Phí thường niên là gì? Điểm khác nhau so với phí duy trì

Phí thường niên là một trong những loại phí cơ bản nhất mà bạn bắt buộc phải trả để duy trì tài khoản của mình tại bất kỳ ngân hàng nào. Vậy bạn đã hiểu rõ loại phí này cũng như điểm khác biệt của nó giữa các loại thẻ chưa? Hãy đọc tiếp bài viết sau đây nhé!

1. Phí thường niên là gì?

Phí thường niên là loại phí bắt buộc để duy trì hoạt động của bất kỳ dịch vụ tài chính nào mà bạn đăng ký sử dụng với ngân hàng. Loại phí này được thu hằng năm, mỗi năm thu một lần. Thông thường thì những tài khoản thanh toán được mở kèm với thẻ sẽ là những khách hàng chính sử dụng các dịch vụ phải đóng loại phí này.

Phí hằng năm là phí gì?
Phí hằng năm là phí gì?

Vì vậy nếu bạn chỉ mở duy nhất tài khoản ngân hàng à không dùng bất kỳ dịch vụ thẻ nào thì sẽ không phải đóng phí thường niên. Tính từ ngày bắt đầu mở ký hợp đồng mở tài khoản cứ tròn năm ngân hàng sẽ thu phí thường niên một lần. 

2. Mức phí thường niên của các ngân hàng

Tùy thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng mà mức phí này cũng sẽ khác nhau cho 3 loại dịch vụ thẻ thông dụng là thẻ ghi nợ nội địa (ATM), thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ debit mang các thương hiệu như Visa, MasterCard, American Express, …), thẻ tín dụng (thẻ credit). Chẳng hạn như:

– Với thẻ ghi nợ nội địa (ATM), mức phí này sẽ giao động trong khoảng từ 50 ngàn đồng tới 100 ngàn đồng 1 năm.

– Với thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ debit mang các thương hiệu như Visa, MasterCard, American Express, …), mức phí này sẽ dao động trong khoảng từ 100 ngàn đồng tới 500 ngàn đồng.

– Với thẻ tín dụng (thẻ credit), mức phí này sẽ dao động trong khoảng từ vài trăm ngàn đồng cho đến cả vài triệu đồng tùy thuộc vào hạn mức của thẻ tín dụng mà ngân hàng cấp cho bạn.

Các mức phí theo từng ngân hàng
Các mức phí theo từng ngân hàng

Ngoài ra, mức phí thường niên cũng còn phụ thuộc vào nhóm ngân hàng bạn chọn. Hiện nay các ngân hàng trên thị trường được chia thành 3 nhóm chính là: nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần trực thuộc nhà nước, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần của tư nhân và các ngân hàng quốc tế có trụ sở tại Việt Nam.

– Với nhóm những ngân hàng thương mại cổ phần mà trực thuộc nhà nước thì định mức lãi suất cũng như các loại phí như phí giao dịch, phí quy đổi ngoại tệ, … thường sẽ thấp nhất thị trường, kể cả phí thường niên. Ví dụ như với loại phí này của thẻ tín dụng phát hành bởi ngân hàng Vietinbank chỉ mất khoảng 75 ngàn đồng. Mức này có thể nói là thấp nhất thị trường. Hoặc Vietcombank chỉ thu khoản duy trì cơ bản mỗi năm là 100 ngàn đồng.

– Với các ngân hàng thuộc nhóm thương mại cổ phần tư nhân cũng sẽ có mức phí thường niên khá hợp lý mà dịch vụ lại cũng rất tốt như các ngân hàng PVcomBank, LienVietPostBank, ngân hàng SHB, … Chẳng hạn như với loại phí này, ngân hàng LienVietPostBank chỉ thu khoảng 150 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng với các loại thẻ tiêu chuẩn của hãng. Còn tại ngân hàng SHB thì sẽ thu mức phí này dao động trong khoảng từ 250 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng mỗi năm. Đặc biệt ngân hàng PVcomBank còn ưu đãi hơn khi miễn phí cho khách hàng sử dụng thẻ trong năm đầu tiên, từ năm thứ hai trở đi mới bắt đầu thu phí dao động từ 300 ngàn đồng tới 900 ngàn đồng tùy theo loại thẻ.

Về cơ bản thì mức phí của các loại thẻ cơ bản được phát hành tại các ngân hàng thuộc nhóm thương mại cổ phần tư nhân này sẽ dao động từ 150 ngàn đống tới 300 ngàn đồng cho mỗi năm. Mức phí cao hơn sẽ được áp dụng tùy thuộc vào loại thẻ cao cấp hơn với nhiều dịch vụ tiện ích được tích hợp hơn, đi kèm với những chính sách ưu đãi khác để khuyến khích người dùng sử dụng. 

