Trong quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, việc áp dụng các mô hình xác lập mục tiêu, định hướng và chương trình hành động tương ứng với mục tiêu đã đề ra là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong bài viết sau đây, cùng tìm hiểu về mô hình OGSM và BSC và có những phân tích, so sánh giữa OGSM và BSC. Đừng bỏ lỡ!
1. Mô hình OGSM và BSC là gì?
Trước khi đi sâu phân tích sự giống và khác nhau về hai mô hình OGSM và BSC thì chúng ta cần làm rõ khái niệm của chúng, cụ thể là:
1.1 Mô hình OGSM là gì?
OGSM là tên của mô hình quản trị mục tiêu từ định hướng đến hành động thực tiễn. OGSM là từ viết tắt của các từ như:
- Objectives: Mục tiêu chính
- Goals: Đích nhắm tới
- Strategies: Chiến lược
- Measurements: Đo lường
Có thể nói, để biến chiến lược trên trang giấy thành kết quả có thể “mắt thấy, tay sờ” thì doanh nghiệp cần có kế hoạch hành động phù hợp. Và OGSM chính là mô hình giúp nhà đầu tư thực hiện được mục đích đó.
Ưu điểm của mô hình OGSM chính là nó có thể linh hoạt phân thành nhiều tầng lớp khác nhau, từ lớn đến nhỏ. Nói chính xác hơn là OGSM vạch ra các kế hoạch từ tổng quan đến chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng lên chiến lược hành động trong từng giai đoạn cụ thể.
1.2 Mô hình BSC là gì?
Cũng tương tự như mô hình OGSM, BSC cũng là mô hình lên chiến lược kinh doanh được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, BSC có những đặc điểm khác biệt sau:
BSC có tên gọi khác là thẻ điểm cân bằng. Mô hình BSC giúp doanh nghiệp quản trị chiến lược thông qua 4 yếu tố khác nhau như: Tài chính, khách hàng, quy trình và nguồn nhân lực. Mục tiêu của mô hình BSC là đi đến sự cân bằng của 4 yếu tố trên. Hiệu quả tài chính, sự hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, quy trình phù hợp với chiến lược và nguồn nhân lực chất lượng có khả năng thực thi chiến lược đã đặt ra.
2. Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mô hình OGSM và BSC là gì?
Cùng là một dạng mô hình quản trị chiến lược nhưng cả OGSM và BSC lại có những điểm giống và khác nhau nhất định. Cùng đưa ra những phân tích, so sánh sau:
2.1 Giống nhau
Điểm giống nhau cơ bản nhất của hai mô hình này là chúng đều có vai trò quản trị chiến lược cho doanh nghiệp như: đưa ra chiến lược, lên kế hoạch hành động tương ứng với chiến lược, đánh giá kết quả và có những điều chỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Cả hai mô hình đều có tính lượng hóa và khả năng kết nối ấn tượng. Nghĩa là, OGSM và BSC đưa ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn khác nhau và có kế hoạch hành động tương ứng với các mục tiêu nói trên. Nó liên kết những tầm nhìn, hành động nhằm mục đích hướng đến kết quả cuối cùng.
Đặc biệt hơn, cả hai mô hình đều thiết lập những tiêu chí riêng và có mục đích hoàn thành từng tiêu chí nhất định. Nhờ đó mà cả quá trình thực hiện mô hình luôn có sự liên kết chặt chẽ, nhất quán và có kết quả cao.
2.2 Khác nhau
OGSM là mô hình quản trị mục tiêu thiết lập 4 tiêu chí là: Mục tiêu chính, Đích nhắm tới, Chiến lược, Đo lường. Còn BSC lại tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản là: tài chính, khách hàng, quy trình và con người.
Mỗi mô hình có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Tùy theo điều kiện của từng doanh nghiệp mà lựa chọn mô hình quản trị sao cho phù hợp.
Tại Việt Nam, so với OGSM thì mô hình BSC phổ biến hơn cả. Tuy vậy, cần cân nhắc giữa các mô hình quản lý mục tiêu với những yếu tố khác để có quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những thông tin về mô hình OGSM và BSC. Hy vọng qua bài biết, các doanh nghiệp có thể lựa chọn được mô hình quản trị mục tiêu phù hợp với công ty của mình. Chúc bạn thành công!