Sàn Nasdaq được biết đến là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ 2 của Mỹ sau NYSE với đông đảo người chơi cùng hệ thống các công ty được yêu cầu khắt khe khi niêm yết lên sàn. Dưới đây là những trang bị về thông tin giúp bạn biết được rõ hơn về sàn giao dịch này.
1. Sàn Nasdaq là gì?
Sàn Nasdaq là sàn giao dịch điện tử có giá trị vốn hóa lớn thứ 2 của Mỹ và thứ 3 thế giới sau sở giao dịch chứng khoán NYSE và Tokyo stock Exchange. Ngoài ra, còn là sàn giao dịch chứng khoán dưới hình thức phi tập trung (OTC) thông qua hệ thống giao dịch tự động.
Sàn Nasdaq giúp các nhà môi giới mua vào và bán ra cổ phiếu không phải trao đổi trực tiếp với nhau mà thông qua đại lý.
Đây là nơi được hầu hết các công ty ưa chuộng và mong muốn được niêm yết trên sàn vì lý do đây là sàn giao dịch lớn đồng thời phí niêm yết tại sàn Nasdaq thấp hơn nhiều so với các sàn giao dịch khác (mức tối đa 150.000 USD).
Hiện nay đã có đến 4.000 công ty đã được niêm yết trên sàn Nasdaq với hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp. Trong đó hầu không thể không kể đến những khách hàng về công nghệ mà sàn Nasdaq đã góp phần để được như hiện nay là Facebook, Intel hay Apple.
2. Điều kiện niêm yết trên sàn Nasdaq
Các công ty để được niêm yết trên sàn Nasdaq cần đạt được những yêu cầu nhất định mà sàn Nasdaq đưa ra. Các yêu cầu này dựa trên các tiêu chí về tổng tài sản, giá trị thị trường, lợi nhuận trước thuế, doanh thu, dòng tiền.
2.1 Yêu cầu niêm yết chung
Các công ty khi tiến hành niêm yết trên sàn Nasdaq cần có ít nhất là 1.250.000 cổ phiếu tự do giao dịch. Mức giá niêm yết ban đầu khi lên sàn phải từ 5 USD/ cổ phiếu.
Đồng thời, mỗi cổ phiếu đưa ra phải có từ 3 nhà sáng lập thị trường trở lên đứng ra tự giao dịch một hay một số loại hàng hóa, tài chính nhất định.
Để duy trì tính thanh khoản của tài sản tài chính, trên sàn Nasdaq này các nhà sáng lập thị trường sẽ tự định ra mức giá cả chiều mua vào và bán ra đồng thời kiếm lời từ mức chênh lệch và biến động về giá của các loại tài sản mà họ đang kinh doanh và niêm yết trên sàn.
2.2 3 mức độ tiêu chuẩn niêm yết
Sàn Nasdaq sẽ niêm yết những công ty đạt được các tiêu chuẩn mà họ đặt ra. Bên cạnh việc đáp ứng được yêu cầu chung thì mỗi doanh nghiệp phải đạt được ít nhất một trong ba tiêu chuẩn sau.
Tiêu chuẩn niêm yết thứ nhất:
Đối với điều kiện này, trong 3 năm liền kề gần nhất thì tổng lợi nhuận chưa khấu trừ thuế phải đạt tối thiểu là 11 triệu USD. Tuy nhiên tiêu chuẩn này trên sàn Nasdaq đã có một vài thay đổi để các công ty có thể đáp ứng được nhiều hơn đó là không có năm nào trong 3 năm chịu lỗ và trong 2 năm liền kề gần nhất đạt tối thiểu 2,2 triệu USD.
Tiêu chuẩn niêm yết thứ hai:
Để đáp ứng điều kiện niêm yết này trên sàn Nasdaq doanh thu trong năm tài chính liền kề phải đạt ít nhất 110 triệu USD và giá trị thị trường trong năm gần nhất phải đạt tối thiểu 550 triệu USD. Đồng thời trong vòng 3 năm gần nhất, công ty phải có tổng dòng tiền ít nhất đạt 27,5 triệu USD và trong các năm đó không có năm nào dòng tiền bị âm.
Tiêu chuẩn niêm yết thứ ba:
Nếu doanh thu năm tài chính liền trước đạt tối thiểu 90 triệu USD và giá trị thị trường trong năm gần nhất đạt ít nhất 850 triệu USD thì công ty không cần phải đáp ứng thêm các yêu cầu của sàn Nasdaq về dòng tiền như ở yêu cầu niêm yết thứ hai.
Khi cổ phiếu đã được niêm yết lên sàn, các doanh nghiệp phải duy trì được các yêu cầu cần có như trên để tiếp tục được giao dịch trên sàn Nasdaq.
Cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết nếu không thỏa mãn được các điều kiện niêm yết mà sàn đã đưa ra. Thông thường các cổ phiếu này bị hủy là do giá trị thị trường và giá cổ phiếu của doanh nghiệp bị giảm xuống dưới mức tối thiểu của các yêu cầu niêm yết.
Đối với các công ty nhỏ thì có thể giao dịch trên sàn dành riêng mà sàn Nasdaq đưa ra đó là Nasdaq Small Caps Market khi không đáp ứng được những yêu cầu trên của sàn.
3. Chỉ số Nasdaq
Như ở sàn giao dịch chứng khoán NYSE có bộ chỉ số Dow Jones thì ở sàn Nasdaq cũng có bộ chỉ số Nasdaq.
Đây là một bộ chỉ số chứng khoán đại điện cho các công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq. Bên cạnh hai chỉ số Nasdaq Composite và Nasdaq 100 là quan trọng và được nhiều các trader quan tâm nhất thì còn có các chỉ số đo lường khác như Nasdaq Biotechnology Index hay Nasdaq Financial 100 cũng là các chỉ số mà người khá quan tâm khi phân tích thị trường.
3.1 Chỉ số Nasdaq Composite (Nasdaq tổng hợp)
Đối với sàn Nasdaq thì chỉ số này mang tính tổng hợp nhất về sàn. Chỉ số Nasdaq Composite cũng được đề cập đến nhiều bên cạnh các chỉ số Dow Jones và S&P 500 trong các bài phân tích thị trường.
Trong chỉ số này trên sàn Nasdaq thì có hơn một nửa các công ty là thuộc các lĩnh vực như công nghệ, sức khỏe hay hàng tiêu dùng…
Chỉ số Nasdaq được công bố sau khi đã tính toán trong một phiên giao dịch ngày sau khi thị trường Hoa Kỳ đóng cửa. Chỉ số này được tính dựa trên tỷ trọng vốn hóa thị trường.
Các loại chứng khoán được sử dụng để tính giá trị của chỉ số này gồm có: ADR (Chứng chỉ tiền gửi Mỹ), REITs (Ủy thác đầu tư bất động sản), cổ phiếu thường và cổ phiếu theo dõi.
3.2 Chỉ số Nasdaq 100
Nếu chỉ số Nasdaq Composite được coi là chỉ số Nasdaq tổng hợp thì Nasdaq 100 được gọi là chỉ số Nasdaq phi tài chính. Nó đại điện cho 100 công ty hoạt động tích cực nhất và có giá trị vốn hóa cao nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq.
Các công ty trên sàn Nasdaq được lựa chọn trong top 100 này không chỉ phải có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất như trên mà còn phải đạt được một số tiêu chí: được niêm yết chỉ trên mỗi sàn Nasdaq, thời điểm niêm yết tối thiểu hai năm (có thể là một năm nếu thỏa mãn một số tiêu chí về vốn hóa thị trường), hoạt động tích cực và không có các nguy cơ thất bại dẫn đến phá sản trong tương lai.
Bộ chỉ số Nasdaq cho thấy được tình trạng của nền kinh tế Mỹ do đó nên cân nhắc đầu tư vào chỉ số này nếu kỳ vọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
Bên cạnh đó, một trong những giải pháp ngăn ngừa rủi ro hiệu quả là đầu tư vào chỉ số này (đặc biệt là Nasdaq 100).
Kết luận:
Bài viết là tóm tắt sơ lược thông tin về sàn Nasdaq, những yêu cầu để một doanh nghiệp có thể được niêm yết trên sàn cũng như các chỉ số liên quan để bạn đọc có cái nhìn khách quan về sàn và các hình thức giao dịch trên sàn. Từ đó có thể phần nào đưa ra được quyết định rằng các bạn có nên thử sức để dấn thân vào thị trường này hay là không.
Tổng hợp: toptradingforex.com