Marketplace là gì? Làm thế nào để khai thác hiệu quả?

Trong thời gian gần đây, marketplace trở thành một cụm từ nổi tiếng trên các diễn đàn mua sắm lớn tại thị trường Việt Nam. Vậy định nghĩa đúng nhất về marketplace là gì? Làm thế nào để có thể dễ dàng thích nghi với hình thức kinh doanh này? Cùng tham khảo thông tin từ bài tổng hợp dưới đây để đưa ra những đánh giá chính xác nhất về xu hướng hiện nay của marketplace

1. Định nghĩa chung về marketplace là gì?

Marketplace hay còn gọi là Online Marketplace, được xem là một mô hình thương mại điện tử trung gian, nhằm kết nối cả người mua và người bán thông qua hệ thống quản lý của sàn giao dịch online. Tại đây người mua người bán cùng truy cập 1 website để trao đổi, buôn bán.

Định nghĩa cơ bản về sàn marketplace
Định nghĩa cơ bản về sàn marketplace

2. Nguyên lý hoạt động của thị trường online là gì?

Vậy bản chất thật sự của marketplace là gì? Một cách dễ hiểu, marketplace cũng có cấu trúc và hình thức hoạt động như một khu chợ truyền thống, nhưng được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật số. Marketplace cũng là nơi cho phép xúc tiến nhiều hoạt động như giới thiệu, khuyến mãi, trưng bày hoặc mua bán sản phẩm, nhằm phát huy hiệu quả tối đa của hình thức mua sắm online. Ngoài ra, marketplace còn được gọi là “chợ ảo” – địa chỉ mà cả bên mua hoặc bên bán đều truy cập cùng một website để hoàn thành đơn hàng và xác nhận thanh toán. 

3. Phân loại cụ thể cho marketplace

Việc phân loại cho marketplace được thực hiện dựa trên nhiều yếu tố và đặc điểm khác nhau, bao gồm hai hình thức phổ biến nhất là theo đối tác kinh doanh và sản phẩm.

3.1 Phân loại dựa trên tính chất sản phẩm

Sau khi hiểu được khái niệm phân loại của marketplace là gì, mọi người có thể dựa vào kiến thức này để tiến hành sắp xếp theo yêu cầu dạng sản phẩm, cụ thể là:

Marketplace dọc

Marketplace dọc là loại thị trường cung cấp tất cả những sản phẩm cùng loại, có tính chất giống nhau đến từ các nhà cung cấp khác nhau. Thế nên, sẽ luôn luôn tồn tại sự chênh lệch về chất lượng sử dụng dịch vụ đối với từng thời điểm khác nhau. 

Marketplace ngang

Khác với hình thức mô hình dọc, marketplace ngang là cấu trúc thị trường phân phối nhiều sản phẩm khác nhau, cùng chung một nhóm ngành và phục vụ nhu cầu tương tư nhau. Chúng có thể thuộc các lĩnh vực như dịch vụ du lịch, đặt vé máy bay, cho thuê xe, book phòng khách sạn,….

Nhà đầu tư có thể dễ dàng bắt gặp hình thức marketplace ngang được ứng dụng phổ biến trên hệ thống Traveloka hoặc Shopee Food, hai nền tảng mua sắm hàng đầu Việt Nam hiện nay. Người tiêu dùng sẽ hoàn toàn chủ động và linh hoạt trong việc chọn lựa gói hàng hóa, dịch vụ cũng như sử dụng các cách thức đặt hàng khác nhau cho mỗi loại sản phẩm. Điều này có thể đem lại lợi ích trải nghiệm cực tốt, giúp thu hút được nhiều giao dịch hơn được thực hiện trên sàn marketplace. 

Marketplace hỗn hợp (Cấu trúc thị trường mix)

Nhìn chung marketplace mix được xem là sàn thương mại điện tử đa dạng nhất, bao gồm nhiều sản phẩm đến từ tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống hằng ngày. Thế nên, sàn marketplace hỗn hợp đang ghi nhận sự tăng vọt về số lượng lượt truy cập trong thời gian gần đây. 

Mô hình cơ bản của marketplace
Mô hình cơ bản của marketplace

Minh họa rõ nhất cho xu hướng marketplace hỗn hợp chính là ứng dụng mua hàng của Shopee. Cụ thể là, hệ thống dữ liệu và cấp quyền quản lý hoạt động dựa trên mô hình Inventory và phương thức marketplace. Điều này có nghĩa là, mọi cá nhân, hay doanh nghiệp đều có thể tự đăng ký và mua bán trên sàn Shopee với nhiều loại hàng hóa khác nhau như là: đồ điện tử, quần áo, mỹ phẩm, thức ăn, nước uống,… Tuy nhiên, quá trình kiểm soát chất lượng cho từng nhóm sản phẩm thường gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy, tại Việt Nam, bên cạnh Shopee chỉ tồn tại số ít nền tảng marketplace khác đáp ứng được khả năng này như là Tiki, Lazada hay Sendo. 

