Onecoin – Chiêu trò đa cấp và khi niềm tin đặt sai chỗ

Onecoin là loại tiền điện tử hoạt động theo mô hình kim tự tháp – mô hình kinh doanh đa cấp do Offshore OneCoin Ltd (Dubai) và OneLife Network Ltd (Belize) mà đứng đầu là Bulgarian Ruja Ignatova tạo ra và quảng bá như là một loại tiền có nền tảng Blockchain riêng biệt. 

Onecoin thực sự trở thành ác mộng của các nhà đầu tư vào năm 2017 với sự mất tích của Ruja Ignatova cùng khoảng tiền đầu tư khổng lồ. Cùng tìm hiểu về vụ siêu lừa đảo này nhé!

1. Onecoin là gì?

Onecoin xuất hiện tại Châu Âu vào tháng 1 năm 2015, với lời khẳng định từ nhà sáng lập là Ignatova rằng đây sẽ là loại tiền số mạnh nhất thế giới, thậm chí sẽ soán ngôi loại coin đứng đầu trong giới tiền ảo như Bitcoin.

Dùng uy tín của một Tiến sĩ, một người tư vấn chiếc lược cho Bitcoin, Ignatova đã khiến cho giới đầu tư tiền ảo bị Onecoin thu hút mạnh mẽ và có lòng tin đây là kênh đầu tư online hấp dẫn mới và hứa hẹn đem lại thu nhập khủng. 

Với điểm mạnh là phát hành tại Châu Âu nơi hình thức thanh toán online chiếm đa số và tận dụng việc quảng bá hình ảnh lãnh đạo và công ty chủ quản uy tín, Onecoin được tuyên truyền là đồng tiền có mạng lưới phát triển rộng khắp thế giới. Onecoin có hơn 3,000,000 khách hàng và hoạt động cũng dưới hình thức đào coin như các loại điện tử phổ biến khác.

Onecoin - Chiêu trò đa cấp và khi niềm tin đặt sai chỗ
Onecoin-mô hình lừa đảo đa cấp tiền điện tử

2. Onecoin đã hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của Onecoin dù được tuyên truyền là có cơ chế hoạt động giống với Bitcoin, nhưng thực tế cho thấy nó không có cơ chế giới hạn số lượng coin nhất định, đồng tiền này hoàn toàn có thể phát hành bao nhiêu tùy thích. Bản chất là Onecoin đang bị chính công ty chủ quản làm giá, tạo sự khan hiếm giả để kích thích nhà đầu tư bỏ nhiều tiền đầu tư vào hơn. 

2.1 Onecoin vận hành ra sao?

Người tham gia Onecoin sẽ phải bỏ ra mức phí đăng ký là 30EUR và được quảng bá là lệ phí đăng ký các khoá học trực tuyến. Học phí các khoá học này được niêm yết là 130EUR, 530EUR, 1030EUR… và tăng dần. Nhà đầu tư sau khi đăng ký các khoá học này sẽ được hoàn lại dưới dạng quy đổi thành one token. 

Giả sử ở thời điểm 1 one token bằng 0.1EUR thì nhà đầu tư phải bỏ 10EUR để sở hữu được 1 one token. Càng nhiều one token bạn càng sẽ có cơ hội đào được Onecoin. Nguyên tắc đặt ra là nhà đầu muốn có cơ hội sở hữu Onecoin thì sẽ cần có nhiều one token, muốn có nhiều one token thì buộc lòng phải đóng “tiền học” bằng tiền thật thật nhiều. 

2.2 Onecoin đã bẫy nhà đầu tư như thế nào?

Sự rêu rao về số lượng Onecoin có hạn cùng và khả năng tăng giá siêu cấp trong những lời mời chào quảng bá lúc lên sàn đã thu hút nhiều nhà đầu tư với niềm tin vào loại tiền siêu lợi nhuận với lãi suất có thể lên đến vài ngàn phần trăm. Càng nhiều người tham gia, Onecoin càng được thổi giá lên cao khiến càng nhiều người muốn có hơn, bỏ tiền vào nhiều hơn, sập bẫy càng nhiều hơn.  

Hơn nữa, công ty chủ quản lại giới thiệu rằng việc đào Onecoin không cần để nhà đầu tư nhọc lòng mà công ty sẽ có hệ thống máy đào riêng dựa trên thuật toán để hỗ trợ. Việc thoát khỏi những điểm yếu của Bitcoin khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng Onecoin thực sự là kênh đầu an toàn, toàn diện và sẽ trở thành đồng tiền điện tử thịnh hành nhất. 

3. Bản chất của Onecoin là gì?

Có thể dễ dàng nhận thấy Onecoin có cách thức hoạt động như một mô hình đa cấp và kim tự tháp. Đây là bẫy lừa đảo điển hình khi buộc nhà đầu tư phải bỏ ra càng nhiều tiền ban đầu để thu lại cơ hội sở hữu càng nhiều Onecoin, một đồng tiền không có nội tại thực sự, ko có giá trị thật mà chỉ sự trên sự thao túng của công ty chủ quản. 

Ngoài ra, Onecoin còn áp dụng hình thức chi trả hoa hồng bằng one token khi nhà đầu tư giới thiệu và thuyết phục được nhiều người khác mua Onecoin. Đây là mô hình mà tiền của người đến sau sẽ được dùng để trả cho người đến trước và thực chất đa phần là vào túi Ignatova và đồng bọn.

