Thị trường, lĩnh vực đầu tư tài chính không phải là một thị trường dễ “nhằn”. Bởi đây là mảnh đất màu mỡ nhưng cũng rất nhiều cạm bẫy. Nó không dành cho những ai chỉ tìm hiểu qua loa, bỏ qua các thuật ngữ chuyên ngành hay các công cụ để phân tích thị trường. Tài sản không lưu động hay Non-current assets sẽ thông tin tiếp theo mà chúng tôi muốn gửi đến trong bài viết này. Khái niệm, các loại tài sản Non-current assets cũng như vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.Non-current assets là gì?
Non-current assets hay còn gọi là tài sản không lưu động, là một khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Đây là loại tài sản, đầu tư dài hạn của một tổ chức, công ty mà toàn bộ giá trị sẽ không được thực hiện trong năm kế toán.
Tài sản cố định cũng được gọi là một loại tài sản dài hạn được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và các loại tài sản dài hạn khác. Đặc điểm chung của những loại này là vốn đầu tư lớn, có thời gian sử dụng lâu dài và có nhiều hình thức thể hiện khác nhau.
Alt: Non-current assets)
2.Các loại tài sản Non-current assets
Có một chi tiết cần phải phân biệt rõ đó là không phải tất cả các loại tài sản cố định đều là tài sản dài hạn và ngược lại. Có những loại tài sản dài hạn nhưng nó không cố định.
Dựa theo quy định của từng quốc gia, đặc điểm của các loại tài sản này có thể khác nhau, như thời gian thu hồi vốn hay giá trị của loại tài sản đó. Các nước sẽ quy định dựa trên tiêu chuẩn, tình hình thực tế của thị trường và nền kinh tế của nước mình.
Tài sản Non-current assets của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay có thể chia thành ba loại như sau: Tài sản cố định (bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ cho thuê tài chính), bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn và các loại tài sản dở dang dài hạn, tài sản dài hạn khác.
2.1 Tài sản cố định hữu hình
Nước ta quy định, tài sản cố định hữu hình cũng là một loại Non-current assets. Nó là các loại tài sản có hình thái vật chất cụ thể. Giá trị nguyên của loại tài sản này là từ 30.000.000đ trở lên.
Đặc điểm nhận biết của loại tài sản này là sẽ bị hao mòn trong quá trình sử dụng. Nó có thể tham gia vào các hoạt động trong nhiều chu kỳ của doanh nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng chỉ bị hao mòn chứ không làm mất đi hình thái vật chất ban đầu của chúng. Ví dụ như nhà xưởng, máy móc sản xuất, thiết bị, phương tiện vận chuyển, v.v.
Alt: Non-current assets)
2.2 Tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình mặc dù không thể hiện hình thái vật chất cụ thể, nhưng nó cũng có những đóng góp và có giá trị tài sản nhất định. Thời gian sử dụng loại tài sản này cũng không phải thấp. Nó phải đáp ứng và thỏa mãn được các điều kiện về tài sản cố định hữu hình mà nhà nước đã quy định. Một số loại Tài sản cố định vô hình điển hình như: bản quyền tác giả, bằng sáng chế, bằng phát sinh, v.v. Đây cũng được coi là một loại tài sản có giá trị cao.
2.3 Tài sản cố định thuê tài chính
Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của các đơn vị cho thuê tài chính. Trong quá trình sử dụng loại tài sản này, doanh nghiệp đi thuê phải tiến hành trích khấu hao cho bên cho thuê.
Nếu muốn, doanh nghiệp vẫn có thể thuê tiếp hoặc mua lại khi đã hết thời hạn. Tuy nhiên, nó phải đáp ứng được điều kiện thỏa thuận của cả hai bên chứ không đơn thuần là mua thông thường.
3.Tầm quan trọng của Non-current assets đối với các doanh nghiệp hiện nay
Mỗi một loại tài sản đều có giá trị và ý nghĩa riêng đối với doanh nghiệp. Công ty quy mô càng lớn thì Non-current assets càng quan trọng và mức độ ảnh hưởng của nó càng lớn. Từ việc vận hành, cải tiến, đánh giá trình trạng doanh nghiệp như thế nào đều có sự liên quan đến Non-current assets.
Chúng đáp ứng được thời gian sử dụng lâu dài, từ đó giúp cho doanh nghiệp có điều kiện để hồi phục và thu hồi lại vốn.
3.1 Thể hiện tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp
Non-current assets thể hiện tiềm lực của doanh nghiệp là một điều không cần bàn cãi. Một doanh nghiệp được đầu tư về cơ sở vật chất tốt, máy móc thiết bị hiện đại, môi trường làm việc trong lành, tiện nghi thì chắc chắn không thể nào có quy mô nhỏ hay tiềm lực kinh tế yếu được. Bởi không phải ai cũng dám chấp nhận đi vay mượn quá nhiều để đầu tư vào các loại tài sản này. Chỉ có những doanh nghiệp lớn, tiềm lực kinh tế mạnh mới có khả năng đầu tư lớn như vậy. Đó là lý do vì sao lại nói tài sản dài hạn chính là thước đo phản ánh sự phát triển và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn vào những điều đó thôi, nhà đầu tư cũng có thể phán đoán mức độ hoạt động của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không.
3.2 Non-current assets ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
Không chỉ là ảnh hưởng đơn giản mà là ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có hiệu quả cao không thể nào sử dụng các loại máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, v.v.
Muốn hoạt động hiệu quả, ổn định các chu kỳ kinh doanh thì buộc các đơn vị, tổ chức này phải quản lý thật tốt tài sản cố định dài hạn của mình.
3.3 Non-current assets giúp định giá doanh nghiệp
Các chuyên gia tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư, cho vay vốn sẽ dựa vào các loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá, định giá tài sản và phân tích các loại báo cáo tài chính.
Việc này có lợi cho cả hai bên, doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Trong khi nhà đầu tư biết được chính xác sự phát triển, tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp đang ở đâu để có các bước, kế hoạch đầu tư cụ thể thì ngược lại, doanh nghiệp lại có thể chứng minh được năng lực của mình. Đồng thời dựa vào đây để thu hút nguồn đầu tư và nguồn vốn từ bên ngoài vào.
3.4 Công ty có đang tăng trưởng hay không
Có nhiều hình thức để đánh giá một doanh nghiệp có đang hoạt động tốt hay không. Đôi khi báo cáo về các dòng tiền âm không hẳn đã là hoạt động thua lỗ như trước đó. Thay vì đó, có thể doanh nghiệp đang đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định dài hạn. Như vậy thì việc tiền âm là điều dễ hiểu. Thêm vào đó, nó cũng chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang phát triển liên tục. Bởi chỉ có phát triển, tăng trưởng liên tục thì mới có nguồn tiền, nguồn vốn để đầu tư vào tài sản dài hạn.
Việc đánh giá và phân tích tình hình sử dụng tài sản là một việc cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Nó sẽ thể hiện được phần nào tiềm lực kinh tế, tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chu kỳ kinh doanh trước đó hay hiện tại. Các hoạt động đầu tư trong tương lai cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển cũng như tương lai của doanh nghiệp.
Tổng kết
Non-current assets là gì đã được chúng tôi giải thích trong bài viết. Một khái niệm quan trọng trong ngành kinh tế, tài chính. Với những ai đang có ý định đầu tư thì tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành là việc không thể bỏ qua. Hi vọng, bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về Non-current assets.