Sàn giao dịch chứng khoán Sacombank và các cập nhật mới

Ngân hàng Sacombank sẽ bán ra toàn bộ số lượng cổ phần có được ở Sàn giao dịch chứng khoán Sacombank ở ngưỡng giá từ 11.000 – 12.000VNĐ/CP để đưa nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh. Vậy hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến sàn ra sao. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về sàn SBS và về việc rút vốn của ngân hàng Sacombank.

1. Sàn chứng khoán Sacombank là gì?

Đây là một trong số các công ty môi giới đã không ngừng ứng dụng nhiều ứng dụng mới ở các hoạt động môi giới chứng khoán, dẫn đầu trong việc nới rộng phạm vi vận hành ở các nước như Lào, Campuchia, Singapore,… đây là một cái tên không thể thiếu trong các sàn giao dịch ở Việt Nam.

Giới thiệu về sàn giao dịch chứng khoán Sacombank
Giới thiệu về sàn giao dịch chứng khoán Sacombank

2. Sàn giao dịch chứng khoán của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín không còn vốn của Sacombank:

Vậy thì mặc dù vẫn còn giữ tên là sàn giao dịch chứng khoán SBS hay Sài Gòn Thương Tín tuy nhiên Sacombank đã thoái lui hoàn toàn vốn khỏi doanh nghiệp này.

Hành động này được thực hiện ở tình hình mà giá của cổ phiếu SBS gia tăng 130% từ đầu năm và đến cuối tháng 7 chạm mức giá 12.700/ cổ phiếu

Ngày trước thì sàn là công ty con của ngân hàng Sacombank. Nhưng sau khi thay đổi nhân sự lớn ở cổ đông thì Sacombank không còn là công ty mẹ của sàn nữa và ngân hàng này bán ra nhanh chóng cổ phiếu ở SBS để giữ tỷ lệ sở hữu.

Mãi cho đến đầu năm 2010 thì Sacombank đang tiến hành việc bán ra cổ phiếu SBS đầu tiên và giảm đi tỷ lệ sở hữu của ngân hàng này chỉ còn 64,9%.

Về sau thì Sacombank đã lần lượt tiến hành những đợt bán ra kế tiếp ở khoảng thời gian cuối năm 2010 và đầu năm 2011 cùng nhiều giai đoạn khác, liên tục giảm tỷ lệ cổ phiếu mà công ty đang nắm giữ ở trên sàn chỉ còn 10,21% quy đổi ra khoảng 13,87 triệu cổ phiếu.

Một nguồn tin đến từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cho hay rằng Sacombank đã bán ra khoảng hơn 1,5 triệu cổ phiếu chỉ trong ngày 22/7, vậy thì với khoảng 12,37 triệu cổ phiếu còn lại ngân hàng này có thể có đến hơn 157 tỷ VNĐ.

Sacombank rút vốn khỏi sàn giao dịch chứng khoán Sacombank
Sacombank rút vốn khỏi sàn giao dịch chứng khoán Sacombank

Vào ngày 27/7 thì ngân hàng Sacombank cũng đã bán ra được tất cả là hơn 81,5 triệu số cổ phiếu quỹ, đổi ra khoảng 4,33% tỷ lệ vốn điều lệ dựa vào cách thức khớp lệnh cùng thỏa thuận cổ phiếu lẻ, có được hơn 2.438 tỷ VNĐ và thặng dư của ngân hàng sẽ là 1.684 tỷ VNĐ.

Thành viên Hội đồng Quản trị và cũng là tổng giám đốc ngân hàng Sacombank bà Nguyễn Đức Thạch Diễm công bố việc với giải quyết toàn bộ số cổ phiếu quỹ thì Sacombank đã hoàn tất một trong số các mục tiêu của việc tái cơ cấu, hỗ trợ gia tăng tính thanh khoản và sự hiệu quả trong việc dùng vốn và thay đổi thông số an toàn cho các ngân hàng.

Sacombank còn cho biết thêm là ngân hàng đang cố gắng nhằm hoàn thiện những mục tiêu mà dự án tái cơ cấu đề ra để có đủ điều kiện nhằm được đồng ý chia cổ tức cho cổ đông.

Trước đó nữa thì ông Dương Công Minh, chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng cho biết rằng Sacombank đang xin cơ chế nhằm giao dịch khoảng 32,5% vốn được quản lý bởi công ty Quản lý tài sản những tổ chức tín dụng và bán lại cho nhà đầu tư ở mức giá trừ 33 nghìn đến 34 nghìn 1 cổ phiếu.

3. Giới hạn nào cho sàn giao dịch chứng khoán Sacombank khi ngân hàng thoái toàn bộ vốn?

Cổ phiếu ở lĩnh vực đầu tư chứng khoán đang có những kỳ vọng là tiếp tục hình thành nên sóng lớn trên thị trường bất kể dịch Covid. Ở tình hình mà lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đang ở ngưỡng khá nhỏ thì đợt vốn đầu tư chứng khoán từ những nhà đầu tư mới chỉ có hơn 1 triệu tài khoản trong khoảng 10 tháng đầu 2021, lớn hơn toàn bộ số tài khoản trong 4 năm cộng lại và đó cũng là yếu tố làm cho thị trường có nhiều kỷ lục hơn.