4. Vì sao Onecoin lại rủi ro như vậy?

Hoạt động theo phương thức mập mờ cùng những lời quảng bá về số lượng người dùng khủng nhưng tất cả chỉ trên thông cáo, không hề đi kèm bất cứ giấy tờ hay sổ cái chứng minh đã phần nào dự báo cái kết không mấy tốt đẹp của Onecoin. Sự phát triển nhanh chóng của Onecoin đã đi kèm với hàng loạt khuyến cáo về lừa đảo của các giới trách địa phương và các phương tiện truyền thông, nhưng rất nhiều nhà đầu tư đã bỏ ngoài tai và nhảy vào lĩnh vực đầu tư đầy rủi ro này. 

Onecoin - Chiêu trò đa cấp và khi niềm tin đặt sai chỗ
Cơ chế xoay vòng của Onecoin khiến nhà đầu tư không thu được giá trị thật

Một số đặc điểm khiến Onecoin trở thành vụ án siêu lừa trong giới tiền ảo, cụ thể như:

4.1 OneCoin không hề có blockchain thực sự như quảng bá

Nguyên nhân thực tế ở đây là những chiêu trò quảng cáo khiến nhà đầu tư thực sự tin rằng Onecoin có điểm tương đồng với Bitcoin là phát triển trên nền tảng Blockchain. Nhưng trái lại, chúng lại hoàn toàn khác biệt. Nền tảng Blockchain của Onecoin thực ra chỉ là lời dối trá, toàn bộ các mã nguồn, chi tiết kỹ thuật đều không được công khai phát hành qua Gihub, trái ngược hoàn toàn với công nghệ Blockchain mở. Việc sử dụng nền tảng Blockchain riêng, đóng hoàn toàn khiến uy tín hay tính minh bạch của Onecoin hoàn toàn là ẩn số. 

Với Blockchain mở, các thông tin giao dịch đều được công khai trừ thông tin cá nhân của nhà đầu tư mà mọi người có thể truy xuất được, ngoài ra các thông tin sẽ không được sửa chữa hay làm giả, tính an toàn cao.

Onecoin lại không hề cho phép làm điều này. Việc không công khai thông tin sẽ dẫn đến hệ quả là không ai có thể kiểm tra và quản lý được. Việc quản lý Onecoin theo cách mà không ai biết là cơ hội để làm giả thông tin, thao túng giá cả và khiến tính an toàn của nó không như lời đồn. 

Hoạt động khép kín và không có một sự kiểm chứng nào về độ an toàn, uy tín và năng lực thực sự. Onecoin đã vẽ nên giấc mơ về một loại tiền đem đến lợi suất siêu cao cùng những chương trình hoa hồng siêu khủng và khiến các nhà đầu tư không thể kìm lòng. 

4.2 Nhà sáng lập và những chiêu thức đánh bóng tên tuổi

Một trong những tác nhân chính của vụ siêu lừa này đến từ nhà sáng lập Bulgarian Ruja Ignatova và hai nhân vật khác là Sebastian Greenwood và Nigel Allan. Cho đến ngày Onecoin gây ra cuộc hỗn loạn trị giá hàng tỷ USD vào năm 2017, các nhà đầu tư mới được đến quá khứ của bộ ba siêu lừa này.

Sebastian Greenwood đã từng là thành viên của một tổ chức lừa đảo Ponzi có tên là Unaico tại Pakistan. Trong khi đó, Nigel Allan, với chức danh cựu chủ tịch của Onecoin cũng từng có quá khứ không thua kém khi tham gia vào mô hình lừa đảo Ponzi tương tự là Brilliant Carbon và Crypto888.

Đỉnh cao nhất và khiến nhiều nhà đầu tư vào đồng tiền này bất ngờ là quá khứ bất hảo và quá trình đánh bóng tên tuổi chuyên nghiệp của bà trùm Bulgarian Ruja Ignatova của đế chế Onecoin

Onecoin - Chiêu trò đa cấp và khi niềm tin đặt sai chỗ
Siêu lừa Ignatova và những hứa hẹn viển vông về Onecoin

Bulgarian Ruja Ignatova là ai?

Theo lời quảng bá thì đây là một tiến sĩ, luật sư người Bulgaria với hồ sơ là nhân viên của hãng luật danh tiếng McKinsey & Co và là có kinh nghiệm tham vấn cho Bitcoin. Ignatova đã tận dụng sự nhẹ dạ cả tin của nhà đầu tư để tạo ra mô hình Onecoin đồng thời quảng bá và tăng doanh số bán hàng bằng những buổi diễn thuyết đông nghẹt về Onecoin cùng những bìa quảng cáo trên hàng loạt tờ báo uy tín.

Nhưng Ignatova cũng là người có tiền án trong vụ lừa đảo tiền ảo Bigcoin, được coi là tiền thân của Onecoin sau này. Được biết đến với danh xưng Tiến sĩ Ruja hay Cryptoqueen cho đến khi bà ta bỏ trốn và mất tích với hàng tỷ USD của nhà đầu tư mà không lời giải thích và khiến hàng trăm ngàn nhà đầu tư mất trắng và chỉ còn lại những đồng Onecoin vô nghĩa. 

Onecoin thực sự là một bài học đắt giá về đầu tư tiền điện tử. Việc thiếu thận trọng trong cân nhắc quyết định đầu tư, tin vào những thông tin không chính thống của những kẻ lừa đảo, mơ những giấc mơ viển vông về việc sinh lời dễ dàng và nhanh chóng có thể khiến nhà đầu tư phải nếm trái đắng. Lợi suất đi kèm với sự an toàn và minh bạch mới là đầu tư lâu dài. Tham khảo thêm về đầu tư tiền ảo tại https://toptradingforex.com/ .

Google search engine