– Cao nhất trên thị trường là phí duy trì thẻ thường niên của các ngân hàng quốc tế có trụ sở chi nhánh đặt tại Việt Nam như các ngân hàng ANZ, Citibank, Shinhan Bank, HSBC, Standard Chartered, … Đặc điểm của các ngân hàng này là về độ an toàn, dịch vụ chất lượng cao nhưng đổi lại người dùng phải chi trả phí dịch vụ cao hơn. Không chỉ riêng gì phí thường niên mà còn cả các loại phí khác như phí phát hành thẻ, phí phạt thanh toán chậm đối với thẻ tín dụng (thẻ credit), …

Mức phí mỗi năm người dùng thẻ phải đóng do ngân hàng HSBC và ngân hàng Shinhanbank quy định là 350 ngàn đồng cho các loại thẻ tín dụng cơ bản, các dòng thẻ tích hợp nhiều dịch vụ cao cấp và hạn mức rộng hơn thì phí sẽ dao động trong khoảng 1,1 triệu động tới 1,5 triệu đồng. Còn mức phí cao nhất là tại ngân hàng Standard Chartered khi thu mỗi năm từ 1 triệu đồng cho đến tận 2 triệu động.

Lưu ý thêm là mức lãi suất tiền gửi và tiền vay cũng sẽ cao hơn các ngân hàng nội địa trong nước. Đồng thời khi mở thẻ tại các ngân hàng này thì chủ thẻ sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi từ các nhãn hàng kích cầu mua sắm, nhiều chương trình ưu đãi và chương trình lãi suất trả góp hấp dẫn, …

3. Cách để giảm bớt phí thường niên

Cách để tiết kiệm phí hằng năm
Cách để tiết kiệm phí hằng năm

3.1. Chọn loại thẻ được tích điểm thưởng

Hiện nay để khuyến khích người dân có thói quen dùng thẻ tín dụng nhiều hơn, nhiều ngân hàng đã triển khai các loại thẻ có chương trình tích điểm thưởng khi chi tiêu để đổi lấy quyền lời giảm hoặc miễn luôn phí thường niên nếu bạn đủ điều kiện. Nếu bạn quan tâm để loại thẻ này, hãy liên hệ với một số ngân hàng có chương trình khuyến mãi này như thẻ HSBCm, TPBank, …

3.2. Chọn ngân hàng áp dụng chương trình khuyến mãi về phí

Cũng tương tự như cách trên, khi mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng hay thậm chỉ là các loại thẻ khác, bạn hãy tham khảo các ngân hàng có chương trình khuyến mãi về các loại phí. Thông dụng nhất hiện nay tôi thấy đa số ngân hàng đã có chương trình miễn phí thường niên trong vòng 1 đến 2 năm đầu cho khách hàng trải nghiệm tùy chính sách của mỗi ngân hàng.

3.3. Thương lượng với ngân hàng

Có thể bạn chưa biết rằng phí ngân hàng không phải là 1 quy định bắt buộc không thể thay đổi. Thực tế thì các dịch vụ là sản phẩm của ngành ngân hàng, thì các loại phí lại chính là sự thương thảo giữa bên mua (khách hàng) và bên bán (ngân hàng). Vì vậy phí thường niên chắc chắn là có thể được thay đổi tùy thuộc vào ngân hàng. Nếu bạn là khách VIP của ngân hàng, hoặc có tiền gửi tiết kiệm nhiều, tiềm lực tài chính mạnh và điểm tín dụng cao thì đừng ngần ngại gì mà không đàm phán trực tiếp với bên phí ngân hàng để được giảm bớt các loại phí.

Để tìm hiểu thêm về trường hợp đặc biệt này bạn hãy tìm đọc thông tin quy định các cấp bậc thành viên của ngân hàng để biết để làm VIP thì phải cần những điều kiện gì nhé.

3.4. Hãy cố gắng tận dụng cơ hội từ các chương trình khuyến mãi

Hiện nay để thu hút được ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình hơn, cũng như là khuyến khích phổ biến các dịch vụ ngân hàng trong người dân, đặc biệt là sử dụng thẻ tín dụng, nhiều ngân hàng thường xuyên tung ra các gói ưu đãi cho khách hàng của mình. Có những lúc lên tới 70% phí mở thẻ, vì vậy nếu bạn muốn đăng ký thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng thì hãy tranh thủ vào các dịp trên để tiết kiệm cho mình một cách tối đa nhé.

4. Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về phí thường niên cũng như so sánh phí giữa các nhóm ngân hàng với nhau. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đổi với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi trang web của chúng tôi!

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine