Hiện nay ngày càng có nhiều “địa chỉ” để chúng ta đầu tư: tiền điện tử, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản. Trong đó quỹ ETF được tạo ra để các nhà đầu tư cùng góp vốn. Mỗi nhà đầu tư sẽ có chứng chỉ ETF có chứng năng khẳng định như một quỹ đầu tư và cũng được giao dịch như cổ phiếu thông thường.
1. Quỹ ETF là gì?
Quỹ ETF là quỹ đầu tư với danh mục hoán đổi mô phỏng tỷ suất sinh lợi của một loại tài sản nào đó như vàng bạc, cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu. Đây là loại hình đầu tư thụ động, bạn bỏ tiền vào để đầu tư và giá cả tùy vào thị trường quyết định.
Quỹ ETF có đặc điểm của cả quỹ đầu tư và nhà đầu tư cổ phiếu thông thường. Điều hấp dẫn của quỹ này là bạn bỏ ra ít tiền nhưng có thể đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu. Vì bạn góp vốn để đầu tư chung với người khác nên tiền sẽ rải đều các cổ phiếu trong danh mục có sẵn. Do vậy rủi ro cũng thấp hơn.
Khi góp vốn vào quỹ bạn sẽ được cấp chứng chỉ ETF. Chứng chỉ này là cái để xác minh bạn tham gia vào và là một phần của quỹ.
2. Lịch sử hình thành ETF
Quỹ ETF được hình thành năm 1993 tại Hoa Kỳ. Người đặt nền móng để xây dựng quỹ là ông Harry Markowitz- một tiến sĩ kinh tế học tài giỏi. Với ý tưởng tạo ra một quỹ đầu tư được niêm yết, ông đã miệt mài làm việc để cho ra sản phẩm mình mong muốn.
Ông muốn trong danh mục sẽ là những chỉ số chứng khoán nổi tiếng và uy tín nhất để không phải đắn đo khi đầu tư. Quỹ ETF lớn nhất thế giới là iShares. Năm 1996, iShares đã đăng tải danh mục ETF với các chỉ số chứng khoán lớn toàn cầu.
Trong đó có hơn 300 chỉ số chứng khoán cho các nhà đầu tư thỏa mái lựa chọn. Tại quỹ này các trader nhỏ lẻ cũng được đầu tư vì chỉ cần góp số vốn nhỏ. Sau đó nhu cầu đầu tư của mọi người ngày càng cao, năm 2004 họ đã cho ra đời quỹ ETF vàng và quỹ ETF cho hàng hóa.
Mỗi ngày trên hệ thống có rất nhiều giao dịch lên đến con số 3 tỷ USD/ ngày. Và số công ty lập quỹ ETF ngày càng nhiều khiến các trader do dự không biết lựa chọn đơn đơn vị nào. Cùng theo dõi tiếp bài viết để có cho mình sự lựa chọn hoàn hảo nhất nhé.
3. Các quỹ ETF ở Việt Nam
Như đã nói ở trên, ở Việt Nam có nhiều quỹ dạng này, dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu một số công ty nổi tiếng và ưu điểm mà mỗi công ty đem lại cho các trader.
3.1 Quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF
Công ty được ra đời năm 2009 với số vốn 14 USD. Đến năm 2011, con số đó đã lên đến gần 350 triệu USD. Số liệu này đã minh chứng cho tốc độ tăng trưởng của quỹ ETF.
Tại đây có 26 mã chứng khoán được các nhà quản lý chọn lọc cẩn thận dựa vào những tiêu chí khác nhau mà họ cho rằng sẽ có lợi nhuận khi đầu tư. Đặc biệt các mã cổ phiếu nằm trong danh sách đều có mức đầu tư nước ngoài từ 5% trở lên. Nếu không đạt tiêu chí này sẽ bị loại khỏi danh mục.
Các nhà quản lý sẽ công bố điều chỉnh danh mục vào ngày thứ 6 tuần thứ 2 của tháng cuối quý. Sang tuần thứ 3 sẽ thực hiện điều chỉnh danh mục theo các phản hồi của nhà đầu tư và sự đánh giá của nhà quản lý quỹ ETF.
3.2 Quỹ iShare MSCI Frontier 100 ETF
Quỹ được thành lập năm 2007 bởi công ty MSCi. Có tới 147 mã cổ phiếu xuất hiện trong danh mục quỹ ETF của đơn vị này. Nên các trader sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Tính đến nửa năm 2021, tài sản ròng của họ đã đạt hơn 366 triệu USD.
Hiện nay đã có gần 20 triệu chứng chỉ quỹ ETF được MSCi cấp tương đương với số nhà đầu tư vào danh mục của Ishare MSCi Frontier 100 ETF. Tuần cuối của tháng 2,5, 8 và 11 là lúc họ công bố danh mục. Các điều chỉnh vừa và lớn diễn ra vào tháng 5 và 11 hằng năm
3.3 VFMVN30
Đây là quỹ ETF đầu tiên của nước ta, hoạt động với mức vốn ban đầu là 50 tỷ đồng. Đến đầu năm 2021, con số này lên đến 6.000 tỷ đồng.
Các mã cổ phiếu của quỹ rất nhiều nhưng luôn đảm bảo dưới 95%. Số lượng giao dịch của quỹ ETF VFMVN30 luôn dẫn đầu thị trường với con số lên đến 270.000 cổ phiếu chỉ trong vòng 1 tháng. Các hoạt động công bố cũng như điều chỉnh danh mục diễn ra vào thứ 2 tuần cuối cùng tháng 1 và 7.
3.4 Quỹ SSIAM
Được thành lập bởi ngân hàng giám sát Trung ương và công ty chứng khoán Việt Nam, quỹ SSIAM ETF có tiềm năng phát triển rất lớn. Họ cung cấp 10 danh mục đầu tư cổ phiếu, đạt 25% vốn hóa thị trường nước ta.
Cứ 3 tháng quỹ này sẽ có công bố và điều chỉnh. Thời gian không được nói trước mà được báo cụ thể trên diễn đàn sàn chứng khoán và tới nhà đầu tư vào quỹ.
4. Đánh giá quỹ ETF
4.1 Ưu điểm
Quỹ ETF mô phỏng nhiều loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, vàng bạc, hàng hóa nên bạn có thể giao dịch nhiều loại mà chỉ cần dùng trên một nền tảng. Như vậy sẽ tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn.
Mức phí thấp hơn các sàn giao dịch. Vì bạn không cần mất tiền tạo tài khoản hay phí rút tiền. Khi thực hiện giao dịch thì vẫn mất một ít tiền nhưng không đáng kể.
Giá luôn được cập nhật thường xuyên nên bạn không phải tốn thời gian để tính như khi tự mở tài khoản giao dịch. Điều này rất hợp với những ai muốn đầu tư chứng khoán nhưng không có nhiều thời gian để tính toán, phân tích thị trường.
Đầu tư vào quỹ ETF sẽ có mức rủi ro thấp. Lý do vì bạn đã chia tiền vào nhiều loại cổ phiếu trong danh mục, chứ không tập trung đầu tư vào một loại cổ phiếu duy nhất. Đồng thời tiền thuế tại quỹ của ít hơn nhiều.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện giao dịch vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Đối với quỹ ETF bạn thực hiện lệnh và giao dịch trước khi thị trường đóng cửa, còn ETFs thì có thể diễn ra ngay cả khi thị trường đã đóng cửa.
4.2 Hạn chế
Vì bạn đầu tư cùng lúc vào nhiều cổ phiếu nên mức lời cũng không nhiều. Có thể lãi ở cổ phiếu A nhưng lỗ ở cổ phiếu B. Thành ra bạn không có mức lợi nhuận chênh lệch lớn. Đôi khi còn xảy ra tình trạng không sát giá với giá thật của tài sản do làm việc của bên quỹ ETF.
Khi bạn thực hiện bán chứng chỉ ETF thì tiền sẽ về sau 2 ngày. Đồng nghĩa với việc bạn ngừng giao dịch trong 2 ngày đó. Dù được giảm nhiều khoản phí nhưng bạn vẫn trả phí duy trì. Đây là mức phí để quỹ hoạt động và thực hiện các tính toán cho bạn.
Có quá nhiều chỉ số cổ phiếu để bạn chọn vì thế dẫn đến tình trạng hoang mang. Vì các đơn vị ngày càng làm dài danh mục này. Bên cạnh đó khi thị trường biến động bạn cũng rơi vào bị động khó kiểm soát hơn khi tự đầu tư một cách chủ động.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu quỹ ETF là gì và những quỹ ETF uy tín tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế để bạn nhìn nhận và quyết định có tham gia vào danh mục đầu tư bị động này không. Chúc các bạn theo dõi bài viết này sẽ thành công nhé!
Tổng hợp: toptradingforex.com