Dựa vào báo cáo chiến lược đến từ chứng khoán Mirae Asset thì ở năm 2021, các hoạt động kinh doanh của những chương trình đầu tư diễn ra khá thuận lợi và hoàn tất những cột mốc chỉ tiêu phát triển. Những CTCK hình thành nên mục tiêu phát triển dựa vào tính thanh khoản trung bình của thị trường là mức 15 nghìn tỷ cho 1 ngày. Nhưng tính thanh khoản ở năm 2021 đã cao hơn ngưỡng này khi mà trung bình quý 3 năm 2021 là 21.565/ phiên, gia tăng 44% so với kỳ vọng.

Cho đến tháng 11 năm 2021 thì tính thanh khoản tiếp tục tạo nhiều bức phá hình thành nên chỉ lúc mới và chỉ trong khoảng 3 tuần của tháng 11 thì giá trị đầu tư trung bình ở 2 sàn niêm yết chạm mốc hơn 37 nghìn tỷ cho 1 phiên, lớn hơn 60% với trung bình 10 tháng đầu năm 2021 và cao gấp 2,5 lần số thanh khoản kỳ vọng.

Lĩnh vực đầu tư chứng khoán chứng kiến nhiều sự phát triển từ quy mô phát triển ở thị trường và cổ phiếu của sàn giao dịch chứng khoán Sacombank cũng đi theo xu thế này tuy là kết quả kinh doanh không có quá nhiều dấu ấn như những CTCK ở top đầu. Tính đến quý 9 năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2021 thì môi giới được xem là lĩnh vực có kết quả kinh doanh cao của SBS. Trong số này thì doanh số của mảng môi giới tính trong quý 3 và 9 tháng đầu năm thu về lần lượt là 53 tỷ và 89 tỷ VNĐ, cai khoảng 2,7 lần và 2,9 lần ở năm 2020.

Tình hình sàn giao dịch SBS sau khi Sacombank thoái lui vốn
Tình hình sàn giao dịch SBS sau khi Sacombank thoái lui vốn

Sau 9 tháng hoạt động thì doanh số vận hành của doanh nghiệp đã có khoảng hơn 153 tỷ VNĐ, cao khoảng 2,65 lần so với cùng kỳ, qua lĩnh vực môi giới phát triển mạnh hỗ trợ cho SBS từ việc lỗ 4 tỷ sang lãi ròng 5 tỷ VNĐ.

Năm 2021 thi SBS đã đưa ra doanh số kế hoạch trong khoảng từ 100 đến 120 tỷ. Mức lợi nhuận từ những hoạt động kinh doanh giao động từ 6 đến 8 tỷ. Kế hoạch lợi nhuận này cao khoảng 5-7 lần so với năm 2020.

Vậy thì so với mục tiêu năm 2021 thì SBS đã hoàn thành 97% mục tiêu chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm.

Nhưng một rắc rối lớn của SBS đó là việc tái cơ cấu hoạt động vì tình trạng lỗ lũy kế còn đó kể từ năm 2021 đổ về trước. Cho đến cuối quý 3 thì chứng khoán của sàn SBS đang phải chịu khoản lỗ lũy kế đâu đó hơn 1300 tỷ bắt nguồn từ mức lỗ lớn của năm 2011. Đã trôi qua hơn 10 năm mà sàn chưa có cách để xử lý tận gốc khoản lỗ này tuy là đến hết năm 2021 thì kết quả hoạt động kinh doanh có sự phát triển đi theo đà tăng trưởng của thị trường, tuy nhiên với ngưỡng lãi 9 tháng đầu năm 2021 chỉ có khoảng 5 tỷ đồng thì việc xóa đi lỗ lũy kế đang là một vấn đề dài hạn.

Đến cuối tháng 7 năm 2021 thì ngân hàng Sacombank đã đưa ra thông báo thoái lui toàn bộ số vốn của SBS nhẳm tiến hành việc tái cơ cấu số tiền đầu tư không hiệu quả và tăng doanh số. Thực tiễn thì qua nhiều năm khi chú trọng việc tái cơ cấu sau sát nhập, ngân hàng này hạn chế góp vốn cho mảng chứng khoán, điều này thể hiện việc hợp tác chưa có sự hiệu quả đến từ SBS và Sacombank.

Lời kết

Và đó là những thông tin về sàn giao dịch chứng khoán Sacombank và việc rút vốn của ngân hàng mà nhà đầu tư cần quan tâm. Đây là những tin tức về tài chính mà nhà đầu tư nên quan tâm để cập nhật tình hình và có sự ứng biến thích hợp.

Google search engine