Phản ứng ADR là gì? Áp dụng ADR vào phân tích đầu tư

Chỉ báo ADR là một công cụ hiệu quả giúp NĐT đánh giá được sức mạnh của mộ xu hướng giảm hay tăng đang diễn ra của một loại tài sản trên thị trường. Tuy nhiên, ADR không phải là một công cụ để xác định xu hướng hay tính toán sự đổi chiếu. Chỉ báo được ứng dụng vào những trường hợp giúp xác định những thời điểm ra vào lệnh một cách hợp lý nhất để tối ưu lợi nhuận và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Hãy cùng tìm hiểu phản ứng ADR là gì trong đầu tư tài chính.

Công cụ phân tích ADR là gì?

Phản ứng ADR là gì? Đây là một trong những phương pháp giúp xác định mức độ giao động của thị trường tài chính nói chung. Trader dựa vào kết quả của phản ứng ADR để xác định được tình trạng của thị trường đang diễn biến tiêu cực hay tích cực dựa vào kết quả mà nó thể hiện.

Phân tích phản ứng ADR là gì?
Phân tích phản ứng ADR là gì?

ADR hoạt động theo nhiều khung thời gian cụ thể trong một ngày hoặc cũng có thể lớn hơn theo tuần, tháng hoặc quý. Ngoài ra, NĐT có thể thực hiện tùy chỉnh những khung thời gian phù hợp với chiến lược riêng.

Quá trình phân tích diễn biến của thị trường sẽ giúp NĐT đưa ra được những quyết định về việc có giao dịch hay bán những loại chứng khoán hay không nhằm mang lại lợi nhuận tốt nhất cho bản thân. ADR mang lại kết quả tốt nhất trong quá trình giao dịch cổ phiếu khi được kết hợp với những công cụ đánh giá thị trường khác.

ADR khi được tính toán nhờ vào việc so sánh khối lượng cổ phiếu tăng với lượng cổ phiếu đang có giá trị giảm tại một thời điểm với nhau từ đó đánh giá được mức độ biến động của thị trường. NĐT dựa vào kết quả này để xác định ra xu hướng mà thị trường sắp diễn ra. Vì thế mà nó mang lại rất nhiều điểm hữu ích cho quá trình giao dịch của NĐT. ADR mang tới những dữ liệu quan trọng khi tiến hành phân tích những công ty có quy mô nhỏ, hoặc mới vừa thành lập trên thị trường hiện tại có đang phát triển hay không. Ngoài ra, ADR còn mang tới một tín hiệu đầu tư để đánh giá xem lệnh giao dịch có mang lại kết quả tích cực cho trader hay không.

Chiến thuật đầu tư khi sử dụng ADR

ADR có thể được ứng dụng theo nhiều cách để mang lại những lợi ích khác nhau. Chỉ báo ADR được sử dụng để đánh giá tình hình thị trường đang mua bán như thế nào, một cổ phiếu hiện tại có đang bị bán quá mức hay không. Một kết quả cho thấy ADR với giá trị lớn hơn 2 có nghĩa cổ phiếu hiện tại đang được thị trường mua quá nhiều khiến cho giá trị của nó đang tăng cao và có thể khiến giá giảm trong thời gian tới. Trader có thể tận dụng thời điểm này để bán và chốt lời khoản đầu tư của mình.

Áp dụng chiến thuật đầu tư khi sử dụng ADR.
Áp dụng chiến thuật đầu tư khi sử dụng ADR.

Ngược lại, khi kết quả của ADR cho ra giá trị thấp có nghĩa cổ phiếu của doanh nghiệp hiện tại đang bị bán đi quá nhiều làm cho giá trị của chúng đang thấp hơn, lượng cổ phiếu trong thị trường đang tăng cao. Vì vậy trader có thể tiến hành mua vào để nhằm thu về lợi nhuận khi thị trường giao động cân bằng hoặc đổi hướng.

Ngoài việc đánh giá ADR một cách đơn thuần trong quá trình phân tích. Trader còn có thể tận dụng những công cụ khác trên thị trường nhằm để phối hợp và đưa ra được nhận định có độ chính xác cao hơn về mức quá mua hay quá bán đang diễn ra trên thị trường tài chính.

Nhìn chung lại thì loại chỉ báo này có thể được sử dụng để xác định một cách hiệu quả tình hình của thị trường hiện đang diễn ra như thế nào. Dựa vào ADR trader có thể đưa ra phương pháp giao dịch một cách hiệu quả nhất. ADR không chỉ sử dụng hiệu quả trong thị trường đầu tư chứng khoán mà còn có thể áp dụng vào đầu tư ngoại hối, tiền ảo.

Google search engine