3.2 Phân loại marketplace theo đối tác kinh doanh

Dựa vào đối tác kinh doanh, cách thức cơ bản phân loại marketplace là gì? Nói một cách đơn giản, nhà đầu tư sẽ dựa trên đặc điểm của khách hàng cuối cùng mà lựa chọn sàn marketplace cho phù hợp. Hiện tại, thị trường thương mại điện tử đang phân chia thành hai dạng cơ bản, bao gồm: B2C marketplace và C2C marketplace.

Mô hình B2C marketplace là gì?

B2C marketplace là mô hình liên kết các doanh nghiệp, hoặc các đơn vị phân phối chính hãng đến từ nhiều thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Cách nhận dạng chính xác nhất về B2C marketplace chính là các danh mục Mall, nơi cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín từ nhiều công ty, tập đoàn và doanh nghiệp lớn. 

Nếu các doanh nghiệp muốn hoàn thiện hệ thống giao dịch trên Mall thì phải cung cấp đủ giấy tờ, chứng từ liên quan đến thủ tục cấp phép được pháp luật công nhận và bảo hộ. Vì vậy, hầu hết danh sách hàng hóa tại Mall thường có lượt truy cập, đánh giá tốt hơn cũng như mang lại nguồn doanh thu khả quan hơn cho các công ty. 

Mô hình C2C marketplace là gì?

Cấu trúc C2C marketplace được được đánh giá là đơn giản và dễ hiểu nhất trong hệ thống của thương mại điện tử. Cụ thể là, tất cả các cá nhân, hộ kinh doanh sẽ được kết nối trực tiếp với người tiêu dùng thông quan sàn giao dịch, mà không cần phải đáp ứng quá nhiều yêu cầu liên quan đến pháp luật . Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào quá trình trao đổi trên hệ thống C2C marketplace. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, nhóm đối tượng này thường sẽ không chi quá nhiều chi phí cho marketing hoặc chưa có nhiều kênh phân phối rộng rãi để xúc tiến hoạt động bán hàng. 

4. Ưu điểm của bán hàng trên marketplace là gì?

Với sự phát triển của công nghệ 4.0, các nhà đầu tư không thể phủ nhận được tầm quan trọng và sức hút của Marketplace đối với bài toán kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay, xu hướng này ngày càng được mở rộng đáng kể. Thế nên, nếu biết tận dụng lợi thế của marketplace, doanh số bán hàng có thể gia tăng rất nhanh. 

marketplace
Ảnh hưởng của công nghệ đến xu hướng marketplace toàn cầu

4.1 Tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo, truyền thông

  • Chi phí quản lý: Để hoàn thiện quá trình kinh doanh tại một cửa hàng, mọi doanh nghiệp cần phải chi trả khoản tiền lớn cho cá hạng mục như phí thuê nhân công, tiền thuê mặt bằng,… Trong khi đó, hình thức giao dịch trên marketplace sẽ hạn chế tối vấn đề này, và được diễn ra dưới sự kiểm soát trực tiếp đến từ hệ thống máy chủ. 
  • Chi phí marketing: Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ không cần phải dành quá nhiều ngân sách doanh nghiệp cho hoạt động chạy quảng cáo hoặc mua tên miền dữ liệu… Sở dĩ, khi tiếp cận với marketplace, mọi người hoàn toàn có thể xử lý quá trình này trên các nền tảng miễn phí khác. 

4.2 Quy mô tiếp cận rộng hơn

Khi mở rộng phân khúc khách hàng, vai trò của marketplace là gì? Với khả năng khai thác lợi ích của marketplace, nhiều doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng mới trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể hoàn toàn giữ liên lạc với người mua hàng thông qua sự hỗ trợ của hệ thống box chat online. 

Bài viết trên đây giải thích cụ thể khái niệm marketplace là gì, cùng với việc giới thiệu đến người đọc một số mô hình phân loại liên quan, được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến cách thức giao dịch trên marketplace, hãy truy cập nhanh chóng vào địa chỉ website https://toptradingforex.com/. Hy vọng mọi hoạt động kinh doanh của mọi người trên sàn marketplace đều có thể ghi nhận được nhiều thành tựu đáng kể về uy tín cũng như lợi nhuận. 

Google search engine