doanh thu trên 1 cổ phiếu. Điều này sẽ hỗ trợ định mức giá và đưa ra được cách thức đầu tư một cách phù hợp nhất.