Với sự thay đổi ngày càng nhanh của nền kinh tế thế giới theo hướng số hóa, những hình thức kinh doanh online và thương mại điện tự trong thời gian qua đã đạt được một bước tăng trưởng vượt trội. Những điều này khiến cho toàn bộ nền kinh tế phải có một sự thay đổi nhanh chóng và thích nghi tốt với thị trường tiêu dùng. Chính vì sự thay đổi nhanh chóng đó mà Omni Channel đã được ra đời. Mặc dụ hiện tại Omni Channel đang được sử dụng trong một vài những doanh nghiệp. Thế nhưng chưa hẳn mọi người đều biết đến khái niệm Omni Channel là gì?
Omni channel là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì Omni Channel chính là mô hình hoạt động kinh doanh đa kênh trên nền tảng internet. Theo đó, các công ty có thể nhanh chóng tiếp cận các đối tượng khách hàng của mình nhờ vào việc sử dụng một lúc nhiều kênh bán hàng khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố thống nhất và động bộ trong quá trình vận hành. Omni Channel mang lại được một sự thống nhất dành cho khách hàng khi thực hiện mua sắm trên đa dạng các nền tảng. Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ vào kết quả kinh doanh tốt từ việc tận dụng được nhiều thị trường khác nhau.
Những yếu tố tạo nên một mô hình Omnichannel
Bán hàng đa kênh
Để triển khai được Omni Channel, người thực hiện cần phải có được một sự đồng bộ trong mẫu mã, giá cả, thông tin, cách thức… ở những kênh kinh doanh mà mình đã xây dựng. Đây là sự đồng bộ giữa những hình thức mua sắm online cùng với những loại cửa hàng truyền thống trước đây cho tới những phương tiện mạng xã hội được sử dụng phục vụ nhu cầu kinh doanh, các loại hình thương mại điện tử.
Tuy nhiên, thực hiện bán hàng đa kênh không phải là một việc làm dễ. Cần phải tổng hợp và lựa chọn những thông tin phù hợp với cách quản lý của mô hình. Trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế khi quan sát nhiều mô hình Omni Channel hoạt động trên thị trường thì 4 loại mô hình bán hàng mang lại hiệu quả tốt nhất được các doanh nghiệp lớn thực hiện đó là: các cửa hàng truyền thống, kênh bán hàng thông qua trang web, đại lý hoặc cộng tác viên, các trang mạng xã hội.
Tiếp thị đa điểm
Song song với việc bán hàng đa kênh đó là quá trình tiếp thị đa điểm của doanh nghiệp nhằm tiếp cận được số lượng khách hàng lớn nhất, những thị trường, địa điểm khách hàng dễ tiếp nhận thông tin và tiếp xúc với sản phẩm từ đó nâng cao độ phủ thương hiệu của doanh nghiệp. Quá trình để một người xa lạ trở thành khách hàng của doanh nghiệp là một quá trình rất dài. Chính vì vậy tận dụng toàn bộ những cách thức tiếp thị sẽ giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra với quy mô rộng hơn từ đó mang lại được hiệu quả lớn hơn.
Quản lý tập trung
Yếu tố cuối cùng trong mô hình Omni Channel đó là khả năng quản lý mô hình. Bạn đã có đầy đủ những yếu tố như nhiều kênh bán hàng, đa dạng trong hàng hóa kinh doanh, có chiến lược tốt trong vấn đề quảng bá. Điều cuối cùng để bạn có thể thực hiện tốt được toàn bộ quá trình này chính là khả năng quản lý số lượng thông tin lớn. Nếu không nắm bắt được cách quản lý hiệu quả sẽ dễ xảy ra tình trạng mất kiểm soát, rời rạc, quá tải. Đây là lúc mà người quản lý cần một hệ thống giúp bạn thực hiện điều này.
Một bên thứ 3 cung cấp những công cụ quản lý hiệu quả sẽ là một lựa chọn tốt để hỗ trợ quá trình kinh doanh của bạn. Điều này sẽ giúp người dùng nâng cao hiệu suất lên rất nhiều nhờ vào khả năng tiết kiệm nhân lực của phần mềm quản lý. Trong trường hợp không sử dụng phần mềm, người quản lý sẽ phải đối mặt với khối lượng công việc lớn và vấn đề nhân sự sẽ phát sinh, khó giải quyết.